Thiếu nữ và hoa

08:22 SA @ Thứ Sáu - 06 Tháng Ba, 2015

Chủ đề thiếu nữ và hoa là một suối nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ Việt Nam.

Khi mà mọi người biết đến bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời. Nếu không "bước" vào trong bức tranh này, tà áo dài cách tân và cô gái duyên dáng ấy vẫn còn bị xì xào, lườm nguýt bởi sự khắt khe của lề thói văn hóa thẩm mỹ truyền thống. Những bóng hồng yêu kiều đó thường bị coi là lai căng. Nhưng nay, hình như trong mắt ai ai đều thừa nhận đó lại là một vẻ đẹp nữa của dân tộc. Áo nâu bạc màu, những cô hàng xén răng đen, đàn bà chân đất váy quay cồng hay những nón thúng quai thao, rồi đến tà áo dài tân thời... đều có vẻ đẹp và những giá trị riêng của nó.

"Trao đổi" - Mai Trung Thứ

Với nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại, cụm từ “thiếu nữ và hoa” dường như đã đi vào tiêu chuẩn. Quả thật có một thuật ngữ dân gian: “chim - hoa - cá - gái” như là thương hiệu được xây dựng quá vững chãi từ các bậc tiền bối họa sĩ Đông Dương. Những bậc lão làng như Lê Phổ, Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ. . . đã vô cùng điêu luyện và nổi danh với những tác phẩm về thiếu nữ cùng với hoa. Nhưng ở “Thiếu nữ bên hoa huệ” thì Tô Ngọc Vân đã tiếp nối các tiền bối làm cái đẹp đó trở nên phổ quát hơn nữa.

Giai đoạn đầu, thiếu nữ và hoa đã từng xuất hiện ở tranh của họa sĩ danh tiếng Lê Phổ trong những khung cảnh đầy ảo mộng tran hòa với cỏ cây hoa lá. Lê Thị Lựu và Mai Trung Thứ cũng cùng một tiếng nói khi đặt nhân vật và những vật thể vào không gian trong tranh. Thường bắt gặp nhưng cô gái lơ đãng, những cặp mắt không đến một đích nào đôi khi man dại và mộng mị. Những đóa hoa trong một số bức tranh lược tả một cách lập lòe, hoặc những khóm hoa lẫn vào trời đất đầy huyền hoặc. Thẩm mỹ này dẫn đến lỗi vẽ phân rã hình thể, đôi khi mất hình.

Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, đề tài quen thuộc này được thể hiện như là một sự nhất thể hóa của cái đẹp. Tức là trong tranh phải có cái gì đẹp và quyến rũ người xem. Các nhân vật và đối tượng trong tranh không nhất thiết phải nói nên danh tính của mình. Mỹ thuật trước kháng chiến (1945 ), Tô Ngọc Vân và những họa sĩ cùng trang lứa đã có những biểu hiện khác so với các bậc họa sĩ đàn anh. Vẫn đề tài đó, nhưng với một tinh thần tươi tắn và có tính hiện thực hơn. Tô Ngọc Vân vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” là chủ động biểu hiện hệ đối tượng: thiếu nữ - hoa huệ. Thiếu nữ má hồng tân thời e ấp làm dáng. Sự chuyển động hình thể của cô gái cho thấy một sức sống tươi trẻ và trong sáng tuổi đôi mươi yêu cái đẹp. Búp tay tay nõn nà nâng nhẹ cánh hoa trắng tinh. Những cử chỉ động tác đều toát lên những cảm xúc lay động. Cái đẹp đã xua đi ác cảm về cái gọi là a dua, sính ngoại, lai căng.

"Thiếu nữ bên hoa huệ" - Tô Ngọc Vân

Với thiếu nữ và hoa, còn phải kể đến những danh họa nổi tiếng khác như: Nguyễn Sáng. Dương Bích Liên, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu... "Thiếu nữ bên hoa sen" của Ngyuễn Sáng lại là một thể hiện rất đặc sắc. Bút pháp và lối diễn hình táo bạo khoẻ khoắn rất độc chiêu của ông đã gây ra những hiệu quả thẩm mỹ vô cùng thú vị. Trong tranh, người phụ nữ như là hiện thân của một vẻ đẹp đầy sức sống, tự tin. Không còn hình ảnh những thiếu nữ Hà Thành e ấp, thướt tha thường thấy. Ở đây, tài năng kỳ lạ của Nguyễn Sáng như cho thấy được vẻ đẹp của tự do trong tinh thần mỗi con người.

"Thiếu nữ bên hoa sen" - Nguyễn Sáng

Với Dương Bích Liên, không thể kể hết nhưng bức họa xuất sắc dành cho phái đẹp mà ông từng sáng tác. Ở cả những giai đoạn sau của sự nghiệp vào thập kỷ 70-80 của thế kỷ XX, thiếu nữ và hoa trong tranh ông vẫn lãng mạn nhất so với các họa sĩ lúc bấy giờ. Diễn tả tâm hồn và những đôi mắt biết nói của nhân vật trong tranh là một khả năng thiên bẩm của họa sĩ tài hoa này.

"Thiếu nữ và hoa cúc" - Dương Bích Liên

Trần Lưu Hậu, xưa nay vẫn bạo liệt và tung tẩy với những nhát bút to, những nhát màu chồng chéo trên bề mặt. Thiếu nữ và hoa trong tranh ông hiện lên như một cái cớ để ông thể hiện hình sắc. Ông vẽ khá nhiều thiếu nữ khoả thân, những cảm giác ào ạt. Không còn sự trần tục nào, chỉ còn lại sự chuyển động nội tại của bút lực và ấn tượng về màu sắc. Rồi đến ngày hôm nay, các họa sĩ trẻ đã được sống hoặc phải sống trong một thế giới có quá nhiều vấn đề toàn cầu và sự lựa chọn. Thiếu nữ và hoa, vẫn là những đối tượng không thay đổi. Có thể nó còn được người ta thể hiện ra như là một vấn đề xã hội, hoặc quan tâm đến nó như một kỷ niệm. Vẫn vậy, ở trường hợp khác là như một điều gì đó bất tử không rõ nữa!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

    06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
  • Tranh Nguyễn Thái Tuấn và con mắt Internet

    08/03/2013Không vẽ được là chết tươi. Không mới hơn, chết héo. Nguyễn Thái Tuấn đã vẽ trong nỗi sợ “chết” không ngừng đó. Những con mắt to với những đường viền đậm quanh mi đang nhìn, liếc vào cuộc đời từ trên mặt toan (toile), là những cánh cửa mở ra mời gọi ta bước vào thế giới tranh của Nguyễn Thái Tuấn. Và bây giờ, khuất lấp đâu đó là những con mắt hình chữ @: Con Mắt Internet..
  • Nghệ thuật cao siêu rất đời thường

    05/12/2008Nguyễn QuânVới nghiên cứu lý luận, lịch sử văn hóa nghệ thuật thì các công trình "hàn lâm", dài hơi là phần lõi xác định tầm thâm cao của nghiên cứu. Với Phan Cẩm Thượng là các công trình uy tín như "Điêu khắc cổ Việt Nam", "Đồ họa cổ Việt Nam", "Điêu khắc Tây Nguyên", "Chùa Dâu- Tứ Pháp", "Chùa Bút Tháp"…
  • Tính thời đại trong nghệ thuật

    11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
  • Hội họa của nỗi u hoài

    11/11/2008Diên VỹHọa sĩ Thái Tuấn, một gương mặt lớn của hội họa Sài Gòn, đã ra đi vĩnh viễn ngày 26/09 vừa qua trong căn nhà nhỏ ông đã sống và vẽ từ khi rời Hà Nội vào Nam năm 1954.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Về “Hoạ sĩ là ai?”

    11/10/2008Phan Cẩm ThượngBài “Hoạ sĩ là ai?” của Phan Cẩm Thượng đăng trên báo Thể thao và Văn hoá, dường như, đã nhận được sự đồng tình của khá nhiều người trong làng mỹ thuật Việt Nam, và khá nhiều người có chút quan tâm, hiểu biết về mỹ thuật Việt Nam.
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • Họa sĩ THANH TRÍ : giữa thế giới sắc màu tâm ảnh

    24/05/2005Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp và họa sĩ là người đem những sắc màu và cảm xúc từ trong tâm thức của chính mình để sáng tạo thế giới: Một thế giới mang tính tượng trưng vừa hiện thực, vừa mơ mộng của cái đẹp.  Do đó, mỗi tác phẩm hội họa là một vũ trụ thu nhỏ tâm ảnh của người họa sĩ.  Mỗi họa phẩm là một mảnh tâm hồn của họa sĩ.  Màu sắc, đường nét, bố cục của mỗi bức tranh, do đó, vừa mang tính khách quan của thế giới hình tướng nhưng cũng vừa mang tính chủ quan sáng tạo của người nghệ sĩ...
  • xem toàn bộ