Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

02:16 CH @ Chủ Nhật - 11 Tháng Mười Hai, 2005
Sau khi đọc bài tham luận "Vạn đại dung thân" của Giáo sư Cao Huy Thuần tại hội thảo"Tiếp tục đổi mới kinh tế và xã hội để phát triển"do các trí thức Việt kiều tổ chức tại Đà Nẵng, một ý nghĩ thôi thúc tôi phải gặp cho được con người này. Bởi qua bài viết, tôi quý trọng ông ở chỗ, nói đến chính kiến thì luôn đi đôi với những luận chứng khoa học, và sự độc lập trong tư duy dù ở bất cứ nơi nào, vượt qua mọi rào cản định kiến chính là phẩm chất quý báu của người trí thức sống xa Tổ quốc này.

´ Thưa, khi ông viết "Dân chủ là xu thế hiện nay không cưỡng lại được", ông có nghĩ dân chủ là sản phẩm của phương Tây?

- Dân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy.

Tại sao ư? Tại vì người dân ở đâu cũng có liên hệ với chính quyền, và quyền hành thì bàng bạc khắp nơi, từ thị thành đến thôn xóm, hễ có chức thì có quyền, và có quyền thì rất dễ lạm quyền. Mục đích của dân chủ không phải là để đối kháng với quyền lực, mục đích của dân chủ là để tránh lạm quyền. Tránh lạm quyền là vừa để giúp người dân, vừa để giúp cả chính quyền. Bởi vì một chính quyền không lạm dụng quyền lực là một chính quyền tốt. Một chính quyền tốt thì dân ủng hộ. Đừng cần đặt vấn đề dân chủ đến từ phương trời nào, sự lạm dụng đến từ trong bản chất của quyền hành.

´ Nhưng tại sao ông nói đó là xu thế hiện nay?

- Bởi vì ngày trước, lạm quyền không tạo ra cái cớ để bên ngoài xía vào can thiệp. Bên ngoài xía vào thì thời nào cũng có, và hễ muốn xía vào thì tạo ra cớ để biện minh cho các hành động ngang ngược của họ. Nhưng khác nhau là ở chỗ, ngày nay họ tạo ra được như là "tính chính đáng" cho hành động can thiệp của mình. "Tính chính đáng" đó lại càng ngày càng đi vào tập tục quốc tế, và ngay cả nước nạn nhân của can thiệp cũng khó thể bác bỏ trên nguyên tắc. Nói cách khác, xu thế của thời đại bây giờ là bên ngoài thường viện ra cái gọi là "tính chính đáng" để chính đáng hoá một hành động mang tính bá quyền. Bản chất của mọi hành động "can thiệp về nhân quyền" là như vậy.

´ Và xu thế đó là không cưỡng được?

- Không có gì cưỡng được khi xu thế ở bên ngoài dựa vào xu thế tự nhiên ở bên trong. Một bên là tấn công, một bên là chống đỡ. Vấn đề nhức nhối là: Tại sao phải đặt mình vào thế ngược, thế mất, thế chống đỡ, thế thụ động? Tại sao không quật cường lên biến thủ thành công? Cách duy nhất để đánh cho bọn can thiệp cụt giò là không cho nó có đất đứng, tức tạo cơ chế tránh lạm quyền.

´ Chính quyền ở nhiều nước Châu Á đã thành công trong việc đem lại phồn thịnh về kinh tế, kết quả tích cực đó có thể là những mô hình để tham khảo?

- Câu trả lời nằm ngay trong thực tế. Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Thái Lan là những chính thể mà nhà báo muốn nói tới. Tất cả những nước đó đều đã đi lên, đang đi lên, hoặc có dấu hiệu đi lên. Họ chủ động đi lên, cho nên đi lên có trật tự. Singapore là nước có chính thể được gọi là "cứng rắn". Nhưng họ đang làm gì? Họ luôn luôn sửa đổi, chấn chỉnh để tránh lạm quyền. Đó là nước ít tham nhũng nhất. Bị động như Indonesia thì chúng ta đã thấy hậu quả mà họ đang phải gánh chịu.

´ Có phải ông cho rằng mọi lý thuyết của phương Tây cũng nằm trong "túi khôn" của Nguyễn Trãi: "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; quân điếu phạt trước lo trừ bạo"?

- Đứng về mặt triết lý mà nói, tôi cho "nhân nghĩa" có vị trí cao hơn các khái niệm ứng xử khác. Phương Đông có một quan niệm về nhân nghĩa rất cao, chỉ tiếc là thiếu lý thuyết gia để khai triển và áp dụng quan niệm đó vào thực tế chính trị. Phương Tây thì đã triển khai quan niệm nhân quyền từ mấy thế kỷ rồi. Về văn hoá, ta thường bị động là vì vậy. Nhưng Nguyễn Trãi vừa rất cao, vừa rất thực tế. Ông áp dụng khái niệm nhân nghĩa vào đời sống chính trị, xã hội: Chủ yếu của nhân nghĩa là "yên dân". Ông đặt dân lên cao nhất, làm đối tượng của chính trị. Và ông nhắm đúng nhu cầu của dân: Yên lành, yên vui, yên ổn. Đói, chắc chắn là không yên. Rét, cũng không yên. Trộm cướp, loạn lạc, cũng không yên. Tất nhiên tham nhũng lại càng không yên. Tham nhũng thì không ai "yên" cả, kể cả người tham nhũng.

Tôi đố những người tham nhũng tránh được bất an trong lòng. "Điếu phạt" là "điếu dân phạt tội" - thăm dân, đánh kẻ có tội. Cũng dân là cao nhất! Và kẻ thù của dân là ai? Là "bạo". "Bạo" là hiểm nguy gần nhất, vây quanh người dân, biểu hiện của nó là lạm quyền. "Trừ bạo" cũng là trừ lạm quyền. Tạo được cơ chế trừ lạm quyền thì mới hết tham nhũng.

´ Vì sao ông cho rằng: Nhân quyền không nên và không phải là vấn đề huý kỵ nữa, vì Việt Nam là nước có chính quyền vững chắc?

- Việt Nam có một lợi thế văn hoá, xã hội hiếm có: Không có một thế lực tôn giáo cực đoan; bản chất tôn giáo của đại đa số dân chúng là hiền hoà, không nhuốm màu sắc hay tham vọng chính trị. Không cần nói đến các nước Arab hay một số quốc gia Hồi giáo khác, trong đó, tôn giáo luôn đặt ra "vấn đề" cho chính quyền, chỉ nhìn quanh ta cũng thấy ta là may mắn: Indonesia, Philippines, Sri Lanka, và gần đây nhất, Thái Lan, cứ mãi hoài gian nan với hiểm họa ly khai gắn liền với tôn giáo cực đoan. Vừa thừa hưởng tính chính đáng lịch sử, vừa thừa hưởng một gia tài văn hoá, xã hội hoà thuận, chính quyền Việt Nam hiện tại vững như bàn thạch và xứng đáng ở vị thế lãnh đạo.

Chính vị thế vững vàng đó, lại được hỗ trợ thêm nhờ kết quả kinh tế khả quan, cho phép chính quyền Việt Nam không sợ bất cứ một âm mưu nào ngụy trang dưới hình thức đòi hỏi nhân quyền, dân chủ. Chính quyền Việt Nam đủ sáng suốt và vững chắc để thấy đâu là giả, đâu là thật, đâu là âm binh, đâu là ruột thịt; và cũng đủ sáng suốt và vững chắc để thấy rằng, cũng như các nước văn minh đang đi lên chung quanh, phải chủ động nắm xu thế dân chủ để bước đi cái bước đầu tiên có tính quyết định. Chính quyền các nước khác luôn luôn sợ mất quyền.

Ở Việt Nam, không có chuyện mất quyền! Chỉ có một chuyện mà ai cũng nên sợ, nên đề phòng, dù ở cương vị nào: Quyền hành thoái hoá. Quyền hành thoái hoá vừa là một khía cạnh vừa là hậu quả của sự lạm quyền. Trong lịch sử trước đây, ở nhiều quốc gia, sự lạm quyền đã đưa đến thoái hoá quyền hành, và sự thoái hoá quyền hành đã đưa đến rối ren.

´ Theo ông, đâu là bước đi đầu tiên mà ông nói là có "tính quyết định"?

- Trong lịch sử, mọi sự thay đổi chỉ có thể đến từ một trong hai phía: hoặc từ dưới lên, hoặc từ trên xuống. Từ dưới lên là cách mạng. Từ trên xuống là cải tổ. Tất nhiên, ai cũng biết: Có sức ép từ dưới lên thì mới có quyết định từ trên xuống. Chưa kể sức ép từ bên ngoài. Nhưng tôi muốn lạc quan đặt tin tưởng ở cải tổ từ trên xuống vì ý thức được sự cần thiết. Trong giả thuyết lạc quan đó, bước đi đầu tiên hiển nhiên là ý muốn thực sự đến từ bên trên. Chừng nào chưa thấy ý muốn đó xuất hiện, mọi bàn luận chỉ là viển vông. Ý muốn đó, được ví như vụ nổ Big Bang. Chúng ta đã có một Big Bang như vậy về kinh tế hồi 1986.

GS Thuần viết nhiều cuốn sách về đủ các ngành: Lịch sử, chính trị, luật pháp, tôn giáo, triết học và văn chương. Không những thế, ông là người phân tích nhạc của Trịnh Công Sơn rất hay. Nhưng ông lại bảo, thích nhất vẫn là "viết thư tình", từ trẻ đến già. "Tất cả những gì tôi viết bằng tiếng Việt đều là thư tình gởi cho quê hương tôi". Những "bức thư tình" của ông chính là những tri thức thâm sâu, những ý nghĩ chân thành để mong được đất nước đón nhận... Mới đây nhất, cuốn "Từ Đông sang Tây" do ông cùng 3 tác giả khác chủ biên, với sự góp sức của gần 30 tác giả, là những đóng góp có giá trị lớn. Cuốn sách được dư luận trong nước quan tâm, được xem như "một bó hoa" dâng Tổ quốc. Và GS hóm hỉnh: "Công việc của trí thức cũng thơm. Mùi thơm toát ra từ tim chúng tôi đấy!".

Bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris đầu năm 1969, ông Cao Huy Thuần hiện là Giáo sư Đại học Amiens, từng là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Liên hiệp Châu Âu tại đại học này. Ông đã in rất nhiều tác phẩm bằng tiếng Pháp về khoa học chính trị và quan hệ quốc tế. Sách của ông xuất bản ở trong nước gồm: "Giáo sĩ thừa sai và chính sách thuộc địa của Pháp tại Việt Nam, 1857-1914" (NXB Tôn Giáo, 2002), "Thượng Đế, Thiên Nhiên, Người, Tôi và Ta - Triết lý luật và tư tưởng Phật giáo" (NXB TPHCM, 2000), "Nắng và Hoa" (NXB Tôn Giáo, 2003), "Tôn giáo và xã hội hiện đại" (sắp xuất bản), "Từ Đông sang Tây" (chủ biên cùng với Nguyễn Tùng, Trần Hải Hạc, Vĩnh Sính - NXB Đà Nẵng, 2005).

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Con” tham nhũng cũng như “con HIV”!

    22/08/2015TS Nguyễn Sĩ DũngTrong thế giới hiện đại có hai thứ rất khó chống lại là HIV và tham nhũng. HIV tàn phá hệ thống miễn dịch của con người, tham nhũng tàn phá hệ thống miễn dịch của thể chế. Trong cả hai trường hợp, hậu quả của sự tàn phá thật nặng nề...
  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • “3 không” về chống tham nhũng ở Việt Nam

    31/10/2005Ths. Lê Hoàng TùngLần đầu tiên, công tác chống tham nhũng ở Việt Nam được luật hóa. Dự thảo Luật chống tham nhũng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đảng, Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm tuyên chiến với tệ tham nhũng. Xin được góp bàn đôi điều về vấn đề này…
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • Yếu tố dân chủ ở phương Đông

    19/10/2005Đinh Hiểu (lược dịch theo báo The New Repubic, USA)Liệu người ta có quyền thúc đẩy dân chủ trên thế giới hay đó chỉ là một cách thức áp đặt các giá trị phương Tây? Đặt vấn đề như vậy, theo nhà kinh tế Ấn Độ Amartya Sen, Giải thưởng Nobel năm 1998, là coi thường truyền thống bàn thảo của các xã hội không phải thuộc phương Tây...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ