Hồn vía ở sàn

02:49 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Hai, 2007

Một bộ phận người dân và cán bộ công chức đang "sôi" lên vì chứng khoán. Không mấy ai hiểu biết đầy đủ về cái gọi là thị trường chứng khoán, nhưng thấy người khác đồn thổi về những con số lợi nhuận phất lên nhanh chóng, nên lòng không khỏi... xôn xao.

Mà có sự ham muốn cũng dễ hiểu, vì chỉ cần thắng trong một cuộc chơi, số tiền lãi bằng tiền lương cả năm, thậm chí 10 năm làm việc quần quật.

Cuộc chơi chứng khoán đang trở thành hội chứng và hệ lụy đầu tiên của nó đã xuất hiện. Đó là một số cán bộ công chức trong cơ quan công quyền, các ngân hàng thương mại quốc doanh, công ty nhà nước... xao lãng việc công, dẫn đến sự trì trệ hoạt động của các đơn vị.

Ai cũng rõ là công nhân lao động trong các nhà máy khó có khả năng tài chính và điều kiện để "chơi" chứng khoán, chỉ có cán bộ công chức mới có thời gian, có tiền và phương tiện phục vụ cho giấc mơ làm giàu từ TTCK.

Bởi giấc mơ làm giàu nên không ít người thân ở cơ quan mà hồn vía ở sàn. Một vấn nạn khác mà người chơi chứng khoán phải đầu tư không chỉ đồng tiền. Các phương tiện của cơ quan như mạng Internet, điện thoại sẽ là công cụ để mọi người khai thác.

Tuy nhiên, quan trọng nhất là vấn đề thời gian công sở. "8 giờ vàng ngọc" vốn đã bị một số cán bộ công chức ăn gian (đi muộn về sớm hoặc tranh thủ làm việc riêng), nay thêm "phong trào" chơi chứng khoán, thời gian công sở dễ bị đánh cắp nhiều hơn. Nếu tình trạng này không được chấn chỉnh sớm, sự trì trệ của hệ thống bộ máy hành chính là điều khó tránh khỏi.

Thấy trước sự nguy hại của vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản cấm nhân viên chơi chứng khoán trong giờ làm việc. Cụ thể hơn nữa là nghiêm cấm sử dụng các phương tiện của cơ quan để tham gia vào hoạt động trên thị trường chứng khoán.

Có thể hệ thống Ngân hàng Nhà nước là nơi có đông cán bộ công chức tham gia chơi chứng khoán nên phải có biện pháp ngăn chặn sớm. Thực ra, việc chơi hay không chơi chứng khoán là quyền của công dân nên không thể cấm đoán mà chỉ cấm bỏ việc trong giờ hành chính.

Tuy nhiên, văn bản cấm là một việc, còn hiệu quả của nó lại là việc khác. Khó có đơn vị nào có đủ khả năng để kiểm soát được các hoạt động riêng tư của từng nhân viên, quan trọng nhất là ý thức của mỗi người.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ nghĩ đến tiền cũng làm người ta ích kỷ

    14/12/2017Chỉ cần một ý nghĩ về tiền bạc cũng biến một con người trở nên ích kỷ, làm cho người đó ít sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn và chỉ thích "độc lập tác chiến"...
  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Những suy nghĩ của tôi về tiền và sự giàu có

    21/10/2016Nguyễn Tất ThịnhGiàu có trong sự nghèo khó của người khác, trong sự lụi bại của xã hội thì cái sự giàu có đó rất không yên ổn...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • “Chơi” chứng khoán: “ăn xổi” có dễ kiếm lời?

    07/02/2007Hoàng MinhChưa cần biết việc đầu tư cổ phiếu - chơi chứng khoán cuốn hút đến cỡ nào, nhưng đến các phiên giao dịch hàng sáng thì mới thấy rõ phần nào một hình thức "kinh doanh", "làm giàu, kiếm sống", thậm chí cả "đánh bạc" mới nổi lên. Chơi chứng khoán bám sàn, bám "mạng" trong các phiên giao dịch đã đành, chơi chứng khoán “ngoài sàn" cũng phải bám... chẳng kém. Thậm chí, với nhiều dân chơi đang có công ăn việc làm hẳn hoi nhưng đã từ bỏ nghề ăn lương hàng tháng để theo các "con" cổ phiếu mỗi ngày.
  • Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?

    06/02/2007Lê HàĐang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?
  • Bí mật tiền nổi ngứa

    29/08/2006Dân tộc ta tự hào có hàng chục ngàn người nổi tiếng như thế, trong đó hàng ngàn tấm gương đã sáng ngời trên mặt báo. Song, giữa dải Ngân, vẫn không khỏi có sao mờ, sao xẹt. Vừa nức tiếng đó, thoắt thành tai tiếng...
  • Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi

    12/07/2006Nguyễn Văn ĐôngTrong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biếnđộng, lúc nóng, lúc lạnh gây sựchú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấnđề này, Tạpchí Nhà Quản lýđã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn

    27/11/2005Ngô Việt - Hải YếnKhi hình thành thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều người hy vọng rằng đây sẽ là một "chỗ trũng” để huy động vốn đầu tư. Nhưng sau ba năm hoạt động, TTCK có lẽ mới dừng ở mức độ tập dượt trên một cái ao nhỏ. Vậy cần làm gì để TTCK phát huy được những mặt tích cực của nó trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân...
  • Về chứng khoán và đầu tư chứng khoán

    24/11/2005Nguyễn MinhThị trường chứng khoán là gì? Tại sao người ta đầu tư vào chứng khoán? Ta có thể tối đa hoá lợi nhuận từ chứng khoáng hay không?
  • xem toàn bộ