Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?

08:39 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Hai, 2007

Đang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?

Một màu chói sáng

Từ chỗ trong suốt gần 10 năm trời, chỉ có vài chục cổ phiếu, chứng chỉ được đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, thì đến năm 2006, theo thống kê có trên 117 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ của các Công ty và quỹ đầu tư niêm yết trên 2 Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGD-CK) Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với tổng giá trị văn hoá đạt 10 tỷ USD (bằng 17% GDP, cao hơn so với kế hoạch dự kiến đến năm 2010 là 15% GDP) và 5 tỷ USD giá trị trái phiếu, tính tổng giá trị bằng 25% GDP, chiếm 1/5 tổng số tài sản tài chính của cả nước. Một sự phát triển và thành công ngoài mong đợi.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ trong số 117 Công ty hiện có, chủ yếu mới đưa chứng khoán đã phát hành ra niêm yết là chính, rất ít doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Nghĩa là hầu hết các doanh nghiệp mới dừng lại ở khâu mang cổ phiếu ra TTGD để đánh bóng "hình ảnh", mà chưa chú trọng đến công tác huy động vốn. Bởi thế, chỉ một tỷ trọng nhỏ trong tổng số giá trị vốn hàng hoá 10 tỷ USD trên là nguồn vốn thực sự được đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra giá trị giatăng cho nền kinh tế (chưa phải là TTCK đích thực, nơi tạo kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế). Vậy tại sao, trong năm qua, TTCK lại "nóng" đến vậy? Nhiều người nhờ đómà “hót bạc", tuy không ít người trắng tay.

Bàn tay vô hình: Đầu cơ?

Quản lý một nềnkinh tế phát triển ở mức cao đã khó, quản lý nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi cũng khó hơn, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã tâm sự như thế, và đối với TTCK Việt Nam trong việc quản lý cũng vậy. Thế nên, một điều hiển nhiên, ngoài các yếu tố khác, sự phát triển quá nóng của TTCK hiện tại không thể không tính đến việc đầu cơ của các tổ chức và một nhóm người nào đó, như nhận định của các chuyên gia kinh tế. Việc cổ phần hoá khép kín cũng là mộttrong những nguyên nhân gây ra sự đầu cơ đó.

Việc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước khép kín, bằng việc phát hành cổ phần ưu đãi trong Công ty (ít phát hành ra bên ngoài), đã nảy sinh vấn đề một số người có chức, quyền dùng tiền mua gom hết cổ phần. Sau khi cổ phiếu đã được phát hành, cùng với nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước hậu cổphần hoá, doanh nghiệp được thế ăn nên, làm ra...trở nên có tiếng tăm. Và đúng vào thời điểm "tiếng tăm" nhất, DN đưa nhau ra sàn...với các thông số về tài chính, lợi nhuận và một vài thủ thuật, có thể là vừa bán vừa mua, đẩy thị trường “sục sôi" nhà đầu tư (không có liên đới) thấy thế cũng nhảy vào. Kết quả, chỉ số chứng khoán tăng vù vù giá trị giao dịch cũng vậy. Và người hưởng lợi nhất, chính là người nắm giữ cổ phiếu bán ra nhiều nhất.

Cạnh việc đầu cơ từ phần "nguồn" như đã phân tích ở trên, còn có sự đầu cơ của những nhà đầu cơ chuyên nghiệp (có tiền). Tức là họ biết lợi dụng cơ chế chính sách về chứng khoán chưa hoàn thiện và quá mới mẻ đối với Việt Nam cũng như sự hiếu kỳ của người dân, nên đã dùng tiền mua gom cổ phiếu. Sau đó, chờ thời gian, những nhánh của nhà đầu cơ (đầu não), tung ra TTGDCK vừa mua vừa bán, cốt tạo tâm lý giả để thị trường nóng lên. Nó như những kênh mương tạo ra nguồn dẫn tiền đổ về dòng sông lớn Tâm lý người Việt Nam cứ thấy rẻ thì mua, cao thì bán, cứ thấy người dân đổ xô đi mua, thì mình cũng đi mua. Và thế là tiền lại trở về túi của các nhà đầu cơ, chỉ có điều lần "chảy" về này giá trị của nó lớn gấp đôi, gấp 3 thậm chí gấp 10 lần. Nhà đầu cơ kếch xù, còn những ai ăn theo đầu cơ cũng được hưởng chút ít. Chẳng thế, thời gian qua không ít người dân Nội sục sôi tin: MẹL bán phở, tham gia chơi chứng khoán lời cả gần tỷ đồng. Lời đấy, nhưng coi chừng"không ngon ăn đâu”.

Nếu chiếu theo phân tích trên, rất có thể phần lợi nhuận khổng lồ từ giao dịch chứng khoán thời gian qua đã đổ vào túi các nhà đầu cơ và người chơi bình thường cũng được hưởng lợi. Chính sự hưởng lợi (có lời) đã khiến người dân đổ xô đi chơi chứng khoán, chỉ số giao dịch VN- lndex- nóng, các khán phòng giao dịch cũng quá nóng, vì lượng người giao dịch đến quá đông. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm, cho những nhà đầu tư chân chính - thiếu hiểu biết và thành công chỉ là sự may rủi cái gọi là "Tát nước theo mưa”? Dẫu sao đây chỉ là phân tích, đánh giá, còn có một kết luận cụ thể thì phải chờ thời gian, chờ kết luận của các cơ quan chuyên trách.

Chờ đợi gì?

Với việc thực thi cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về tỷ lệ giữ cổ phần, cổ phiếu của người nước ngoài trong các Công ty, nên trong năm qua có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài "nhảy" vào TTCK Việt Nam. Chính sự tham gia cuộc chơi của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng là nhân tố giúp TTCK trở nênnóng và sôi động hơn. Tuy nhiên, về kinh nghiệm, chắc chắn họ sẽ có thừa. Hiện một số Công ty lớn của nước ngoài đã và đang rục rịch chiến dịch mua cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn như Tập đoàn tài chính Goldman Sachs đang gia tăng mạnh tỷ lệ vốn đầu tư vào Châu Á, từ 13% năm 2003, lên 24% năm 2005 và dự kiến 28% trong năm nay. Hay Tập đoàn Citigroup cũng đang hướng mạnh đầu tư vào thị trường cổ phiếu ChâuÁ, trong đó có Việt Nam. Hiện một số Công ty lớn như SAM, GMD nước ngoài đang nắm giữ 45 - 47% cổ phiếu…

Cùng với việc Luật Chứng khoán đã có hiệu lực, Chính phủ cũng đã ban hành xong Nghị định triển khai và việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia TTCK hy vọng sẽ thiết lập lại trật tự ở thị trường này. Trên nền tảng những gì đã đạt được trong năm qua, năm 2007, TTCK vẫn và sẽ hoạt động sôi nổi, thậm chí nóng, nhưng là cái nóng thực của một thị trường bậc cao như chức năng vốn có của nó, chú không phải nóng do một nhóm người tạo ra như công luận và các nhà kinh tế đặt dấu hỏi!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chia sẻ miếng bánh đầu tư

    16/09/2006Trần Phương Minh (Dịch từ Entrepreneur)Khi phải xác định tỷ lệ vốn sở hữu cổ phần cho các thành viên sáng lập công ty và các nhà đầu tư lúc khởi sự doanh nghiệp, bạn sẽ làm thế nào để phân chia miếng bánh hấp dẫn này một cách hợp lý nhất?
  • Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi

    12/07/2006Nguyễn Văn ĐôngTrong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biếnđộng, lúc nóng, lúc lạnh gây sựchú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấnđề này, Tạpchí Nhà Quản lýđã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.
  • Người xây chiếc cầu cho dòng vốn đầu tư

    03/06/2006PhanXiPangTrên lộ trình hội nhập, đã xuất hiện một lĩnh vực kinh doanh mới, kinh doanh tri thức. Nghề kinh doanh cung cấp các ý tưởng, tư vấn đầu tư và cung cấp dịch vụ pháp lý, xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một trong số những doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực này là Nguyễn Trần Bạt Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Investconsult Group, một doanh nghiệp được coi là cầu nối cho các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam...
  • Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự là một kênh huy động vốn

    27/11/2005Ngô Việt - Hải YếnKhi hình thành thị trường chứng khoán (TTCK), nhiều người hy vọng rằng đây sẽ là một "chỗ trũng” để huy động vốn đầu tư. Nhưng sau ba năm hoạt động, TTCK có lẽ mới dừng ở mức độ tập dượt trên một cái ao nhỏ. Vậy cần làm gì để TTCK phát huy được những mặt tích cực của nó trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân...
  • Về chứng khoán và đầu tư chứng khoán

    24/11/2005Nguyễn MinhThị trường chứng khoán là gì? Tại sao người ta đầu tư vào chứng khoán? Ta có thể tối đa hoá lợi nhuận từ chứng khoáng hay không?
  • VC: Chìa khoá để thành công trong đầu tư

    27/07/2005Nguyễn Thùy TrangViệc điều hành quản lý công ty đóng góp một phần lớn vào tiềm năng thành công của một dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể kiếm được nhiều tiến nếu có được đội ngũ lãnh đạo công ty xuất sắc. ...
  • Tri thức quản lý tài chính – Phần quan trọng nhất trong tri thức cơ bản về đầu tư.

    24/10/2005Trong thực tế cũng có không ít người, họ hoàn toàn không được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí không hề biết gì về Marketing, những lý luận về kinh tế nhưng họ vẫn trở thành những nhà doanh nghiệp giỏi, những nhà đầu tư thành công. ...
  • xem toàn bộ