Dân trí người Việt trẻ: thấp hay không thấp?

07:28 CH @ Thứ Bảy - 02 Tháng Giêng, 2016
Google công bố 10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam

Trong giờ "Đạo đức", lớp 1, 2, 3 ,4 ,5 rồi "Giáo dục công dân" bốn năm tiếp theo, không biết bao nhiêu lần đức tính ham học hỏi được nhắc tới. Trẻ học nói, lớn học viết, hàng ngày, hàng giờ, chúng ta tiếp thu những kiến thức mới, với người trẻ, phần lớn là kiến thức trường lớp. Thế nhưng, nếu chỉ có những kiến thức trong sách giáo khoa, tất cả chúng ta sẽ như một lô hàng máy giặt sản xuất bởi một nhà máy, cùng chức năng, cùng hình dáng. Với quỹ thời gian 24 tiếng một ngày, bớt 8 tiếng ngủ, thì chính những kiến thức tự ta bỏ công mày mò khám phá, mới tạo nên được sự khác biệt.

Thế kỉ 20 đã đem tới Internet, rồi Google. Chính sự phổ biến của nó tại Việt Nam, đất nước với hơn 30 triệu người sử dụng (chiếm phần ba dân số toàn quốc), chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về một cuộc cách mạng tri thức cho dân tộc Việt Nam cần cù ham học hỏi. Và đây là một số thông tin được người dùng tìm kiếm:
  1. Vợ Người Ta
  2. Âm Thầm Bên Em
  3. Không Phải Dạng Vừa Đâu
  4. How-Old.net
  5. Fast Furious 7
  6. Khuôn Mặt Đáng Thương
  7. Em Của Quá Khứ
  8. Cười Xuyên Việt
  9. Cô Dâu 8 Tuổi
  10. Chàng Trai Năm Ấy
(Nguồn: Bloomberg.com)

Để phân tích bảng xếp hạng trên theo phong cách "showbiz", ta thấy nó có rất nhiều điểm tương đồng với lễ trao giải Oscar hay Grammy. Dẫn đầu là Sơn Tùng MTP với bốn giải. Có giải cho Mỹ, có giải cho Ấn Độ, có giải cho Vợ Người Ta. Ngoài ra ta cũng thấy được sự hội nhập quốc tế, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc tại Việt Nam trong năm 2015.
Thế nhưng nhìn từ góc độ văn hoá giáo dục, liệu có thể lạc quan như vậy?

Dân trí cao hay dân trí thấp khi giới trẻ tào lao với hình ảnh hot Sơn Tùng M-TP thay vì những vấn đề dân sinh sát sườn?

Có lẽ sẽ có người nói rằng nhiều quốc gia khác cũng có chiều hướng tìm kiếm tương tự, và biện minh cho sự bình thường của bảng xếp hạng trên. Nhưng trước hết, chúng ta hãy thử xem hai nước đầu tàu Châu Á.

Nhật Bản:
  1. Nhà nước Hồi Giáo (ISIS)
  2. Bão (typhoon)
  3. Rugby (sau trận thắng của Nhật trước New Zealand)
  4. My number (mã số dùng cho bảo mật và thuế)
  5. Kenji Goto (Nhà báo bị ISIS chặt đầu)
  6. Naomi Kawashima (diễn viên qua đời vì ung thư)
  7. Akira Hokuto (Nữ đô vật bị phát hiện ung thư vú)
  8. Splatoon (game Nintendo)
  9. Windows 10
  10. iPhone 6s
(Nguồn: Bloomberg.com)

Singapore:
  1. PSI Singapore (Cục môi trường quốc gia)
  2. Lý Quang Diệu (Cha đẻ nước Singapore hiện đại)
  3. SEA Games
  4. Whatsapp
  5. iPhone6s
  6. Amos Yee (blogger sinh năm 1998, bị bắt vì lên tiếng chỉ trích Lý Quang Diệu)
  7. Đại dịch MERS
  8. QZ8501 (Máy bay mất tích của AirAsia)
  9. Lý Vĩ Linh (Con gái Lý Quang Diệu)
  10. Lý Hiển Long (Con trai Lý Quang Diệu - đương kim thủ tướng)
(Nguồn: vulcanpost.com)

Cái gốc của vấn đề

Có rất nhiều bài viết, trên cả những trang báo uy tín như VnExpress hay VTC News, đã nói rằng giới trẻ Việt Nam có dân trí thấp. Đây là một nhận định rất mạnh, khi đã đặt một câu khẳng định cho một vấn đề phức tạp cần cả số liệu về dân số, giáo dục, số liệu về vùng miền, và so sánh với dữ liệu tương tự của các quốc gia khác.

Theo Indexmundi, Việt Nam đứng thứ 118 về tỉ lệ biết đọc biết viết trên 215 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xét về Toán và Khoa học phổ thông, Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn thế giới, hơn cả Anh và Mỹ, đây là một thực tế mà những du học sinh Việt Nam tại nước ngoài đều có thể cảm nhận.

Năm 2014, khi Trung Quốc đem giàn khoan HD981 tiến vào biển Đông, người trẻ đã cực lực phản đối, thể hiện lòng yêu nước mãnh liệt. Đầu năm 2015, khi Hà Nội lên kế hoạch chặt bỏ 6700 cây xanh, nhiều người trẻ cũng đã lên tiếng, thể hiện sự quan tâm đến môi trường của thủ đô và sự xót xa với những thứ đã trở thành một phần của thành phố. Ngày 27/6/2015, khi Tòa án tối cao Mỹ ra quyết định hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn bộ nước Mỹ, hàng loạt người dùng Internet tại Việt Nam đã quyết định… đổi màu ảnh đại diện trên facebook để ủng hộ hôn nhân đồng tính. Và gần đây nhất, khi Paris hứng chịu 7 vụ khủng bố đẫm máu, những người dùng internet tại Việt Nam cũng không bỏ qua cơ hội này để thể hiện tình yêu nước Pháp.

Những ví dụ trên cho thấy rằng, người Việt trẻ không hề bỏ lỡ các sự kiện xã hội trên thế giới mà ngược lại, cập nhật khá nhanh và đầy đủ. Và nó tái khẳng định "Người Việt Nam dân trí không thấp".

Chính vì vậy, quay trở lại với bảng xếp hạng của Google, 10 từ khoá không thể đánh giá dân trí của người Việt, thay vào đó thể hiện một thói quen không tốt của người trẻ. Đó là thói quen học thụ động, thiếu sự mày mò khám phá. Khi người Việt trẻ lên tiếng về một vấn đề xã hội, sự quan tâm phần lớn mang tính thời vụ, theo tâm lý đám đông và chủ yếu nhằm mục đích giải trí. Những phản ứng của các bạn với các sự kiện trên thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn trước khi dần chìm nghỉm.

Nếu như Nhật Bản hay Singapore tìm kiếm thêm thông tin về những sự kiện xã hội, để có hiểu biết, để biết được bản chất vấn đề, thì người Việt đang bỏ qua công đoạn này. Ai cũng lên tiếng bảo vệ "Hoàng Sa - Trường Sa" là của Việt Nam, nhưng ít có người đào sâu hơn để hiểu lí do chúng ta mất đảo. Ai cũng lên tiếng khi cây xanh bị chặt, nhưng ít người tìm hiểu kỹ hơn về các loại cây, các vấn đề khi cây bị chặt. Ai cũng lên tiếng rằng IS, Al Qaeda là xấu, nhưng ít người thử tra cứu xem, những tổ chức kia đã được thành lập do ai, vì lí do nào, và tại sao lại bị bảo là xấu.

Tuy nhiên, đa số người Việt trẻ vẫn quan tâm tới Vợ người ta hơn việc Trung Quốc xây dựng bao nhiêu đảo nhân tạo ở Trường Sa

Giặc đến nhà đàn bà mới đánh

Xảy ra chuyện, mới bỡ ngỡ tìm hiểu.Trước giờ thi mới ôn bài. Bị ép mới bắt đầu làm. Liệu đây có phải là văn hoá trẻ ngày nay?

Có vẻ như người trẻ Việt đang đi theo con đường, "chống hơn phòng", hàng ngày giải trí, tới lúc cần thì nghiêm túc. May mắn là, với tố chất cần cù con cháu Bác Hồ, chúng ta vẫn đang tạm ổn với phong cách này. Giải trí là nhu cầu hết sức thiết yếu của cuộc sống. Nó giúp con người thư giãn, lấy lại tinh thần và trí lực để làm việc và học tập hiệu quả. Không có giải trí, cũng không thể có phát triển. Tuy nhiên để đi xa hơn, để vượt lên như Nhật như Singapore, cả hai quốc gia đều từng có thời gian nghèo khó và nay là cường quốc trên thế giới, hãy thay đổi suy nghĩ. Hãy để "phòng còn hơn chống", hãy trau dồi kiến thức hàng ngày. Nếu bạn không thích chính trị, hãy tìm hiểu cách tập thể thao. Nếu bạn không thích thể thao, hãy tìm cách làm bếp. Nếu bạn chưa biết bạn thích gì, hãy tìm xem "làm thế nào để biết mình thích gì." Thông tin có ích không thể có khuôn mẫu, thông tin có ích phải có ý nghĩa đối với bạn. Là một người trẻ tốt, không có nghĩa phải quan tâm tới chính trị, nhưng cần phải quan tâm tới những vấn đề ngoài vui chơi, giải trí.

Người trẻ Việt Nam luôn có một mong muốn theo kịp phương Tây. Chúng ta chê Việt Nam, chúng ta chỉ ra những bất cập, chúng ta ngưỡng mộ các nước phát triển, thậm chí sùng bái. Đấy là tín hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng chúng ta vẫn tỉnh táo nhận ra những điều chưa ổn, và cái đích cần phải học hỏi. Tuy nhiên, để giúp, trước tiên là bản thân và sau đấy là đất nước, hãy học tập thói quen sống và nghĩ của chính những đất nước chúng ta ngưỡng mộ.

Sơn Tùng MTP là một người trẻ thành công, cậu ấy làm việc tới kiệt sức cho chính tương lai của mình. Nếu sang năm một trong những từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất sẽ là "Làm sao để thành công như Sơn Tùng". Đó mới thật sự là showbiz.
Nguồn:The Compass
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ dâu tây

    26/02/2020Đàm Quang MinhKhái niệm “Thế hệ dâu tây” xuất hiện phổ biến tại Đài Loan nhằm vào thế hệ sinh ra những năm 1981-1991. Thế hệ này được mang tên “dâu tây” bởi hai lý do: thứ nhất thế hệ trẻ này được lớn lên trong một môi trường tốt hơn, giống như những trái dâu tây được chăm sóc cẩn thận trong nhà kính, thứ hai là họ giống trái dâu tây...
  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Sự suy thoái của Thế hệ trẻ hay sự chuyển dịch Hệ hình tư duy?

    29/08/2019Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ là một thế hệ vứt đi, văn hóa đọc xuống cấp, nghệ thuật – tư tưởng đang trên đà suy thoái. Điều này có đúng hay không? Đó có thể chỉ là góc nhìn tiêu cực đầy định kiến. Book Hunter đã có dịp thực hiện một bài phỏng vấn PGS – TS phê bình văn học Đỗ Lai Thúy...
  • Nói với thế hệ trẻ

    25/03/2019TS Lê Đăng DoanhTốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học...
  • Thế hệ kế tiếp và cuộc canh tân tư duy

    19/07/2018Lê Ngọc Sơn thực hiệnLàm sao xây dựng được thế hệ kế tiếp, kể cả thế hệ lãnh đạo lẫn thế hệ trẻ, những người có chí lớn, đưa con thuyền dân tộc vượt qua những thác ghềnh trước mặt. Người Đô Thị đã có cuộc trò chuyện cùng GS. Cao Huy Thuần về những suy tư, trăn trở của ông về vấn đề này…
  • Thế hệ

    04/03/2016Hoàng Đạo CungThế hệ Cụ của các anh, đầu thế kỷ 19, làm quan tại triều, quát lính gông cổ quan tham. Thế hệ Ông của các anh, cuối thế kỷ 19, học tài, đỗ cao, lo trị dân, lo việc giáo dục, lo đắp đê chống lụt. Về già từ quan, uống rượu, làm thơ chống Pháp và bàn chuyện Duy tân, cách tân...
  • Một thế hệ lười biếng đang hình thành ở Việt Nam?

    23/10/2015"Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa. Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày”, đến bây giờ ngẫm lại vẫn thấy câu tục ngữ này đúng. Và có lẽ muôn đời đúng. Tuy nhiên, đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”...
  • Thế hệ của tôi

    16/09/2015Nguyễn Văn TrọngĐây là bài tổng kết những chiêm nghiệm cuộc đời của một người làm khoa học đáng kính đã bước qua tuổi thấp thập cổ lai hy - GS. Nguyễn Văn Trọng...
  • Thế hệ sinh sau 2000 có gì đặc biệt?

    04/09/2015Ronald AlsopGiờ đây họ cho rằng họ cuối cùng đã hiểu được thế hệ 8x và 9x, một số nhà tuyển dụng và tư vấn đã bắt đầu nghĩ tới thế hệ đi làm kế tiếp.
    Họ đang phân tích những thiếu niên và những trẻ em sinh ra sau năm 2000 để dự đoán họ có gì khác biệt so với thế hệ đi trước.
  • Một thế hệ học sinh thụ động chỉ biết ăn và học?

    23/08/2015Bạch DươngSau việc 29 thí sinh phải thi lại trong kỳ thi THPT quốc gia do giám thị ký nhầm mà không thí sinh nào dám đứng lên phản đối, một lần nữa lại gióng lên hồi chuông báo động về sự thụ động của học sinh...
  • Sửng sốt với 'thế hệ đánh mất' của Nhật Bản

    08/08/2015Nha ĐamTuần qua, người Việt sửng sốt với thông tin về “thế hệ đánh mất” của Nhật Bản được truyền thông phương Tây phản ánh, với khoảng 1 triệu người trẻ tuổi đang tách mình khỏi xã hội trong hoàn toàn cô độc...
  • Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực

    13/07/2015Phạm Ngọc Điệp dịchNhân dịp Ngày hội STEM1, GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hoá hết sức khắc nghiệt...
  • Lời thơ nhắn nhủ gửi tới thế hệ trẻ

    14/07/2014" 10% cuộc sống của bạn là do những gì bạn tạo ra, 90% còn lại tùy thuộc vào cách bạn suy nghĩ và cảm nhận". Chúng ta không thể phủ nhận điều đó! Thời gian chúng ta có không nhiều, mà một khi thời gian đã đi qua thì không lấy lại được...
  • Sống cho thế hệ tương lai

    27/06/2014Vương Trí NhànNhất cử nhất động của chúng ta đều gây tác động tới tương lai. Và thế hệ trẻ là cái chuẩn bất cứ ai cũng phải tính tới khi giải thích đánh giá hành vi của chính mình...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Bài hát “Tiếng nói thế hệ trẻ”

    22/06/2011Tôi phải đi ngay bây giờ,
    Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta
    Của tuổi thơ nghe bà kể chuyện
    năm mươi đứa con theo cha xuống biển
    Của mòn vẹt ghế nhà trường thư cho các anh lính canh giữ đảo,
    của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng,
    của niềm tự hào biển bạc, của cong oằn gánh hình chữ S...
  • Thế hệ 9x: Chỉ biết Google, không giỏi phân tích?

    31/01/2008Trọng Cầm (Theo Infoworld)Cuộc nghiên cứu mới nhất của Trường Đại học London cho rằng: 9x ngày nay đã quá quen thuộc với việc sử dụng máy tính, mạng Web và nhất là công cụ tìm kiếm Google. Tuy nhiên, các em lại thiếu mất kỹ năng phân tích và phê bình cần thiết để xử lý các thông tin đọc được...
  • xem toàn bộ