Khai dân trí vẫn ở 'ngã ba đường'

09:23 SA @ Chủ Nhật - 26 Tháng Năm, 2019

Nếu không cải cách thể chế thì không thể kiến tạo được những giá trị đổi mới cho quốc gia. Chừng nào tệ nạn tham nhũng và chạy điểm, chạy chức vẫn như hiện nay thì dân trí người Việt vẫn vậy...

“… Tuy trong quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới;
Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết…
Anh em trong Chính phủ mới sẽ dựa vào sức của Quốc hội và quốc dân, dầu nguy hiểm mấy cũng đi vào mục đích mà quốc dân và Quốc hội trao cho”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại phiên họp ngày 31/10/1946, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa I.

.

Từ đầu thế kỷ XX, khi dân số Việt Nam khoảng 25 triệu, đến đầu thế kỷ XXI, khi dân số tăng lên khoảng 95 triệu, vấn đề dân trí về cơ bản vẫn như cũ. Nếu không cải cách thể chế thì không thể kiến tạo được những giá trị đổi mới cho quốc gia. Chừng nào tệ nạn tham nhũng và chạy điểm, chạy chức vẫn như hiện nay thì dân trí người Việt vẫn vậy.

Không thể tiếp cận công nghệ 4.0 nếu dân trí vẫn 0.4!

Dân trí là một câu chuyện người Việt có thể bàn nữa, bàn mãi. Mỗi khi có dịp trao đổi với các trí thức trong giới học giả, văn nghệ sĩ và quan chức về các vấn nạn của Việt Nam hiện nay, họ đều nói tới dân trí như nguyên nhân cốt lõi. Cách đây khoảng một thế kỷ, cụ Phan Chu Trinh đã nhìn thấy vấn đề và đưa ra khẩu hiệu “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” như một triết lý phát triển. Khi Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam (tháng 5/2016), ông đã ca ngợi cụ Phan Chu Trinh như một triết gia.

Phan Chu Trinh (1872-1926) không chỉ là một triết gia khai sáng đã phát hiện được vấn đề, mà còn là một nhà cách mạng phi bạo lực đã dấn thân vận động cho ý tưởng mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị: “Chỉ nên trông cậy ở chính mình, chớ vọng ngoại vì vọng ngoại ắt là chết. Hãy coi trọng nền hòa bình của đất nước nếu chúng ta không muốn mua lấy cái chết. Sự giải thoát của chúng ta nằm chủ yếu trong sự học hành, mở mang trí tuệ”.

Nhưng sau một thế kỷ, Việt Nam vẫn còn loanh quanh chưa ra khỏi “ngã ba đường”. Vấn đề “khai dân trí” mà cụ Phan từng đề xuất vẫn giậm chân tại chỗ. Nay bàn về dân trí tuy hơi muộn, nhưng “muộn còn hơn không”, vì Việt Nam là một quốc gia không thể tiếp cận công nghệ 4.0 để “kiến tạo” nếu dân trí vẫn 0.4.


Một nền giáo dục khai phóng, nhân văn sẽ "xây dựng cho được những cử tri trưởng thành"

Trong cuốn The Future of Management, Gary Hamel đặt câu hỏi: “Bạn có thực sự nghiêm túc để đổi mới không? Tại sao Nhật đã “thoát Á”, trở thành một siêu cường kinh tế? Tại sao Israel đã “khởi nghiệp” trở thành một cường quốc? Trong khi GDP Per Capita của họ là 41- 42 ngàn USD (năm 2018), thì GDP Per Capita của ta là 2,4 ngàn USD. Việt Nam vẫn đang tụt hậu và mắc kẹt trong cái “bẫy thu nhập trung bình”. Theo dự báo của IMF, Việt Nam năm 2019 chỉ bằng Thái Lan năm 1985, tụt hậu 34 năm.

Muốn thoát khỏi dân trí 0.4 để “kiến tạo”, phải thực sự nghiêm túc, triệt để đổi mới tư duy và điều chỉnh hệ quy chiếu như yếu tố cốt lõi để dẫn dắt sự phát triển. Người ta nói người Việt thông minh (nhưng “khôn lỏi”), bắt chước nhanh (nhưng thiếu nghiêm túc), thường bắt chước cái dở của người khác (mà bỏ qua cái hay); trong khi đó chỉ thích biến cái của người khác thành của mình (như kiểu “chụp giật”).

Xét về khía cạnh nào đó, trong cộng đồng, người Việt khó đoàn kết (nhưng dễ chia rẽ). Trong khi coi trọng những chuyện vụn vặt, lại thường coi nhẹ những vấn đề cốt yếu. Người Việt dễ ngộ nhận và hay lẫn lộn về thước đo giá trị, nên dễ bị người khác lừa. Nhưng họ lại thích đi lừa người khác vì tưởng mình khôn ngoan hơn mà không biết rằng đó là “khôn nhà dại chợ”.

Thập diện mai phục

Trong một xã hội bất an, người ta thường “sống trong sợ hãi” (tên một bộ phim ta) trước những cạm bẫy như “thập diện mai phục” (tên một bộ phim Trung Quốc). Trong nhiều vấn đề, ta giống Trung Quốc vì nhiều lý do, trong đó có yếu tố lịch sử và văn hóa cũng như hệ tư tưởng. Nhưng cả hai đều thực dụng và thiếu nghiêm túc nên biến hóa khôn lường như “hư hư thực thực”. Đó là một quan hệ phức tạp, “vừa yêu vừa ghét”, người ta gọi là “frenemy”. trong một cuốn sách, nhà văn Ấn Độ Nayan Chanda đã đặt tên là "Brother Enemy" (Harcourt, 1986).

Trong thế giới đầy cạm bẫy như “thập diện mai phục”, người ta thường lo lắng đến sự tồn tại nhiều hơn là sự phát triển, thường dùng sở đoản để đối phó (chiến thuật), nhiều hơn là dùng sở trường để hoạch định (chiến lược). Vì vậy, việc thay đổi tư duy (mindset change) và điều chỉnh hệ quy chiếu (paradigm shift) càng quan trọng. Nếu người ta chỉ quan tâm đến những cái trước mắt thì không thể phát triển bền vững.

Người dân và doanh nghiệp vẫn sống như trong“thập diện mai phục”. Thứ nhất là thực phẩm không an toàn (đầu độc lẫn nhau). Thứ hai là không khí bị ô nhiễm (tới mức báo động). Thứ ba là tai nạn giao thông kinh hoàng. Thứ tư là giá điện và xăng tăng cao (do độc quyền). Thứ năm là tệ nạn tham nhũng (và nhóm lợi ích). Thứ sáu là bạo lực học đường (và nạn xâm hại trẻ em). Thứ bảy là buôn bán ma túy tràn lan. Thứ tám là ăn gian nói dối (chạy điểm, bằng giả). Thứ chín là ô nhiễm dẫn đến thảm họa môi trường.

Không chỉ biên giới phía Bắc và phía Tây Nam, mà Biển Đông là mối lo thường trực về an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia. Trong bàn cờ địa chiến lược của các nước lớn, với nhiều ẩn số và biến số, Việt Nam càng phải thận trọng.

Cần xây dựng cho được những cử tri trưởng thành

Tại Hội nghị Trung ương 10 (16/5/2019) Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đọc bài diễn văn khai mạc, trong đó có “ba câu hỏi cốt lõi”, lần đầu tiên được đặt ra một cách nghiêm túc và công khai. Đó là: (1) Có nên xóa bỏ thành phần kinh tế nhà nước hay không? (2) Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không? (3) Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không? Đây là những vấn đề rất khó và hệ trọng mà Tổng bí thư - Chủ tịch nước đặt trước Hội nghị Trung ương 10 đúng lúc này để nghiên cứu và tìm lời giải.

Theo Immanuel Kant (cha đẻ của thuyết khai sáng): Khai sáng là ra khỏi trạng thái vị thành niên do tự mình chuốc lấy. Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn, khai sáng và trưởng thành là quá trình con người ra khỏi hang tối của tư duy để tiếp cận ánh sáng. Trong bài nói chuyện về chủ đề khai sáng, khai phóng và khai minh (hay khai dân trí), ông trích lời Hannah Arendt (nữ triết gia về khai phóng thế kỷ XX): “Tất cả hãy chuẩn bị để xây dựng cho được những cử tri trưởng thành, vì họ sẽ quyết định vận mệnh của họ, của xã hội cũng như của nhân loại”.

Năm Kỷ Hợi (2019) đã qua nửa chặng đường, sáu tháng còn lại vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến đầy kịch tính, khó lường. Hy vọng năm nay sẽ tạo ra một bước ngoặt mới, không chỉ về nhân sự cụ thể cho các vị trí chủ chốt, mà còn đổi mới thể chế và điều chỉnh chiến lược. Trong thế giới hư hư thực thực, mọi thứ đều có thể. Người ta nói, “chính trị là nghệ thuật biến điều không thể thành có thể”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Khai dân trí” phải đi liền với “chấn dân khí”

    05/12/2017Cát Khuê ghiTrước hiện trạng truyền thông mạng đang nhiễu loạn với các thông tin lá cải tràn ngập, soi mói đời tư, gián tiếp và trực tiếp xúc phạm đến con người (loạt bài “Truyền thông: những chuyện không tử tế” Tuổi Trẻ), TS Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ thêm với Tuổi Trẻ...
  • Dân trí và Dân khí

    22/03/2016Trần Đình HượuTrong giới lãnh đạo và giới hiểu biết ở ta hiện nay thường nói đến “dân trí”, coi đó là một giải pháp cơ bản để giải quyết tình hình. Cách nhìn nhận thực tế và hình dung cách giải quyết tuy khác nhau, nhưng đều xuất phát từ một cơ sở thực tế. Quy trách nhiệm cho “dân trí” và coi chìa khoá để giải quyết khó khăn là “khai dân trí” cũng là chỗ được nhất trí rộng rãi...
  • Dân trí người Việt trẻ: thấp hay không thấp?

    02/01/2016Google đã chứng thực rằng ‘dân trí chúng ta thấp’ ... Có thể có bạn trẻ sẽ nhảy chồm chồm lên phản đối, nhưng có lẽ các bậc trên và bạn trẻ nên vào cuộc tìm hiểu rõ hơn bức tranh Google vừa mách nhỏ cho chúng ta...
  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Đừng viện cớ dân trí thấp!

    06/06/2015Chân LuậnDư luận lại “dậy sóng” vì những phát biểu của các đại biểu Quốc hội về dân trí thấp. Ở đây tôi thấy cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi: Dân trí Việt Nam có thực sự thấp? Dân trí thấp có phải là lý do chính đáng để trì hoãn áp dụng các chính sách tiến bộ?
  • Đôi điều góp thêm về dân trí nước nhà

    14/07/2014TS Trần Hồng LưuGần đây, khi đọc tờ ANTG thứ bảy, số 730, ra ngày 16/2/2008, của tác giả Hồng Hạc, về "Phát huy dân trí như thế nào?", tôi rất tâm đắc và muốn góp thêm một số ý tưởng nhằm cụ thể hóa hơn diện mạo dân trí nước ta và một vài giải pháp để chấn chỉnh diện mạo đó...
  • Phản ánh mặt bằng dân trí của xã hội Việt Nam

    20/09/2013N.C.Khanh ghiTrao đổi về những hình ảnh phản cảm tại lễ hội Khai ấn đền Trần (Nam Định), PGS.TS Bùi Quang Thắng (Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam) cho
    rằng, không thể đổ lỗi cho người dân, bởi những gì diễn ra tại đây phản
    ánh mặt bằng của xã hội Việt Nam....
  • Sách "chấn hưng dân trí" bị ghẻ lạnh như thế nào?

    19/05/2013Hồ Hương GiangNhững đầu sách được đánh giá là tinh hoa và "chấn hưng dân trí" cũng chỉ bán được chừng 2000 bản.
  • Nghĩ về nâng cao dân trí!

    14/06/2012Thành LuậnCó những sự việc xảy ra gần đây khiến nhiều người không khỏi nghĩ về dân trí và nâng cao dân trí...
  • Dân trí và quan trí

    14/07/2010Bá KiênLâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí...
  • Dân chủ và dân trí

    03/03/2010Lê Quý HiềnNgày nay, hai từ "dân chủ" đang được nhắc đến nhiều trong xã hội. Không ít người nghĩ dân chủ là sự thoải mái đóng góp ý kiến, bàn bạc của bất kỳ người dân nào. Trí tuệ của tập thể, của cộng đồng là cần thiết song nói như Lênin: "Chân lý không phải bao giờ cũng thuộc về số đông". Không thể có dân chủ đứng một mình mà đi kèm theo nó phải là dân trí để thành một đôi chân bước trên đường dài, vượt qua những khó khăn, cản trở phía trước.
  • “Người ta hèn là do dân trí thấp”

    07/01/2010Đoan Trang (thực hiện)Xuất thân từ một thanh niên nghèo ở Hà Tĩnh, lận đận kiếm sống bao năm, nhưng anh lại dốc hết tâm sức vào một việc rất có vẻ “vác tù và hàng tổng” - đưa sách về nông thôn - với niềm tin mãnh liệt: Dân tộc mình muốn 50 năm nữa tiến bộ thì bây giờ phải biết đọc sách.
  • Dân trí trong phát triển xã hội

    26/03/2008Trần Sĩ ChươngDân có giàu thì nước với mạnh. Dân có giàu thì dân mới có được tính độc lập và có cái thế để tạo nên lực, từ đó mới thể hiện được quyền dân chủ của mình. Lực của quan và dân có tương đối cân bằng thì Nhà nước với nhân dân mới có thể cùng phấn đấu cho mục tiêu phát triển chung của đất nước...
  • "Giáo trí”- cuộc cách mạng đầu tiên để nâng cao dân trí

    02/05/2006“Muốn phát triển kinh tế xã hội phải nâng cao dân trí. Việc đầu tiên để nâng cao dân trí là nâng cao “giáo trí”. “Giáo trí”, “dân trí” được nâng cao, đây chính là nền tảng để nâng cao “quan trí”. Quan trí được nâng lên xứng tầm là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề về kinh tế xã hội...
  • Dân trí và Dân khí

    03/10/2005GS. Trần Đình HượuHiện nay chứng ta thường nói đến việc nâng cao " dân trí", là một trong những giải pháp cơ bản đế giải quyết những tệ nạn trong xã hội , tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khoảng cách ngày càng xa với các nước... Về mặt chiến lược lâu dài thì dân trí là một trong những khâu quan trọng nhất. Còn trước mắt biện pháp tình thế là gì? Dân trí hay dân khí?
  • xem toàn bộ