Kiểm soát lòng tham

05:21 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Mười Một, 2014

Trong một hội thảo về lịch sử kinh tế của viện nghiên cứu Kinh tế Mỹ tại Massachusetts năm 2000, một diễn giả đã làm một cuộc khảo sát nhỏ, hỏi các nhà kinh tế tham dự, khái niệm kinh tế nào có ý nghĩa quan trọng nhất cho sự phát triển của kinh tế học kể từ “bàn tay vô hình” của Adam Smith.

Những đề cử từ hội trường khá đa dạng, từ khái niệm “cận biên” của Walras đến “cân bằng tổng thể” của Arrow, từ “bản năng thú vật” của Keynes đến “trật tự hỗn loạn” của Hayek. Thậm chí cả “giá trị thặng dư” của Marx và “phá huỷ tái tạo” của Schumpeter cũng được nhắc đến. Kết quả bình chọn khá bất ngờ, “hiệu quả kiểu Pareto” (Pareto efficiency) được đa số cho là khái niệm kinh tế quan trọng nhất. Nó được đặt theo tên của Vilfredo Pareto - một nhà kinh tế người Ý cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Vậy “hiệu quả kiểu Pareto” là gì và tại sao nó lại quan trọng như vậy? Nói ngắn gọn khái niệm này được dùng để chỉ tình trạng một hệ thống kinh tế không thể cải thiện thêm được nữa nếu không làm một số thành viên bị thiệt hại. Lấy ví dụ, khi một doanh nghiệp giảm giá sản phẩm thì người tiêu dùng được lợi nhưng doanh nghiệp đó có thể sẽ có lợi nhuận tăng lên hay giảm đi tuỳ thuộc vào doanh số có tăng lên sau khi giảm giá hay không. Nếu lợi nhuận vẫn tăng thì mức giá cũ chưa phải là “hiệu quả kiểu Pareto” và tất cả các bên sẽ cùng có lợi khi doanh nghiệp giảm giá. Mức giá đạt đến “hiệu quả kiểu Pareto” nếu giảm thêm nữa thì lợi nhuận bắt đầu giảm, nghĩa là người mua được lợi nhưng người bán sẽ bị thiệt. Một đặc điểm quan trọng của khái niệm này là nó tách biệt tính hiệu quả về mặt kinh tế với tính công bằng trong việc phân chia sản phẩm và của cải trong xã hội cho mọi thành viên. Một hệ thống kinh tế có thể rất hiệu quả nhưng không nhất thiết công bằng.

Đây là một bước ngoặt trong kinh tế học vì kể từ khi khái niệm “hiệu quả kiểu Pareto” ra đời, ngành khoa học này đã chính thức tách biệt chính trị với kinh tế. Trước đó, người ta vẫn biết nó với tên gọi là “kinh tế chính trị”. Kể từ đây, các nhà kinh tế phủi tay nói nhiệm vụ của chúng tôi chỉ là làm sao cho nền kinh tế phát triển tốt, còn những vấn đề như chênh lệch thu nhập hay an sinh xã hội là việc của các nhà chính trị. Cũng kể từ đây, giới kinh tế học tin rằng công bằng xã hội, hiểu theo nghĩa công bằng về phân chia sản phẩm, phải được đánh đổi bằng hiệu quả kinh tế – muốn một nền kinh tế công bằng hơn phải giảm hiệu quả kinh tế xuống. Một nền kinh tế thị trường sẽ đạt “hiệu quả kiểu Pareto” nếu từng cá thể chỉ cần biết đến “lợi ích cá nhân” của mình, nghĩa là người tiêu dùng cứ “tham” mua rẻ, nhà sản xuất cứ “tham” bán đắt miễn là “bàn tay vô hình” phát huy tác dụng. Tính tham lam trong kinh tế là biểu hiện của “lý tính”, bản chất tự nhiên của con người và không có gì đáng trách. Bởi vậy nếu một bộ phận xã hội nào đó bị thua thiệt quá nhiều trong hệ thống kinh tế này, giải pháp thích hợp nhất không phải là những người khác phải bớt tham mà là nhà nước với bàn tay hữu hình của mình can thiệp vào thị trường để phân chia lại của cải trong xã hội qua một hệ thống thuế có tính luỹ tiến.

Nhưng thực tế không đơn giản như các mô hình kinh tế. Ngay từ những năm 1930, nghĩa là chỉ vài chục năm sau khi khái niệm “hiệu quả kiểu Pareto” ra đời, John Maynard Keynes đã nhận ra rằng bàn tay vô hình có thể có lúc bất lực: lợi ích cá nhân của từng cá nhân có thể sẽ không đồng nhất với lợi ích của toàn xã hội. Bởi vậy, vai trò của nhà nước không chỉ đơn thuần là phân phối lại của cải cho công bằng hơn mà còn phải thực thi những chính sách kinh tế và quản lý, giám sát chúng để giảm bớt sự lệch pha giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Nói cách khác, Keynes đã hoài nghi quan điểm cho rằng lòng tham của mỗi cá nhân không có hại cho toàn xã hội, dù xét trên khía cạnh “hiệu quả kiểu Pareto”. Một loạt những vấn đề kinh tế được nghiên cứu trong thế kỷ 20 như tác động ngoại vi, thông tin bất cân xứng, hàng hoá công, cạnh tranh không hoàn hảo…cũng dẫn đến kết luận giống Keynes: can thiệp của nhà nước là cần thiết bên cạnh việc phân bổ lại của cải giữa các cá nhân trong xã hội vì thị trường có những lúc thất bại. Ngoài việc trực tiếp tác động vào nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá và tiền tệ, nhà nước cần phải có một hệ thống quản lý và điều tiết hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp, cách nói khác của việc phải quản lý lòng tham, để đạt “hiệu quả kiểu Pareto” cho toàn xã hội.

Không như Fukuyama dự báo, xã hội loài người vẫn không ngừng tiến hoá để tìm đến một điểm “hiệu quả kiểu Pareto” hợp lý. Trên con đường này chắc chắn sẽ cần có không ít những cuộc biểu tình như phong trào Chiếm phố Wall hiện tại, những cuộc cách mạng như Mùa xuân Arập vừa qua, và có thể cả những cuộc khủng hoảng, suy thoái như chúng ta đã chứng kiến.

Sang đầu thế kỷ 21, cuộc khủng hoảng vay địa ốc dưới chuẩn 2007 – 2009 một lần nữa lại khơi dậy lập luận của Keynes, nhưng lần này trực diện vào lòng tham của giới tài chính. Trong những cuộc biểu tình của phong trào Chiếm phố Wall có một khẩu hiệu khá phổ biến là “Chấm dứt cứu trợ các ngân hàng”. Những người biểu tình cho rằng giới đầu cơ tham lam là một phần nguyên nhân của cuộc khủng hoảng dẫn đến tình trạng thất nghiệp cao mà họ là những nạn nhân trực tiếp trong khi chính những kẻ tội đồ này lại được Chính phủ Mỹ trợ giúp, gián tiếp chuyển ngược tiền thuế từ người nghèo vào túi người giàu. Lòng tham của giới phố Wall là nguyên nhân dẫn đến việc cho vay tràn lan rồi giấu nhẹm rủi ro bằng hàng loạt những công cụ tài chính phức tạp. Cũng chính vì lòng tham mà họ đã vận động Quốc hội Mỹ bãi bỏ nhiều quy định và quản lý hoạt động tài chính để gia tăng lợi nhuận, và tất nhiên là lương và thưởng cho chính họ. Nhờ những nới lỏng quản lý trong thập kỷ 1980 – 1990 mà phố Wall đã trở nên quá lớn đến mức họ có thể bắt cả nền kinh tế làm con tin khi khủng hoảng nổ ra. Một cuộc khủng hoảng và suy thoái nặng nhất kể từ năm 1933 là cái giá nước Mỹ phải trả để có thể đưa ra một bộ luật nhằm siết lại lòng tham của giới ngân hàng (luật Dodd – Frank 2010).

Bên cạnh những cuộc biểu tình Chiếm phố Wall đã trở nên quen thuộc vào cuối năm 2011, một cuộc biểu tình khác rất kỳ lạ đã diễn ra ở thủ đô Washington tháng 11.2011. Cùng với “lãnh tụ” – tỉ phú Warren Buffett, hơn một trăm triệu phú Mỹ đã đưa ra yêu cầu chính phủ nước này phải đánh thuế thêm vào thu nhập của họ và những người giàu có khác. Chẳng phải họ không tham lam, muốn đóng thêm tiền cho chính phủ mà vì họ biết hệ thống thuế trên thực tế có rất nhiều lỗ hổng. Warren Buffett cho biết ông đóng thuế ít hơn nhân viên của mình nếu tính theo tỷ lệ thu nhập. Đòi hỏi của nhóm triệu phú này là xoá bỏ những lỗ hổng trong luật thuế để ngăn ngừa bớt lòng tham của những người đã vận động hành lang nhằm lái luật lệ có lợi cho mình. Đây là vấn nạn “lũng đoạn nhà nước”mà George Stigler đã chỉ ra trong lý thuyết “lựa chọn công” của mình từ giữa thế kỷ 20. Trong một hệ thống chính trị không hoàn hảo, lòng tham của những nhóm lợi ích sẽ dẫn đến tình trạng quản lý nhà nước bị lợi dụng cho mục đích cá nhân mà toàn xã hội sẽ phải trả giá. Vấn đề là không phải thời nào, xã hội nào cũng có những người như Warren Buffett và không phải lúc nào họ cũng thắng những kẻ tham lam luôn muốn lái luật lệ theo hướng có lợi cho mình.

Năm 1992 nhà chính trị học Francis Fukuyama trở nên nổi tiếng khi ông cho rằng lịch sử tiến hoá các hình thái xã hội của nhân loại đã đến đích sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Hệ thống kinh tế thị trường tự do với một nhà nước dân chủ là điểm đến cuối cùng của lịch sử loài người. Nhưng chính học giả này trong những năm gần đây đã nhận ra giới hạn của mô hình kinh tế thị trường tự do tuyệt đối (laissez – faire) khi lòng tham của từng cá nhân được phép phát huy không hạn định. Chưa một hệ thống quyền lực, kinh tế, tôn giáo nào có giải pháp triệt để kiểm soát bản tính tham lam của con người. Tuy nhiên với những gì loài người đã trải qua trong mấy ngàn năm lịch sử, một nền kinh tế thị trường với một số can thiệp nhất định của nhà nước vẫn là thoả hiệp hiện thực nhất. Không như Fukuyama dự báo, xã hội loài người vẫn không ngừng tiến hoá để tìm đến một điểm “hiệu quả kiểu Pareto” hợp lý. Trên con đường này chắc chắn sẽ cần có không ít những cuộc biểu tình như phong trào Chiếm phố Wall hiện tại, những cuộc cách mạng như Mùa xuân Arập vừa qua, và có thể cả những cuộc khủng hoảng, suy thoái như chúng ta đã chứng kiến.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiền tham nhũng: Của Cesar phải trả về cho Cesar

    10/07/2019Hiệu MinhTheo World Bank (WB) và Liên hợp quốc (UN) ước tính, hàng năm có khoảng từ 20 đến 40 tỷ đô la bị ăn cắp do tham nhũng từ các nước đang phát triển. Số tiền khổng lồ đó gấp đôi nhu cầu của chính các nước này để tồn tại trong khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay.
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Vắc-xin chống tham nhũng

    30/09/2013Nguyễn Ý HýNhờ sự tiến bộ vượt bậc của y học nước nhà, đề tài nghiên cứu chế tạo vắc-xin chống tham ô tham nhũng đã thành công mỹ mãn. Người được tiêm vắc-xin này sẽ trở nên thanh liêm lạ thường, cho dù ngồi trên đống vàng cũng không tham, được người ta tặng quà cũng không nhận...
  • Tham vọng “vượt người”

    23/09/2013KTS Nguyễn Hữu TháiBiết tôi hay đi đây đó, các bạn trẻ gặp tôi thường hỏi: So sánh với lớp trẻ các nước, thanh niên ta có những ưu - khuyết gì? Tôi không ngần ngại trả lời: thế mạnh của họ là tinh thần kỷ luật, ý thức tập thể và lòng quyết tâm cao. Bạn trẻ mình phải biết vượt qua chuyện thiếu đoàn kết, nóng vội chụp giựt, mặc cảm tự ti...
  • Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng

    08/02/2013Nguyễn Trần BạtTham nhũng không phải là hiện tượng tiêu cực duy nhất gây ra biến dạng tâm lý nhưng nó là một trong những yếu tố gây ra những biến dạng khủng khiếp nhất, trên quy mô rộng lớn nhất, ở mức độ sâu sắc nhất và thậm chí, tham nhũng gây ra sự biến dạng nhân cách...
  • Tại sao Quan Tham lại không thể dừng tham?

    06/01/2011Nguyễn Tất ThịnhXã hội nào từ xưa cũng có Tham Quan, cũng muốn chống lại nó! Nguyên nhân gây ra nó thì có quá nhiều bài phân tích rồi. Nhìn quanh vài nước kém phát triển ( một trong thước đo quan trọng là mức độ tham nhũng ), tôi muốn lý giải tên của bài viết này bằng bốn Lý do dưới đây, cũng ngụ ý rằng Quan Tham nào đâu đó nếu còn được ít phút tạm dừng tham có đọc thì cũng cảm thấy gai gai một tí thôi cũng tốt.
  • Chó và quan tham, xưa và nay…

    10/08/2010Nguyễn Khắc PhêThì đã có bao nhiêu vụ tày đình mà chúng chỉ bị “khiển trách” hay “từ chức” để rồi vẫn ôm cả đống tài sản ăn cướp của nhân dân, con cháu ăn mấy đời cũng không hết! Nếu không “chạy án” được thì cũng chịu khó ngồi vài năm, có đệ tử cơm bưng nước rót, rồi “cải tạo tốt”, được ra tù sớm lại tha hồ…
  • “Tham nhũng là một tội lớn”

    27/04/2010Phan Phan thực hiệnSự giàu nghèo là một giai đoạn cần thiết của sự phát triển. Nó là kết quả của sự phát triển quá nhanh về kinh tế, tài chính. Chúng ta muốn nó cân bằng tức là muốn tất cả mọi người cùng xếp hàng ngang rồi cùng tiến... điều đó là sự sắp xếp không tuân thủ quy luật tự nhiên... Trong Phật giáo, thì con người ta nhận được điều gì, cũng là do một quá trình tích góp từ trước. Thế nên không quy chụp, không nóng vội... Hãy nhìn mọi thứ đôn hậu nhất để tránh những sai lệch...
  • Vật chất hấp dẫn nên lòng tham ngự trị

    30/10/2008Phan BìnhGiá trị không đo bằng giàu sang, quyền lực
    Giàu sang, quyền lực thường mắc vòng bất chính.
    Cuộc đời trong sáng và công lao cống hiến ...
  • Tranh nhau tình yêu là phạm cả ba tội tham, sân, si

    11/10/2008Đại đức Thích Đức ThiệnTham, sân, si là gì? Theo đạo Phật, 3 tội lớn nhất của loài người là tham, sân (thù oán, nóng giận), si (ngu xuẩn, dại dột). Chúng là mầm mống sinh ra muôn vàn tội lỗi khác, đồng thời lại ảnh hưởng tác động lẫn nhau...
  • Tham nhũng trong giáo dục

    05/09/2006Danh ĐứcNạn chạy trường, chạy lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi... lâu nay vẫn chỉ xem đó là những “tiêu cực” chung chung chứ không được gọi đúng “tội danh” là tham nhũng. Trong những tranh luận về phòng và chống tham nhũng cũng không có chỗ cho loại tham nhũng giáo dục này...
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • xem toàn bộ