Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

03:18 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Tám, 2009

Đó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế. Phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không?

Trong nghệ thuật nói chung, trong mỹ thuật nói riêng, cái đẹp là không thể so sánh, sự khác nhau trong cách đánh giá chỉ là ở cách nhìn. Nếu chỉ vì sở thích riêng mà phủ định hay đánh giá thấp những điều không thích thì đó quả thật là bất công.

Trong nghệ thuật, trong thế giới của cái đẹp, không hề có đỉnh. Nếu đặt thành vấn đề, thì đó, hoặc là một ý đồ bên ngoài nghệ thuật, hoặc là một ngộ nhận bị chi phối bởi những định kiến nào đó mà thôi. Cái đẹp nào, nếu đúng là cái đẹp, đều tự đầy đủ. Cái đẹp không nằm ngoài cái biểu hiện chân thành, không nằm ngoài sự hoàn thiện của các "lý do tự nó".

Với các họa sĩ, nếu có sự so sánh họ với nhau, cùng lắm chỉ có thể đặt vấn đề, mỗi người có tiêu biểu cho một dòng ý thức, một phẩm chất tinh thần nào không ? Cả đời Pablo Picasso (1881-1973) với năng lực sáng tạo dữ dội để lại hàng vạn tác phẩm đủ loại so với đời Amedeo Modigliani (1894 -1920) ngắn ngủi, chỉ để lại vài ba trăm tác phẩm hiền lành, thơ mộng. Nhưng ai dám nói đỉnh nào cao, đỉnh nào thấp ?!

Tranh Amedeo Modigliani (1894 -1920)

Nghệ thuật là thế giới của mỗi người, của cộng đồng mình sống. Lịch sử nghệ thuật xưa nay đã cho thấy một sự thật vô cùng giản dị và sáng tỏ: Khi người nghệ sĩ lặn lội đến tận cùng tâm tính và thân phận mình; chân thực đến tận cùng trong mọi hình thức biểu hiện, thì nghệ thuật của họ tự nhiên, rất gần với mọi người và có được sự đồng vọng sâu xa. Và khi do số phận, hòa cùng dòng chủ lưu của lịch sử, thì tiếng khóc, tiếng cười, cả sự gào thét hay im lặng của họ biểu hiện qua tác phẩm, tự nhiên đã mang ý nghĩa thân chứng cho một xã hội, một thời đại. Picasso đến với hội họa Lập thể phải chăng chỉ với khát vọng đi tìm cái mới trong hội họa? Thử trở lại với lịch sử: trước, hay đồng thời với Picasso, Charles Chaplin đã làm phim "Thời đại cơ khí", mà con người ở đó chỉ còn là hiện thân bi đát trước thực tế bị máy móc hóa. Trước Picasso, triết gia Đức Nietzsche đã than phiền : "Không còn con người. Chỉ có những mảnh vụn của con người" v.v... Còn nhiều, rất nhiều những ví dụ khác nữa, và các ví dụ này cho thấy, những hình ảnh kỷ hà của Picasso, sự quằn quại hay nặng trịch trong thế giới hội họa Picasso chẳng hề đơn giản là "Picasso hoá" điêu khắc dân gian châu Phi hay tranh khắc á Đông. Nói chung, không hề thuần túy hình thức - nó phản ánh một cảm thức, một não trạng thực tế. Cả đến sự cao su hóa con người trong thế giới hội họa của Salvado Dali (1904-1989) cũng vậy. Nó chẳng phải là một cố gắng lập dị. Nó lên "cơn điên" với ý thức về sự vong thân (chữ của các triết gia hiện sinh); nó như muốn "sụp đổ" với ý thức về thực tại như một chốn lưu đày (chữ của Albert Camus) v.v... Chúng ta lâu nay quên nhìn Picasso, Dali ở mảnh đất sống còn của họ trong truyền thống duy lý phương Tây - hình ảnh trong tranh họ không giống như mắt ta thường thấy nhưng tinh thần thể hiện trong tranh là một sự thật - phổ biến. Nói chung, còn lại trong nghệ thuật, không bao giờ là các định kiến chai lỳ. Người đời gọi các họa sĩ này là đỉnh bởi họ thật đến tận cùng. Đỉnh là trong mắt tha nhân, còn họ, hết sức mong manh trong thân phận nghệ sĩ của mình.

Tranh Pablo Picasso (1881-1973)

Đặt vấn đề đỉnh cao, đỉnh thấp, họa sĩ lớn, họa sĩ bé để rồi tự mãn hay an phận đã và đang là một ngộ nhận phổ biến đáng buồn trong nền mỹ thuật Việt Nam. Trong ngộ nhận đó, "cái nhìn kẻ tha nhân quả đúng là địa ngục" (Jean Paul Sartre), đùn đẩy nhiều họa sĩ loay hoay, hay lăng xăng, làm sao cho mới, cho hiện đại, chiếm lĩnh một cái đỉnh nào đó v.v... mà quên lãng chính mình.

Họa sĩ - đi tìm một cái đỉnh hay tìm chính mình? Câu hỏi này lịch sử dường như đã có câu trả lời. Phải chăng đó là điều cần được nghi ngờ?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thu vàng nước Nga và danh họa Levitan

    21/08/2017Bùi Quang MinhNhững tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga...
  • Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

    06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
  • Thiếu nữ và hoa

    06/03/2015Vũ Đức ToànKhi mà mọi người biết đến bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời. Nếu không "bước" vào trong bức tranh này, tà áo dài cách tân và cô gái duyên dáng ấy vẫn còn bị xì xào, lườm nguýt bởi sự khắt khe của lề thói văn hóa thẩm mỹ truyền thống.
  • 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

    31/10/2013H.L. (theo The Times)Pablo Picasso, danh họa người Tây Ban Nha, đứng đầu top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố. Cuộc bình chọn thu hút sự tham gia của 1,4 triệu người.
  • Xem lại những bức tranh thiếu nữ của Dương Bích Liên

    27/07/2009Trịnh ChuDương Bích Liên không những thể hiện được tâm hồn mà còn vẽ được cái duyên của người phụ nữ - là cái khó nhất, mơ hồ nhất. Các cô gái trong tranh Dương Bích Liên đẹp, nữ tính đúng nghĩa, dịu dàng, thùy mị, đằm thắm… và rất Việt Nam. Tranh ông thường quan tâm đặc tả chi tiết (chủ yếu là ánh mắt).
  • Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt các nghệ sĩ

    17/06/2009Chương trình triển lãm mỹ thuật, hội họa và thủ pháp nghệ thuật với chủ đề “Hòa quyện” đã nhận được sự ủng hộ và góp sức của những nghệ sĩ tên tuổi như: họa sĩ Nguyễn Thân, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân, họa sĩ Văn Y, nhà thiết kế - họa sĩ Ngô Thái Uyên…
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Họa sĩ THANH TRÍ : giữa thế giới sắc màu tâm ảnh

    24/05/2005Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp và họa sĩ là người đem những sắc màu và cảm xúc từ trong tâm thức của chính mình để sáng tạo thế giới: Một thế giới mang tính tượng trưng vừa hiện thực, vừa mơ mộng của cái đẹp.  Do đó, mỗi tác phẩm hội họa là một vũ trụ thu nhỏ tâm ảnh của người họa sĩ.  Mỗi họa phẩm là một mảnh tâm hồn của họa sĩ.  Màu sắc, đường nét, bố cục của mỗi bức tranh, do đó, vừa mang tính khách quan của thế giới hình tướng nhưng cũng vừa mang tính chủ quan sáng tạo của người nghệ sĩ...
  • xem toàn bộ