Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

08:22 CH @ Thứ Năm - 18 Tháng Năm, 2006

Có thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức,chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính...là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn.

Nhận diện tham nhũng

Tham nhũng đã và đang trở thành vấn nạn nhức nhối của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tham nhũng hàng năm đang làm sụt giảm uy tín trên trường quốc tế và sụt giảm nghiêm trọng nguồn lực đầu tư cho phát triển, xóa đói giảm nghèo của các quốc gia này. Theo công bố của Ngân hàng thế giới (WB) ngày 10/5, tình trạng tham những trên thế giới vẫn gia tăng và giá trị các vụ tham nhũng trên thế giới mỗi năm lên tới 1000 tỷ USD. Còn theo nghiên cứu của Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB), tham nhũng đã làm cho mỗi nước Châu Á thiệt hại trung bình 17% tổng sản phẩm quốc nội (GĐP), cướp đi nguồn tài chính lớn lẽ ra được sử dựng vào công cuộc xóa đói giám nghèo và phát triển kinh tế. Đối với Việt Nam, ý thức rõ được sự nguy hại của nạn tham nhũng, cách đây hơn nửa thế kỷ, trong bài: “Thực hành tiếtkiệm và chống thamô, lãng phí, chống bệnh quanliêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minhđã chi rõ: "Tham ôlà trộmcướp… Thamô, lãng phí và bênh quan liêulà kẻ thù của nhân dân… Nólà kẻ thù khá nguy hiểm.Vì nó không mangươm mang súng, mà nó nằm trong cáctổ chúc của ta, để làm hỏng việc của ta… Tội lỗi ấy cũng năng như tộiviết gian, mật thám... “.

Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã xác định tham nhũng là mộttrong những nguy cơ làm tụt hậu đất nước, và ta tích cực, chủ động tìm nhiều chủ trương, biện pháp đối phó với vấn nạn này, cụ thể là những quy định trong Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh công chức, những điều cấm đối với đảng viên, đẩy mạnh cải cách hành chính cùng hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật và các biện pháp nghiệp vụ khác. Trên bình diện quan hệ quốc tế, vừa qua Việt Nam đã tham gia Chương trình chống tham nhũng khu vục Châu Á- Thái Bình Dương.

Kết quả là thời gian qua hàng loạt các bộ, ngành, lĩnh vực "nhạy cảm" với nạn tham nhũng đa được thanh, kiểm tra (như Bưu chính Viên thông Dầu khí, Xây dựng cơ bản…).Qua công tác thanh, kiểm tra vả các biện pháp nghiệp vụ kháccủa cơ quan chức năng, hàng loạt những vụ tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lớn nhỏ đã bị phanh phui, truy tố, xét xử. Điểm đặc biệt đáng lưu ý là gần đây những vụ tiêu cực, tham ô lớn có liên quan tới những vị cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước cũng đã được điều tra, truy tố, xét xử (như vụ án Trương Văn Cam và đồng bọn, vụ Lã Thị Kim Oanh… và gần đây nhất là vụ việc đang tại Petro Việt Nam. Đây là một ghi nhận tích cực, bởi nó chứng tỏ quyết tâm củaĐảng, Chính phủ và nhân dân ta quyết chiến với nạn tham nhũng và đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, bất kể người đó là ai, ở cương vị nào.

Tuy nhiên, qua những vụ việc tiêu cực, tham nhũng được phát hiện, xét xửthời gian qua cũng cho thấy tính chất và mức độ ngày càng tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng và xảo quyệt của nạn tham nhũng ớ nước ta, và những kết qủa đạt được trên mặt trận chống tham nhũng thời gian qua mới chỉ chặt đứt được một số ít vòi của con bạch tuộc tham những khổng lồ đang hàng ngày, hàng giờ hút máu của nhân dân, của quốc gia, dân tộc và của cá các thế hệ con cháu mai sau. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế vào năm 2003, Việt Nam xếp thứ 90/133 nước về tham nhũng. Hiện tham những có biểu hiện lan rộng ớ nhiều ngành, nhiều cấp nhiều lĩnh vực, nhất là ở những nơi nắm giữ nhiều tài sản có giá trị hoặc có quyền định đoạt cuộc sống (kinh tế, chính trị, xã hội) của cá nhân, tập thể, nhỏ thì là những tay trật tự viên, tự quán nặn bóp đồng tiền còm của những người bán hàng rong, để xe không đứng nơi quy định…lớn thì là những ông to, bà lớn thiết lập đường dây làm ăn, giật dây cho những phi vụ động trời thu về hàng tỷ…Hành vi tham nhũngđược tồn tại dưới nhiều hình thức? trong kinh doanh là trốn lậu thuế, chiếm dụng vốn…,trong xây dưngcơ bản là khai khống khối lượng, bớt xén vật tư, mua bán thầu, lại qủa… trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhập quỹ đen, vi phạm các chế độ kế toán thống kê…trong quản lý đất đai là mua bán trái hình, cấp chuyển nhượng sai chế độ… trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, lọt người, lọt tội…. trong thực hiện chính sách xã hội làm giả giấy tờ, khai man…

Đâu là nguyên nhân?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn tham nhũng: Vì hệ thống chính sách, pháp luật của nước ta đang trong thời kỳ chuyền đổi, bổ sung, hoàn thiện nên vừa thiếu vừa chồng chéo, chưa đồng bộ, hiệu quả, do đó đã tạo ra kẽ hở cho bọn tham nhũng lách luật, thêm nữa, có những vụ tiêu cực, tham nhũng còn bị xử lý nhẹ nên chưa đủ sức răn đe. Đo hệ thống thủ tục hành chính vẫn còn cơ chế xin - cho, chồng chéo, phiền hà, miếu minh bạch, nên những người có thầm quyền xử lý dễ lợi dụng biến thành mê cung để hành nhân dân, doanh nghiệp… kết quả là những ai cần thi phải chạy chọt, chung chi: nào là chạy sổ đỏ, chạy giấy phép xây dựng, chạy tường, chạy thầy thuốc, chạy dự án, chạy hái quan, thuế vụ, công an…Để giảm thiểu tham nhũng ở lĩnh vực này, thiết nghĩ thay vì cơ chế hệ xin - cho hãy xây dựng một hành langpháp lý rõ ràng, mọi cá nhân tổ chức có quyền tự do hoạt động trong khuônkhổ đó mà không phải xin xỏ bất cứ điều gì ở các cơ quan công quyền, các bộ phận chức năng ở những cơ quan này chỉ có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật và chi được can thiệp khi có sai phạm.

Đo công tác lựa chọn, tuyền dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu minh bạch, dân chủ, công khai, còn nể nang, xuê xoa. Điều này dẫn tới tình trạng chạy việc, chạy chức, chạy quyền, chạy tội…và đã lọt vào trong guồng máy vận hành đất nước không ít những kẻ kém tài, kém đức, cơ hội chủ nghĩa. Những kẻ này khi yên vị chỉ lăm lăm vơ vét, tham nhũng đề bù lại số vốn chúng bỏ ra khi là "nạn nhân" của tham nhũng, và còn cố “lấy lãi" càng nhiều càng tốt. Khi đã vào cái vòng xoáy: tham nhũng - chạy quyền, chạy chức - tham nhũng thì việc tham nhũng rất khó bị phát hiện, xử lý nghiêm khắc bởi nó trở thành một vòng tròn khép kín bảo kê cho nhau, nếu không sẽ "đứt dây động rừng". Tình trạng nay càng có đất lộng hành khi mà cơ chế chịu trách nhiệm cá nhân, bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta chưa trở thành việc làm bình thường như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Gần dây dư luận rất bất bình khi nhiều vị lãnh đạo các bộ, ngành khi trả lời chất vấn về những sai phạm trong lĩnh vực mình, quản lý trước diễn đàn Quốc hội, trước công luận dã trả lởi cho quachuyện, tìm cách lảng tránh, phủi bỏ trách nhiệm.

Một nguyên nhân nữa cũng hay được đề cập là thu nhập của cán bộ công chức còn thấp. Đây chỉ là một nguyên nhân nhỏ không có tính quyết định tới hành vi tham nhũng song lại thường được lạm dụng để biện minh nó cho hành vi tham nhũng. Có nhiều vị từ lãnh đạo khi trả lời về nguyên nhân của tiêu cực tham nhũng trong lĩnh vực mình quản lý đã đổ lỗi do đồng lương thấp (trả lời của một vị lãnh đạo ngành Hải quan trên báo Tuổi Trẻ TP. Hồ Chí Minh ngày 26/5 vừa qua là một ví dụ). Vậy xin đặt một câu hỏi ngược với các vị đó là: nếu vì lương thấp nên tham nhũng thì các vị đó có (đã, đang) nằm trong gồng quay đó không? Và tại sao lương thấp mà nhà cửa, tài sản, đời sống của các vị đó và nhiều cán bộ, công chức trong ngành lại khá giả, sung túc đến thế?!

Rõ ràng việc đổ lỗi cho đồng lương thấp là chưa hợp lý. Hiện mặt bằng lương ở xã hội ta khác nhau là mấy, có chăng chỉ vài ngành dính dáng đến độcquyền mới có thu nhập siêu ngạch, song chính ở những ngành này lại thường có những vụ tiêu cực lớn! Nếu do đồng lương thấp vậy xin hỏi tại sao ở ngành dầu khí (Cụ thể là ở petroViệt Nam), ngànhcó thu nhập loại cao nhất nước ta, đặc biệt là thu nhập của các vị lãnh đạo cao cấp còn cao hơn nữa, sao họ vẫn tham nhũng?! Tại sao trong thời kỳ đất nước còn khó khăn trước đây bộ máy lại trong sạch hơn, và ngay cá hiện tại vẫn còn rất nhiều người dù cuộc sống gia đình vẫn còn khó khăn nhưng họ vẫn sống trong sáng, thanh liêm, chân chính? Điều này chỉ có thể lý giải bởi lòng tham vô đáy, bởi sự vị kỷ chi vì lợi ích cá nhân mà chà đạp lên lợi ích cộng đồng, quốc gia, dân tộc và của cả tương lai con cháu, bởi sự lóa mắt trước đồng tiền và lối sống sa đoạ của những ké tham nhũng. Nói cách khác đó là sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ. Thiết nghĩ, đây mới là nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất - nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Có còn thuốc chữa?

Với những gì chúng ta đã làm shiện nay, câu hỏi được đặt ra là phải chăng tham nhũng ra hết thuốc chữa, phải chăng chúng ta chịu bó tay?! Câu trả lời là không nhất địnhlà không, nhất là ở một đất nước đi theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân như nước ta rất nhiên đấu tranh chống tham nhũng là một cuộc chiến sinh tửlâu đài đầy cam go, phức tạp, đúng như Chú tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra, tham nhũng là kẻ thù còn nguy hiểm hơn cá giặc ngoại xâm bởi không có sự phân biệt rạch ròi chiến tuyến để dễ bề nhận biết, mà lại năm trong hàng ngũ của ta, là một thứ giặc nội xâm vô cùng nguy hiểm và được ngụy trang cực kỳ khéo léo. Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh chống giặc ngoại xâm chúng ta đã có những bộ chỉ huy quyết đoán, thông tuệ, tinh nhuệ, thì trên mặt trận chống giặc nội xâm này càng cận một bộ chỉ huy tinh nhuệ thì trên mặt trận chống giặc nội xâm này càng cần có một bộ chỉ huy tinh nhuệ với những con người trong sạch, công tâm, xả thân, linh hoạt, sắc sảo, đầy đủ quyền lực và hành động độc lập để trở thành “bàn tay sạch” quét dọn bọn tham nhũng. Nên chăng, Đảng, Chính phủ, Quốc hội xem xét thành lập Bộ chỉ huy đó - Ủy ban quốc gia chống tham nhũng - để thực hiện sứ mệnh thiêng liên này. Bên cạnh đó là việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tăng lương, thực hiện nghiêm quy chế dân chủ, đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • "Khuôn mẫu" đáng sợ

    14/04/2006TS Nguyễn Đức MậuMột trong những việc cần làm trong công tác chống tham nhũng là chống cả những khuôn mẫu đáng lo ngại trong khi kiểm điểm cán bộ có vi phạm. Nếu không chống được những khuôn mẫu dù vô tình hay cố ý người ta đã tạo ra để né tránh trách nhiệm, thì việc chống tham nhũng cũng sẽ không có hiệu quả như mong muốn...
  • Để chống tham nhũng hiệu quả hơn

    28/03/2006Danh ĐứcTrước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Ban Thanh tra đặc biệt chống tham nhũng

    28/02/2006Trần Vĩnh KhangTrong khi lãnh đạo chính quyền, Hồ Chủ tịch quan tâm nhất đến vấn đề sao cho được lòng dân, và xem đó như nguyên tắc cao nhất...
  • Bốn “không” hay một “không”?

    03/01/2006Đoàn Tiểu LongNói về chống tham nhũng, nhiều người tâm đắc rằng cần phải đạt được bốn “không”, tức là sao cho công chức không muốn, không cần, không thể và không dám tham nhũng...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Tham nhũng - vấn đề của phát triển

    11/10/2005Trần Ngọc ThơMức độ tham nhũng ở VN trong thời gian gần đây đã có những dấu hiệu không giống xu hướng chung so với các nước có cùng trình độ phát triển....
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Công cụ chống tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế

    18/07/2005Danh ĐứcCảnh sát điều tra sẽ có kết luận về những vụ việc đang làm công chúng buồn lòng, thậm chí nghĩ rằng mình đang bị lừa đảo, móc túi.
  • "Công ty" tham nhũng...

    09/07/2005Trần Bạch ĐằngBáo Tuổi Trẻ số ra ngày thứ hai 4-7-2005 đăng bài điều tra của Võ Hương - Như Hằng về "Hệ thống công ty một nhà được thành lập như thế nào?" phản ánh dòng vận chuyển của điện kế điện tử từ cơ quan đặt hàng là Công ty Điện lực TP.HCM đến người tiêu dùng điện. Đó là câu chuyện thời sự đang bức xúc dư luận thành phố.
  • xem toàn bộ