Dân trí và quan trí

12:18 CH @ Thứ Tư - 14 Tháng Bảy, 2010
Lâu nay, chúng ta vẫn hô hào phải nâng cao dân trí, thậm chí đã có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đưa ra nhằm mục đích nâng cao dân trí. Tuy nhiên, ít ai bàn đến việc phải nâng cao quan trí. Nhân chuyện Quốc hội sôi nổi bàn luận trách nhiệm của bộ trưởng này, đề cập việc bỏ phiếu tín nhiệm, có người đặt vấn đề đã đến lúc phải nâng cao cả quan trí.

Quy luật thông thường, dường như ở đất nước có dân trí cao, quan trí cao thì văn hóa ứng xử, cách nhìn nhận, đánh giá cũng khác với nước có dân trí thấp. Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama vừa từ chức, chỉ vì ông không thực hiện được lời hứa (di chuyển vị trí căn cứ không quân Futenma trên đảo Okinawa ra khỏi tỉnh Okinawa) khi nhậm chức. Nhiều nhà quan sát bình luận, hành động của Thủ tướng Yukio Hatoyama thể hiện đất nước này không chỉ dân trí cao, mà quan trí cũng cao.

Từ chuyện nước Nhật, để thấy rằng, khi đất nước đạt đến một trình độ nhất định, người ta không phải dùng đến những quy tắc lạnh lùng của pháp luật để buộc người này phải từ chức hay cách chức, mà bản thân những chính trị gia tự biết mình có nên ngồi ở vị trí đó nữa hay không.

Ở Việt Nam, năm 2002, Quốc hội đã thông qua Luật Hoạt động giám sát, trong đó quy định Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm (thực ra là bất tín nhiệm) với những người do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Khi bỏ phiếu tín nhiệm, nếu người bị bỏ phiếu không vượt qua được 50% số phiếu, sẽ bị miễn nhiệm.

Có thể nói, các nhà làm luật đã rất thực tế khi đưa quy định này vào luật, nhằm mục đích tối cao là giám sát hoạt động của quan chức. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, quy định trên là rất cần thiết. Tuy nhiên, suốt 8 năm qua, chưa lần nào Quốc hội sử dụng đến quy định này, dù đúng thẩm quyền. Có phải các tư lệnh lĩnh vực 8 năm qua đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nên không cần vận đến luật?

Nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn chỉ ra rằng, với quy định phải có ít nhất nhóm 20% đại biểu Quốc hội cùng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm hoặc một ủy ban của Quốc hội đề nghị, khi ấy Quốc hội mới đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, và mặt khác, hướng dẫn thực hiện quy định các đại biểu Quốc hội không được vận động để có tỷ lệ trên, việc bỏ phiếu tín nhiệm khó thực hiện.

Nâng cao dân trí và cả quan trí có lẽ không thể là việc một sớm một chiều, nên việc phải dùng các quy định lạnh lùng của pháp luật vẫn là biện pháp tối ưu. Nếu vậy, không còn cách nào khác, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội cần sớm sửa, để có thể thực thi. Chỉ có như vậy, cả dân trí và quan trí mới rộng đường phát triển.


Không thể để “quan trí” lạc hậu hơn dân trí

Báo Tuổi Trẻ, Phùng Quốc Anh (Sở Kế hoạch - đầu tư Tiền Giang)

Theo tôi, trong thực tế hiện nay, nếu loại trừ những công chức vì lợi ích cá nhân hoặc cục bộ mà cố tình níu kéo cơ chế xin - cho, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, thì có không ít cán bộ công chức đang đuối tầm so với yêu cầu của nhiệm vụ, kể cả về tư duy, nhận thức cũng như về trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật.

Chỗ này chỗ khác đã xảy ra tình trạng những người được làm nhưng không biết làm, trong khi có những người biết làm nhưng không được làm. Hệ quả là người dư sức, người đuối sức và hiệu quả chung kém, doanh nhân than phiền không ít.

Ngày nay kiến thức của giới doanh nhân đã được nâng cao rất nhiều. Trình độ học vấn được nâng cùng với các phương tiện thông tin hiện đại đã giúp họ nắm bắt kịp thời những thông tin, những diễn biến mới trên thế giới và trong nước về kinh tế cũng như về chính trị, xã hội.

Nhiều doanh nhân nắm bắt rất nhanh nhạy các qui định trong các văn bản pháp qui, đủ trình độ để phản bác những qui định phi thực tế của cơ quan chức năng.

Quan sát trên báo, đài thấy rằng đã có không ít những cuộc đối thoại mà cơ quan chức năng lúng túng trước các ý kiến khá sắc bén của doanh nhân và cũng có nhiều vụ khiếu nại của doanh nghiệp mà khi ra tòa mới thấy là cơ quan chức năng đã xử lý vụ việc chưa đúng pháp luật.

Rõ ràng là trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức - nói nôm na là “quan trí” - phải nhanh chóng được nâng cao, không thể để cho “quan trí” lạc hậu so với dân trí, càng không thể kéo lùi dân trí theo kiểu quản lý đến đâu thì mở tới đó!

Tôi hoàn toàn nhất trí cao với một trong những nguyên tắc mà trong phần Đổi mới và chính đốn Đảng, dự thảo báo cáo nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ thật sự dân chủ, khoa học, công minh... Có cơ chế, chính sách bảo đảm phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài; thay thế (riêng ở từ này tôi đề nghị thay bằng từ “sa thải”, vì từ “thay thế” có thể hiểu rằng cán bộ này vẫn còn nằm trong bộ máy công quyền dẫu rằng ở vị trí kém hơn!) người kém năng lực, không đủ uy tín, nhất là người kém phẩm chất, hư hỏng, có khuyết điểm nghiêm trọng...”.

Ngoài ra, trong mục XII “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc...”, tôi đề nghị thay ý “Tạo điều kiện để các doanh nhân phát huy tiềm năng và vai trò tích cực của mình trong phát triển sản xuất kinh doanh” bằng ý “Tăng cường khảo sát, tổng kết thực tiễn, thu hút trí tuệ của đông đảo nhân dân, đặc biệt là giới doanh nhân vào việc hoạch định cơ chế, chính sách phục vụ quốc kế dân sinh”.

Dân trí và quan trí
Qua phiếm đàm của nhà thơ Trần Đăng Khoa

- Này, tôi hỏi thật nhé, công việc bề bộn thế, chú còn thời gian đọc sách báo không?

- Cụ hỏi vậy có nghĩa là thế nào?

- Chả là gần đây, tôi thấy báo chí, truyền hình người ta hay bàn đến việc nâng cao dân trí. Nhưng vấn đề quan trọng, tôi nghĩ chính là chuyện quan trí, chứ không phải dân trí đâu, chú ạ.

- Cụ nói thế nghĩa là…

- Là cán bộ có vấn đề chứ sao. Tôi thấy trình độ dân trí của ta bây giờ rất khá. Họ không ấu trĩ u mê như cán bộ ta lầm tưởng đâu. Bây giờ, chỉ ngồi nhà, kéo cái cần ăng-ten lên là họ đã nắm được toàn thế giới. Trong khi đó nhiều cán bộ của ta lại ấu trĩ, non kém không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của dân. Mà cán bộ mới là quan trọng. Vì họ mới thực sự ở vị thế tác động tới đời sống xã hội. Một người dân dốt nát, có quyết định sai lầm thì chỉ một mình anh ta, hay cùng lắm là vợ con anh ta phải gánh chịu hậu quả. Nhưng một cán bộ mà có những quyết sách sai lầm thì nguy lắm. Cán bộ càng cao thì tầm ảnh hưởng càng lớn. Có khi một làng, một xã, một huyện, một tỉnh, hoặc thậm chí là cả một dân tộc phải trả giá cho sự sai lầm của một người hoặc một nhóm người. Tôi nói vậy sao chú lại cười? Có lẽ chú nghĩ tôi là gái goá lo việc triều đình ư?

- Ô không không… Con đang nghe mà. Nghe chuyện cụ vui lắm…

- Thế mà chú còn vui được à? Cái chú này lạ thật. Chính chú mới là cái thằng vô trách nhiệm nhất. May mà chú không làm to. Tôi nói, chú bỏ ngoài tai, đừng trách ông lão nhà quê lẩn thẩn nhé. Tôi thấy cán bộ các chú bây giờ nhiều anh buồn cười lắm. Có anh nói rất hùng hồn mà người nghe vẫn chẳng hiểu anh ta nói gì cả. Bởi tư duy người nói đâu có được mạch lạc. Có anh lên truyền hình vẫn còn nói ngọng, cứ lẫn lộn giữa N với L. Nghe mà nản quá, chú ạ. Hôm vừa rồi, tôi dự buổi mít-tinh truy điệu đồng bào bị thiệt hại trong mấy trận lũ lụt. Có ông đọc điếu văn xong lại vỗ tay hoan hô. Ông ta vỗ trước, rồi mọi người ngơ ngác vỗ theo…

- Cái đó xin cụ thông cảm, có thể do thói quen mà hoá sơ suất…



- Làm cán bộ thì phải cẩn trọng ngay từ những cái nhỏ nhất chứ. Bởi anh ta đang đứng trước dân. Người dân sẽ trông vào anh ta mà tìm cách ứng xử cho mình. Với những anh cán bộ như thế thì đừng trách vì sao dân lại thiếu lòng tin vào những người lãnh đạo. Cũng đừng nghĩ là họ nhẹ dạ bị địch xúi giục mua chuộc. Chẳng có địch nào chui được vào đội ngũ nhân dân, những người suốt đời gắn bó sinh tử với cách mạng, với đất nước. Hàng triệu con, em của họ còn đang nằm ở dưới đất trong suốt mấy cuộc chiến tranh kia…

- Vâng, cụ nói vậy thì con cũng biết vậy. Nhưng dân mình cũng cần độ lượng, thông cảm. Làm cán bộ khó lắm…

- Thì có ai bảo làm lãnh đạo dễ đâu. Tôi có ông bạn chăn trâu cắt cỏ xưa, giờ làm phó chủ tịch tỉnh. Ông ấy bảo: Cậu nói gì? Cần phải học à? Rõ vẽ chuyện! Tớ chỉ học hết có lớp Bốn, sau này được người ta đưa đi học hết bổ túc lớp Bảy. Thế mà suốt mấy chục năm làm cán bộ, tớ có sử dụng đến kiến thức đã học đâu!. Tôi không biết những ông cán bộ như thế sẽ múa may ra sao trong thời Kinh tế tri thức và thông tin toàn cầu này. Chẳng biết chú thế nào, chứ tôi thì tôi lo lắm. Bởi thế cùng với việc nâng cao dân trí, chúng ta cần khẩn cấp nâng cao quan trí, chứ không thì nguy đấy!


Dân trí và quan trí
Nhưng ai cũng phải xem lại cái Tôi của mình trước đã

Mai Phương, Báo Tổ quốc

Không phải làm những gì to tát, mà hãy thể hiện trách nhiệm công dân từ những việc làm nhỏ nhất.

Bây giờ, nếu có một công việc cá nhân nào đó dính đến cơ quan công quyền, người dân bao giờ cũng phải hỏi xem đi “cửa” nào cho thuận, cho được việc. Và câu hỏi đặt ra ngược lại là anh phải ứng xử thế nào để qua được cửa quan? Những bức xúc ấy dù không ai nói thẳng ra, nhưng lại là thực tế hằng ngày mà người dân phải chứng kiến, phải “cọ xát” mỗi bận có việc đến cơ quan công quyền.

Các thủ tục hành chính cần phải được thực hiện theo đúng tinh thần của một nền hành chính vì dân chứ không phải “hành là chính” như người dân từng than phiền. Với các vụ việc kiểu như: thực phẩm chứa chất nguy hại tới sức khoẻ người dân, nước sạch nhiễm bẩn, sách giáo khoa có lỗi,môi trường đô thị bị ô nhiễm... thì người đứng đầu các cơ quan quản lý lĩnh vực đó phải đứng ra xin lỗi người dân, thậm chí phải từ chức chứ không phải sau khi công luận lên tiếng, người ta mỗi “xuất hiện” để “nói cho rõ” nguyên nhân.



Hầm cơ giới Kim Liên (Hà Nội) vừa thông xe đã bị bôi bẩn.

An sinh và an dân là một trong số các mục tiêu cao nhất của một quốc gia, một thành phố.

Hơn 30 năm sau chiến tranh, nhất là từ khi đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra rằng, cái TÔI mới nổi bật lên, nhiều giá trị văn hóa bị xuống cấp. Trong truyền thống của Việt Nam, một trong những giá trị chủ đạo là tinh thần cộng đồng. Nhà nghiên cứu văn hóa Hữu Ngọc cho rằng, nói “văn hóa xuống cấp” chính là tinh thần cộng đồng bị xuống cấp.

Văn hóa đô thị không thể hiện hữu khi vẫn còn cảnh cư dân thản nhiên tung rác từ cửa nhà mình ra đường. Nhắc lại câu chuyện hầm cơ giới Kim Liên (Hà Nội) vừa thông xe đã bị bôi bẩn, chúng ta vẫn cảm thấy bực mình, thậm chí là xấu hổ. Thạc sĩ Lê Thị Trúc Anh (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) cho rằng, ý thức của người dân về lối sống văn minh đô thị sau nhiều năm vẫn chưa được nâng cao, thậm chí có chiều hướng ngược lại là “nông thôn hóa thành thị”, sống bằng “lệ” nhiều hơn trọng “luật”.

Rõ ràng, để có một đô thị “vuông tròn” trăm năm và lâu hơn thế nữa, phải bắt đầu từ quan trí, từ việc xây dựng văn hóa ứng xử trong mỗi người dân. Đây là một quá trình dài lâu. Nhưng ngay từ bây giờ, chính những người dân đô thị phải tự vấn về sự bàng quan trước mênh mông lạc hậu bao quanh mình, hãy thể hiện trách nhiệm công dân từ những việc làm nhỏ nhất.
Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người tiểu nông và quan lại

    15/09/2017Nguyễn Khắc ViệnNhà nước phong kiến tuyển chọn quan lại cao cấp qua các kì thi, mở cho mọi người tham gia (trừ phường hát và tất nhiên trừ phụ nữ). Việc khảo hạch gồm có những bài bình văn sách, đạo đức, chính trị, làm thơ, soạn các biểu chương hành chính.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Lý tưởng lãnh đạo và trái tim Đan-Kô

    01/10/2015Lê Thám“Những công dân đồng chí hướng của tôi, Tôi đứng đây ngày hôm nay, cảm thấy mình nhỏ bé trước trọng trách mà chúng ta phải đối diện, biết ơn với niềm tin các bạn trao gửi, tràn ngập ý thức về những hy sinh mà tổ tiên chúng ta đã gánh vác.”
  • Đặng Huy Trứ và những điều răn dành cho người làm quan

    16/08/2014Nguyễn Phương ThoanTrước tác của Đặng Huy Trứ để lại , ngoài các tác phẩm văn thơ như: “Tùng chinh di quy”, "Hoàng Trung thi văn”, “Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên”, "Nữ giới diễn ca”... thì bộ sách dày gần 2000 trang có đầu đề “Từ thụ yếu quy" với nội dung chuyên về chống hối lộ - tham nhũng đã thu hút nhiều thế hệ người đọc hơn một trăm năm qua...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Làm quan cần phải tu thân

    21/12/2010Sông thươngNhà lãnh đạo muốn làm sống dậy những thành tựu vốn có của dân tộc mình thì trước hết họ phải làm tròn trách nhiệm được giao phó trước dân, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước chứ không phải chỉ vì nhắm mắt làm liều theo cái lợi trước mắt. Không gương mẫu thì không một nhà lãnh đạo nào có thể giải quyết được những vấn đề lớn lao của đất nước mà chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ và là chủ đề đàm tiếu của dư luận. Xin hãy làm tròn trách nhiệm khi còn đang đương chức và không để phải hối hận vì những phút lỡ làng sau này.
  • Thương nhớ quân tử

    14/12/2010Lê Thiếu NhơnĐã có không ít nhân vật từ trang sách bước ra, và trở thành biểu tượng cho đời sống tinh thần của một người, hoặc một thế hệ. Anh binh sĩ cả cuộc đời gian truân Paven trong “Thép đã tôi thế đấy” cũng có thể xem như một ví dụ thuyết phục.
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ

    30/11/2009Trần Đình ThảoBài viết trình bày và phân tích sự phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân của Nho giáo, chủ yếu là trên cơ sở quan niệm của Khổng Tử về quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ. Tác giả chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại người này: một là, trên phương diện làm theo đạo “Trung dung”; hai là, trên phương diện nhận thức về nghĩa và lợi; và ba là, trên phương diện thực hành đạo đức. Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc Nho giáo so sánh hai loại người này và mục đích giáo dục của Nho giáo.
  • Làm người khó hơn làm quan

    02/07/2009Quang DươngQuan trọng nhất, cha mẹ, người lớn phải làm gương. Cha mẹ, người lớn nói hay mà làm dở, nói tốt mà làm xấu… thì con cái, dù có được hưởng thụ nhờ cha, mẹ “làm quan” nhưng lớn lên, nó sẽ khó làm người cho ra con người.
  • Lãnh đạo phải biết nghe lời thẳng, lời thật

    06/04/2009TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnNgười đứng đầu quốc gia mà không chủ động tiếp cận các nguồn độc lập để nắm bắt thông tin, thì chỉ còn hình dung được bức tranh đất nước qua lăng kính do những người thân cận dàn dựng; nếu các cận thần toàn nói dối, thì đến một lúc nào đó, người lãnh đạo sẽ không còn biết gì về chính đất nước của mình.
  • Chọn người lãnh đạo giáo dục như thế nào?

    02/04/2009Văn Như CươngMột chức vụ thứ trưởng cho ngành giáo dục có lẽ quan trọng hơn nhiều so với chức Chủ tịch ĐH Harvard, vì cho dù Harvard có to mấy đi nữa thì số sinh viên của họ làm sao so được với số sinh viên của cả nước ta? Vậy thì để có thể chọn ra những người lãnh đạo xứng đáng nhất, ngành cũng nên có cách làm công phu, thận trọng, minh bạch.
  • Quan lớn Lại – Quan lái lợn

    26/02/2009Nói lái là cách nói rất thông dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ xưa đến nay, dân ta thường dùng cách nói lái để đố chữ, vui đùa, và cả châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu. Hiếu Học xin giới thiệu một số giai thoại dân ta nói lái để giễu các quan lại xấu xa...
  • Lãnh đạo trước hết là con người

    07/05/2008Huyền ChiTrở thành Tổng thống Nga ở tuổi 43, ông Dmitry Medvedev đang cố gắng hoàn thiện sao cho xứng với danh hiệu thần tượng của giới trẻ - người kế nhiệm xuất sắc của Tổng thống Vladimir Putin. Khác với vẻ ngoài nghiêm nghị, cứng rắn của một nhà lãnh đạo, ông thật sôi nổi, trẻ trung, hiện đại và dí dỏm trong cuộc sống đời thường...
  • Từ chủ doanh nghiệp đến ... nhà lãnh đạo kinh doanh

    23/09/2007Một thời gian dài trước khi trở thành một chủ doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng nhiều lần tự nhủ: “Một ngày nào đó, mình sẽ làm chủ một Công ty riêng!”. Mọi người trên thế giới này đều đã từng tự nhủ như vậy với niềm lạc quan trong giọng điệu và sự phấn khích trong ánh mắt, cho dù đó là một cậu bé cô bé tuổi teen hoặc thậm chí là cả nhũng người đang ở tuổi ngũ tuần...
  • Một số ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ tới hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ ở nước ta hiện nay

    02/03/2007Ths Trần Sỹ DươngVới những đặc trưng cơ bản như: mang tính chất tự cấp tự túc được tiến hành theo kinh nghiệm là chủ yếu, kỹ thuật thủ công thô sơ, lạc hậu, có tính chất phân tán, khép kín...nền sản xuất nhỏ là cơ sở chủ yếu hình thành nên lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận, thói tự do tùy tiện, vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường luật pháp, cục bộ địa phương...
  • Một giờ với chính khách Lý Quang Diệu

    27/02/2007Kim HạnhTôi thêm vào cái tựa 2 từ “chính khách” sau khi đọc bài báo trên Straits Times Singapore sáng 21/1/2007 (một ngày sau khi ông trở về nước). Những gì ông nhận đình về Việt Nam khi đã trở về nhà là đúng tầm với 1 chính khách.

  • Tản mạn xung quanh chữ “quyền”

    28/10/2006Nguyễn Đức ThạcTrên hành trình thực hiện khát vọng tự do và sự tự khẳng định quyền của con người, khái niệm "Quyền" luôn "đi, về" trong suy tư của mỗi con người với bao trăn trỏ, hăm hở, nhiệt thành và nhiều khi cũng thật vất vả đến mệt mỏi, ngay cả khi con người có cái tâm trong sáng. Và điều ấy ta thêm một lần cảm nhận được khi nghe một vị Bộ trưởng phát biểu giải trình kiến nghị và trả lời chất vấn tại kỳ họp vừa kết thúc của Quốc Hội, điều đó là sự tương quan giữa vô hạn và hữu hạn...
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Lãnh đạo và quản lý mọi người

    30/09/2006Trong một tổ chức, chúng ta phải làm việc cùng mọi người và cho mọi người. Để mỗi người có thể đạt được mục đích của mình, mỗi cá nhân cần phải phối hợp với nhau một cách hiệu quả. ...
  • Cách lãnh đạo

    31/08/2006X.Y.Z (Hồ Chí Minh)"Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng, mà lại phải học hỏi quân chúng".
  • Các nhà lãnh đạo dạy các nhà lãnh đạo

    15/08/2006Văn Nhật theo Fash CompanyMột xu hướng mới trong việc phát triển đội ngũ những nhà lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp: thay vì kết hợp với các chương trình đào tạo MBA của các trường Đại học như trước đây, nay Công ty tự thiết kế những chương trình đào tạo Giám đốc cấp cao, tham gia giảng dạy trong các chương trình này là các nhà lãnh đạo cấp cao hiện tại của chính doanh nghiệp…
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

    23/03/2006Phạm Mạnh HàBối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý...
  • 8 lời khuyên cho người lãnh đạo dũng cảm

    31/10/2005Huỳnh Hoa lược dịch, Alice DragoonNgười lãnh đạo dũng cảm cần giữ được thăng bằng giữa việc thúc đẩy cải tổ và sự bảo đảm rằng tổ chức của mình sẽ chấp nhận. Dưới đây là những chiến lược mà nhiều người trong 100 giám đốc công nghệ thông tin (CIO) được tôn vinh năm nay đã sử dụng...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • Lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo người khác

    09/07/2005Theo Jagdish Parikh, một chuyên gia về lãnh đạo của Trường Kinh doanh Harvard, những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất nhận ra rằng trước tiên họ cần phải học kỹ năng lãnh đạo chính bản thân mình!
  • 10 lời khuyên giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công

    02/02/2004Lãnh đạo một công ty lớn là một trong những công việc quan trọng nhất trên thế giới. Đây là một công việc vốn đã cực kỳ khó khăn và dường như ngày càng khó hơn nữa. Sau đây là 10 phẩm chất cần có để trở thành một người có thể đảm trách tốt công việc này...
  • xem toàn bộ