Nhân quả trong phim bạo lực

05:29 CH @ Thứ Tư - 09 Tháng Mười, 2019

Tôi thường rất thích xem phim “hành động” là loại phim thường có những hình ảnh bạo lực. Nhiều người cho rằng không nên xem phim có hình ảnh bạo lực vì dễ bị ảnh hưởng, nhất là khiến cho lúc ngủ sẽ có những cơn chiêm bao dữ dội và giấc ngủ sẽ không được êm ả. Điều này xem ra cũng đúng. Hình ảnh bạo lực rất dễ ảnh hưởng đến người xem, đặc biệt là đối với giới trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy mà trước khi trình chiếu một phim bạo lực, màn ảnh lúc nào cũng hiện ra câu cảnh báo người xem.

Riêng tôi, tôi không bị ảnh hưởng mấy, vì lúc xem bất cứ một phim truyện nào, đầu tiên tôi cũng luôn nghĩ rằng đây chỉ là chuyện phim. Dù nhà làm phim có dựa theo một câu chuyện thật, thì cũng vẫn có thêm thắt chút hư cấu và cường điệu mọi chi tiết để hấp dẫn người xem. Thứ nữa, phim bạo lực, tuy vậy, luôn luôn là một phim có tính cách giáo dục và làm cho người xem phân biệt được cái xấu và cái tốt, cái thiện và cái ác, và nhất là cái nhân quả báo ứng. Dĩ nhiên những phim tình cảm thì lúc nào cũng có thể làm cho người xem mủi lòng rung động theo diễn tiến tình cảm của câu chuyện, nhưng chỉ trong khi xem mà thôi. Chuyện tình thì đầu phim đến cuối phim cũng chỉ là chuyện tình, có hậu hoặc không có hậu, nhưng chuyện phim hành động thì nhất định là có một đoạn kết mà luôn luôn kẻ ác phải trả giá, để cho người xem phải suy nghĩ.


Cảnh chiến đấu trong phim Iron man

.
Cái lý do tôi thích phim hành động, là luôn luôn trong chuyện phim, những kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt, chịu quả báo vào cuối câu chuyện. Thường thì nhân vật ác trong chuyện phim phần lớn là những người giàu có, quyền lực, nhưng là những kẻ xấu xa, gian manh, đồi bại, độc ác, hiếp đáp, hại người lương thiện. Hoặc là những kẻ đội lốt một khuôn mặt đạo đức để dễ bề lừa đảo kẻ khác. Tôi cảm thấy thú vị và luôn luôn chờ đợi cuối phim để thấy cảnh những kẻ đó bị lột mặt nạ, chịu sự trừng phạt, dù bất cứ là ai, kể cả có khi là một vị tổng thống hoặc các quan chức cao cấp trong các phim Mỹ.

Người ta thường nói “nhân chi sơ tính bổn thiện”. Có lẽ cũng đúng, vì thực tâm không ai sinh ra bản chất đã là kẻ ác, mà chỉ vì hoàn cảnh xã hội đã biến đổi con người. Do cờ bạc, rượu chè, nghèo túng, bần cùng sinh đạo tặc, đạo tặc sinh sát nhân… Cứ lấy những nhà làm những cuốn phim bạo lực mà suy ra. Chưa có một cuốn phim hành động nào mà kẻ ác được nhởn nhơ sau những hành vi xấu xa độc ác. Điều đó chứng tỏ con người luôn luôn hướng thiện hoặc ít nhất là có lòng hướng thiện. Tuy nhiên, vì cuộc sống hàng ngày, hoàn cảnh thường làm con người đổi thay, ở với Thiện thì sẽ lây cái thiện, ở với Ác thì sẽ nhiễm cái ác. Có những cô gái bẩm sinh thấy một giọt máu đã có thể xâm xoàng, nhưng lúc đã là sinh viên, vào học y khoa, bắt buộc phải tiếp xúc với cơ thể con người, dần dần cầm con dao mổ, xẻ da thịt một cách dễ dàng. Có những anh học trò thư sinh ốm yếu trói gà không chặt, nhưng sau một thời gian sống trong quân ngũ, cũng có thể cầm súng bắn chết người một cách thản nhiên. Đó là lý do con người cần có một tôn giáo tốt để nương theo. Bạo lực không ở trong phim ảnh, mà ở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Cờ bạc, rượu chè, ma túy làm cho con người bị đẩy vào tội ác một cách dễ dàng.


Một cảnh đánh nhau trong phim Fast and Furious 8

.

Bây giờ những tin tức hàng ngày trên báo chí, có những tin tức làm cho người đọc không thể nào hình dung nổi như những chuyện giết nhau không có một lý do chính đáng nào. Giết người nguyên nhân chỉ vì chuyện dẫm phải chân nhau trong đám đông, chạy xe lấn đường nhau chút đỉnh hay chỉ sau vài lời qua tiếng lại không đâu trong một quán nhậu… Giết người cướp của thì đã đành, chứ giết người chỉ vì không hài lòng một cái nhìn của đối phương mà mình cho là cái nhìn “đểu” thì quả là thật phi lý. Không hiểu ảnh hưởng xã hội trên con người thế nào mà lại có những tình trạng tệ hại đến thế. Có thể là những con người đó thiếu một sự giáo dục gia đình tối thiểu, mất cả lòng tin vào cuộc sống, và nhất là không có một tinh thần tôn giáo nào trong cuộc sống hàng ngày. Đó là những con người chỉ nghĩ đến sự thỏa mãn dục tính và coi thường mạng sống không phải của kẻ khác mà là ngay cả chính mình. Giết người một lần được thì có thể lặp lại nhiều lần không chút đắn đo ngần ngại mãi cho đến khi bị báo ứng.

Thường những kẻ giết người, làm việc ác, trái với đạo đức, khi phải ra tòa, bị kết án nặng nề thì hầu hết đều ân hận vì những hành vi không kiểm soát được của mình lúc gây ra tội ác. Điều đó cũng có thể chứng tỏ phần nào con người vốn không ai muốn làm điều ác. Không có một người nào trước khi làm một điều ác mà lại có thì giờ nghĩ đến chuyện một quả báo có thể chờ đợi mình sau đó. Vậy thì tư duy về luật nhân quả phải được cấy vào trong từng con người, để sẵn sàng thức tỉnh lương tâm của họ. Nhiều người cho rằng con người không cần theo một tôn giáo nào cả, chỉ cần sống cho có ý nghĩa. Và người ta giải thích sống có ý nghĩa, có nghĩa là làm điều thiện và không làm điều ác, nghĩa là đừng làm những điều mà mình không muốn người ta làm với mình. Sống có ý nghĩa, có nghĩa là không làm điều ác đức hại người và phải tin vào nhân quả. Thực ra, đó chính là những lời dạy của đạo Phật, nhưng nếu nói là không cần nghe lời Phật dạy mà chỉ tự mình nghĩ ra như thế thì quả là không thực tế chút nào. Tôi không biết những tôn giáo khác dạy cho tín đồ những gì. Riêng Phật giáo, dạy cho con người làm thiện và không làm ác, từ bi hỷ xả. Có theo Phật giáo thì mới có thể hiểu và thấm nhuần được thuyết nhân quả của nhà Phật, còn bỗng dưng nghĩ ra chuyện nhân quả để mà tránh điều ác thì quá khó. Có lẽ tôn giáo nào cũng có chút mù quáng thì mới gọi là tôn giáo, vì tôn giáo nào phần nhiều cũng có một đấng giáo chủ đầy quyền năng ban phát ân huệ cho tín đồ. Bởi vậy đấng giáo chủ quyền năng có thể trừng phạt tín đồ nếu không theo lời dạy của vị đó, và vì có chút mù quáng, nên tín đồ mới tin tưởng tối đa vào quyền năng đó, và sợ bị trừng phạt. Phật tử đúng nghĩa thì không bị mù quáng. Người theo Phật giáo thì phải tự mình ý thức lời dạy của Đức Phật để đạt đến từ bi hỷ xả, nghĩa là làm thiện tránh ác mà thôi. Vì vậy, con người muốn làm những điều tốt thì dù sao cũng phải ở trong một môi trường tôn giáo để được hướng dẫn tu tập, nhắc nhở thường xuyên thì mới có thể ghi nhớ vào trong tâm mình dễ dàng hơn. Hậu quả của chuyện làm ác theo Phật giáo, chỉ bản thân người đó phải chịu chứ chẳng có ai trừng phạt hoặc tha thứ cho mình cả.


Cảnh chiến đấu chống lại cái ác trong phim Avengers

.

Người ta tránh xem phim bạo lực vì sợ bị ảnh hưởng bởi những hành vi bạo lực thường còn được cường điệu thêm cho hấp dẫn người xem. Tuy nhiên, phim bạo lực chính là những phương tiện để truyền bá thuyết nhân quả một cách hữu hiệu.

Thường ai cũng tự nhủ mình lái xe phải cẩn thận, không chạy nhanh để xảy ra tai nạn. Nhưng gặp lúc gấp chuyện thì ai cũng có thể quên mất sự cẩn thận ngay. Trong tất cả mọi trường hợp đều như thế, nghĩa là ai ai cũng biết đến cái gọi là nhân quả, nhưng nhập tâm để ghi nhớ trong lòng lại là chuyện khác. Bởi vậy, phải tu tập để tâm lúc nào cũng được sáng suốt, an lạc thì mới mong tránh được phần nào hậu quả do cái nhân không đúng của mình làm ra. Nếu không có một tôn giáo để nương theo, thì con người khó để có thể tự mình tu thân được. Có một ai đó soi đường cho mình, thường xuyên nhắc nhở mình, hướng dẫn mình thì mới mong có thể tạo thành thói quen tốt ngay cả trong tư duy.

Biết về nhân quả là một chuyện, nhưng biết để tránh những hành động sai trái có thể đem đến hậu quả cho mình là chuyện khác. Ai cũng biết bốn chữ “ngoại thân chi vật”, ai cũng biết đời là vô thường, nhưng khi mất mát vẫn không khỏi khổ đau. Có một tôn giáo để duy trì niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống đầy rẫy tội ác xấu xa là một điều cần thiết. Đối với tôi, xem phim hành động, bạo lực chỉ như một sự nhắc nhở thường xuyên đến lý thuyết nhân quả vậy. Trong cuộc sống thực, có những kẻ ác không phải trả giá và chính bản thân họ chưa chắc đã thấy rõ ràng cái hậu quả của những hành động sai trái của họ. Tuy nhiên khi làm phim, đạo diễn luôn luôn cho khán giả thấy cái hậu quả đó, không những vừa làm cho câu chuyện có ý nghĩa thêm, mà còn có mục đích răn dạy về đạo đức luân lý.

Thường, phim ảnh chỉ là những tác phẩm dựa theo thực tế đã xảy ra và dĩ nhiên là không thể tránh khỏi phần nào ảnh hưởng xấu cho những kẻ dễ bị ảnh hưởng phim ảnh, nhưng dù sao vẫn có cái lợi ích trong đó.

Tóm lại, bạo lực ngoài đời chỉ là bạo lực. Bạo lực trong phim ảnh là cái bạo lực dẫn đến cái hậu quả của nó làm cho người xem phải có suy nghĩ về luật nhân quả báo ứng vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năm Quy luật gốc và chứng ngộ Luật Nhân Quả

    14/06/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi viết bài này bởi trong tôi và Bạn bè có cuộc trao đổi : thực ra Luật Nhân Quả có thực không? Bởi vậy tôi muốn làm rõ thêm về nó cho những ai còn nghi ngờ!
  • Tiền và luật nhân quả

    09/04/2019Đoàn TuấnThiên hạ ai cũng nói đến tiền. Song có một kẻ không thích tiền. Hắn sợ tiền. Bởi học thuyết của hắn cho rằng, đồng tiền là thủ phạm chính gây nên mọi sự bất ổn trong xã hội. Hắn đã xây dựng một xã hội mà trong đó người dân tuyệt đối không được sử dụng đồng tiền. Và kết cục số phận của hắn và số phận xã hội đó thế nào, mọi người đều biết. Hắn chính là Pol Pốt với chế độ kỳ quái có tên gọi là “Campuchia dân chủ”.
  • Top 10 bộ phim truyền động lực cho bạn trong lúc khó khăn

    10/12/2018Nếu bạn gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống và quyết định nuông chiều bản thân 1, 2 ngày với thức ăn và phim ảnh, 10 cái tên bên trên có thể nằm trong danh sách những chọn lựa...
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet

    12/06/2018“Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz” là bộ phim tư liệu về cuộc đời của một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tự do thông tin: Aaron Swartz. Từ khi Swartz tham gia quá trình phát triển giao thức nền tảng RSS, và đồng sáng lập trang Reddit, dấu vết của Swartz có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet...
  • 16 phim đáng xem nhất

    04/02/2018Sơn LamĐàn ông thực thụ xem phim gì và tại sao? Phim ảnh có vẻ đang bị “đánh thuốc” estrogen. Có quá ít nam tính trong phim ảnh ngày này...
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Câu chuyện nhân quả tại đại học Stanford

    15/08/2016Đây là một câu chuyện có thật xảy ra vào năm 1892 tại trường Đại Học Stanford. Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
  • Nguyên mẫu trong phim ‘A Beautiful Mind’ qua đời do tai nạn ô tô

    25/05/2015Bảo Toàn (Theo Business Insider)Nhà toán học nổi tiếng 86 tuổi và vợ ông, bà Alicia 82 tuổi, đang đi taxi ngày thứ Bảy (ngày 23.5) thì bất ngờ gặp tai nạn. Cả hai ông bà đều được cho chết tại hiện trường...
  • Nhân Quả đường đời

    27/01/2015Nguyễn Tất ThịnhThuyết ‘Nhân Quả’ thực ra không xa lạ gì với thực tiễn quản trị ( bản thân, tổ chức hay xã tắc ) ! Nhân Quả không phụ thuộc vào ‘ý thích’ của một ai cả, vì đó là quy luật tuyệt đối ! Tuy nhiên chúng ta muốn diễn giải sao cho tích cực, trên hết và xuyên suốt phải tri kiến ‘trên thông Thiên Văn, giữa tường Địa Lý, giữa hiểu Con Người’ . Nhiều bạn hỏi tôi về Nhân Quả, tôi xin chia sẻ bằng vài câu thơ…
  • Nhân Tâm , Nhân Trí , Nhân Cảm… và Nhân Quả

    20/07/2014Nguyễn Tất ThịnhỞ những loạt bài trước tôi đã viết : Nhân Quả trong thế giới tự nhiên rất dễ nhận ra bởi SVHT chịu sự chi phối của các Quy luật Vật lý. Cũng thế với thế giới Sinh vật, chúng sống thuận đúng theo quy luật sinh tồn ( sinh sản, kiếm ăn, di cư…) tạo nên chu kỳ sinh tôn và tiến hóa của Loài. Trong bài này tôi viết tiếp Nhân Quả đời người...
  • Nói chuyện phim "Noah: Đại Hồng Thủy"

    03/04/2014Noah (Đại Hồng Thuỷ – 2014). Đạo diễn: Darren Aronofsky. Diễn viên: Russell Crowe, Jennifer Connelly, Emma Watson, Logan Lerman. Khởi chiếu từ 28/3/2014 tại Việt Nam...
  • Đôi điều luận về nhân quả- nghiệp báo

    02/04/2014Phật tử Diệu Thanh Đỗ Thị BìnhMặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên (Law of Nature). Đã là luật của tự nhiên thì ai cũng hiểu rằng không có một sức mạnh, hay ý chí nào can thiệp vào để bắt nó phải theo ý muốn của riêng mình cả. Nó sẽ vận hành theo đúng luật của nó, ai không biết hay cố tình không hiểu thì sẽ phải chịu tác động của luật, ví như một cái máy đang chạy mà một người cứ cho tay vào thì sẽ bị máy nghiền đứt, cho dù có kêu van xin xỏ cũng không được.
  • Nói thêm về Nhân Quả

    01/11/2013Nguyễn Tất ThịnhNhân Quả thiên về xây dựng Niềm Tin ! Nếu con người không tin vào Nhân Quả nữa thì Xã hội đã vô cùng tăm tối ! Để còn hy vọng vào sự công bằng tuyệt đối ở Luật Nhân Quả!
  • Chuyện tử tế – phim của đạo diễn Trần Văn Thủy

    10/02/2012Chừng nào vẫn còn những kẻ chỉ biết chăm sóc cho bộ da của mình, và vẫn còn những người với đôi chút lương tâm tồn tại trên trái đất, người ta vẫn sẽ còn nhắc đến Chuyện tử tế, dù là dưới dạng này, hay dạng khác, dù không đi kèm với cái tên Trần Văn Thủy...
  • Phim "Rừng Na Uy" - đi tìm bản ngã bằng tình dục?

    03/05/2011Ngô Ngọc Ngũ LongQuyển truyện Rừng Na Uy của nhà văn Haruki Murakami là một hồi ức của Watanabe Toru, một người đã thoát ra khỏi cái vòng xoáy ấy, đó là một cuộc soi rọi vào chính bản thân mình, một hồi ức đau đớn của những tâm hồn trẻ dại loay hoay tìm hướng đi và dùng tình dục như một sự lấp đầy cuộc sống. ..
  • Sex trong phim Việt

    25/03/2011Đỗ TuấnTình dục trong điện ảnh Việt lúc thì nhạt nhẽo, ngượng nghịu, khi lại quá táo bạo, trần trụi và thô thiển...
  • "Cái chai ném xuống biển" và phim Đừng đốt

    28/12/2009Hữu NgọcVigny là nhà thơ lãng mạn Pháp thế kỷ 19, là nhà thơ "tháp ngà" đề cao sự cô đơn của thiên tài , chủ nghĩa khắc kỷ và yếm thế, có một quan niệm cao cả về nhiệm vụ nhà thơ. Một bài thơ nổi tiếng của ông là Cái chai ném xuống biển với nội dung như sau: Trong cơn bão, chiếc tầu sắp đắm. Người chỉ huy đút vào trong một cái chai những tài liệu ghi lại những khám phá trong chuyến đi rồi ném chai xuống biển. Sau nhiều tình tiết éo le, chai được vớt lên trong những mắt lưới của một dân chài. Và bản thông điệp của người đã khuất được chuyển tải, giúp ích cho mọi người.
  • Những thước phim cuộc đời

    17/11/2009Nguyễn Thị Thùy DươngTôi thích xem phim, ngày xưa hay bây giờ, về nhà, một trong những lý do
    to đùng đó là "Xem phim". Nhà tôi lắp truyền hình cáp cũng để dụ tôi về
    nhiều hơn. Tôi học được nhiều từ những bộ phim tôi xem. Có lần về Đà
    Lạt, ngồi uống rượu như dân chuyên nghiệp, thấy tôi cạn, có một anh
    giáo viên cười khoái trá bảo "em có kiểu uống rượu hay thật". Tôi cười
    hì hì "Em học trên phim đấy"....
  • Xem phim "Đừng đốt": Thông điệp của lòng yêu thương

    28/04/2009Việt VănPhim "Đừng đốt" được xây dựng theo cuốn nhật ký, những câu huyện về nữ liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Bộ phim là một bản anh hùng ca hoành tráng, đáp ứng lòng mong mỏi và tình cảm của những người ngưỡng mộ, yêu mến nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm...
  • xem toàn bộ