Vẻ đẹp người phụ nữ trong mắt các nghệ sĩ

11:21 SA @ Thứ Tư - 17 Tháng Sáu, 2009
<p>
<em>
Chương trình triển lãm mỹ thuật, hội họa và thủ pháp nghệ thuật với chủ đề “
<strong>
Hòa quyện”
</strong>
đã nhận được sự ủng hộ và góp sức của những nghệ sĩ tên tuổi như: họa sĩ Nguyễn Thân, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Trần Huy Hoan, nhiếp ảnh gia - họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân, họa sĩ Văn Y, nhà thiết kế - họa sĩ Ngô Thái Uyên…
</em>
</p>
<p>
Những tác phẩm được mang đến triển lãm đa số lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của người phụ nữ. Họa sĩ Nguyễn Thân phát biểu một cách vui vẻ: “Nếu không vẽ phụ nữ, tôi chẳng biết vẽ gì”. Mỗi người một cảm nhận, và cách nhìn khác nhau nhưng đều thể hiện nét đẹp “trời cho” của phụ nữ Việt Nam qua nhiều góc độ khác nhau.
</p>
<p>
<strong>
Nhà thiết kế - Họa sĩ Ngô Thái Uyên: Phụ nữ đẹp khi họ “tự nhiên”
</strong>
</p>
<p>
Được biết đến với tư cách là một nhà thiết kế, nhưng Ngô Thái Uyên đã “làm hoạ sĩ” từ trước khi trở thành nhà thiết kế. Tranh của cô cũng lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của người phụ nữ. Tuy nhiên, Ngô Thái Uyên chỉ vẽ phụ nữ trong phòng tắm và nhìn từ trên xuống.
</p>
<p>
Đối với cô, phụ nữ đẹp khi họ “tự nhiên” và hoàn toàn thư giãn, được là chính họ. Trong chốn riêng tư, người phụ nữ không chịu sự đánh giá của bất cứ ai, và nhìn từ cao xuống khi đang tắm là khi họ tự ngắm nhìn họ, lúc đó họ là người đẹp nhất.
</p>
<palign="center">
<imgborder="0" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/d1fee1ce016e4100b8f2c8e7e1ae4ab6-tranh-uyen.jpg/tranh-uyen.jpg" alt="" style="width: 400px; height: 315px;">
</img>
</p>
<p>
<strong>
Họa sĩ Nguyên Thân: Phụ nữ thuần Việt
</strong>
</p>
<p>
Phần lớn các nhân vật trong tranh của Nguyễn Thân là phụ nữ. Hình tượng phụ nữ tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi ông sinh ra có thể là hình ảnh của người mẹ già, em gái hay cô láng giềng, người nội trợ…
</p>
<p>
Ông "xé toạc" thân phận người phụ nữ ra nhiều mảnh dưới bút pháp thể hiện, nhưng rất khó thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa dân tộc trong tác phẩm của ông. Người phụ nữ trong tranh của ông thường bị che khuất, khi thì đứng sau cửa, khi thì ngồi trong lồng kính…
</p>
<p>
Chùm tranh mang tên
<strong>
<em>
Bức Tường
</em>
</strong>
trong triển lãm lần này cũng thế. Người xem chỉ thấy tấm lưng của người phụ nữ, vì trước mặt nhân vật là bức tường. Có thể nói, người phụ nữ trong tranh của Nguyễn Thân rất thuần Việt, có đức hy sinh, luôn muốn vươn lên, thoát khỏi số phận nhưng không thể hoặc không dám.
</p>
<palign="center">
<imgborder="0" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/f33a49a5562043aa8898792585744cc9-tranh-than.jpg/tranh-than.jpg" alt="" style="width: 400px; height: 445px;">
</img>
</p>
<p>
<strong>
Nhiếp ảnh gia - Họa sĩ Trần Huy Hoan: Vẻ đẹp đời thường
</strong>
</p>
<p>
<imgborder="0" align="right" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/84b94afd3bc542dca3cc05600dcc165b-tranhuyhoan.jpg/tranhuyhoan.jpg" alt="" style="width: 100px; height: 126px;">
</img>
Nhiếp ảnh gia Trần Huy Hoan được biết đến với nghệ thuật chụp ảnh khỏa thân. Trong những bức ảnh, gương mặt nhân vật không được khai thác, thay vào đó là những ưu điểm khác như suối tóc mượt mà, một bàn tay đẹp,… đôi khi biến những khuyết điểm của họ thành ưu điểm, chẳng hạn như vết xăm hay vết sẹo dài với cách xử lý ánh sáng cũng tạo nên vẻ đẹp độc đáo và gợi cảm.
</p>
<p>
Bức ảnh hoa hậu Mai Phương Thúy mang tên Như cánh vạc bay lấy ý tưởng từ một bài hát cùng tên của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: “Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi”. Trần Huy Hoan đã “trở lại” cảm xúc đó bằng hình ảnh Mai Phương Thúy, một cô gái có đôi bờ vai rất đẹp.
</p>
<p>
Anh dồn suy nghĩ của mình vào bờ vai ấy, một bờ vai chịu thương chịu khó của những người phụ nữ trẻ, trông mảnh mai nhưng có sức chịu đựng, dẻo dai, gánh vác trọng trách của gia đình, xã hội.
</p>
<palign="center">
<imgborder="0" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/00f2a6cea3af4a4fb31431c7d8775e7a-tranh-phien.jpg/tranh-phien.jpg" alt="" style="width: 400px; height: 303px;">
</img>
</p>
<p>
<strong>
Họa sĩ Văn Y: Phụ nữ là kết tinh của những điều đẹp nhất
</strong>
</p>
<p>
Trong con mắt của Họa sĩ Văn Y thì người phụ nữ rất đẹp, hiền hòa, dễ thương nhưng rất mỏng manh. Có lẽ vì thế mà người ta thường thấy trong tranh của Văn Y hình ảnh người phụ nữ hòa quyện cùng hoa cỏ, trong khung cảnh đẹp, thơ mộng.
</p>
<p>
Nhân vật nữ trong tranh của ông còn thể hiện nét tâm hồn phù hợp với cảnh vật, quê hương nơi họ sinh ra. Việc thể hiện hình ảnh người phụ nữ trong tranh của Văn Y là sự kết tinh của những gì đẹp nhất trong trời đất.
</p>
<palign="center">
<imgborder="0" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/9451571bb2e846c2ad95914ea9abdcef-tranh-Y.jpg/tranh-Y.jpg" alt="" style="width: 400px; height: 439px;">
</img>
</p>
<p>
<strong>
Nhiếp ảnh gia - Họa sĩ Huỳnh Ngọc Dân: Không có người phụ nữ xấu
</strong>
</p>
<p>
<imgborder="0" align="left" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/bea67a781130431d9a64b33d0fc864c7-ngocdan.jpg/ngocdan.jpg" alt="" style="width: 100px; height: 127px;">
</img>
Đối với Huỳnh Ngọc Dân thì không có người phụ nữ xấu. Vẻ đẹp của phụ nữ là ở tâm hồn chứ không phải ở những đường cong gợi cảm.
</p>
<p>
Theo anh, ngày xưa hội họa đã có những bức tranh khỏa thân và người ta giữ lại những đường cong, nét đẹp của ngươi phụ nữ. Sau khi nhiếp ảnh ra đời, người ta dùng ánh sáng để tìm những đường nét đó. Một bức ảnh khỏa thân đẹp phải thể hiện hết cái tâm của người nghệ sĩ, sức sống, vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ.
</p>
<palign="center">
<imgborder="0" src="http://tmp.chungta.com/Image.ashx/image=pjpeg/2fff086c168343edbcfb840fceec2f87-tranh-dan.jpg/tranh-dan.jpg" alt="" style="width: 400px; height: 291px;">
</img>
</p>
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thu vàng nước Nga và danh họa Levitan

    21/08/2017Bùi Quang MinhNhững tác phẩm theo trường phái hiện thực của Levitan nổi tiếng với khả năng miêu tả chân thực vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, đồng thời cũng truyền vào đó cảm xúc và tinh thần của tác giả. Có thể kể tới các bức tranh Mùa thu vàng miêu tả mùa thu ở vùng nông thôn Nga...
  • Vẻ đẹp của người Phụ nữ qua lịch sử mỹ thuật thế giới

    06/03/2017Minh BùiMỹ thuật là bộ phận kiến thức cơ bản về văn minh nhân loại. Các tác phẩm mỹ thuật là những nhân chứng, dấu tích hiển hiện rõ nhất các bước văn minh của con người. Dõi theo các tác phẩm mỹ thuật, chúng ta có thể thấy vẻ đẹp phụ nữ đã được hàng vạn họa sĩ khám phá, thể hiện ở hàng triệu họa phẩm ra mắt từ xưa tới nay được thể hiện hết sức đa dạng, đặc biệt là phản ánh qua lăng kính của các thiên tài nghệ thuật.
  • Thiếu nữ và hoa

    06/03/2015Vũ Đức ToànKhi mà mọi người biết đến bức tranh, “Thiếu nữ bên hoa huệ” (1943), một kiệt tác của danh hoạ Tô Ngọc Vân, giá trị thẩm mỹ đã như một liều thuốc hữu hiệu gỡ bỏ một số định kiến xã hội lúc đương thời. Nếu không "bước" vào trong bức tranh này, tà áo dài cách tân và cô gái duyên dáng ấy vẫn còn bị xì xào, lườm nguýt bởi sự khắt khe của lề thói văn hóa thẩm mỹ truyền thống.
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Người Việt đẹp

    27/05/2009Đỗ Bỉnh QuânTrong văn hóa Việt Nam thế kỷ XX không đâu ta trông rõ những biến đổi về sắc đẹp của người phụ nữ như trong hội họa. Cảm nhận của họa sĩ Nguyễn Bỉnh Quân về tinh hoa người Việt đẹp.
  • Văn hóa sắc đẹp

    21/05/2009Chàng BáoNgười ta bảo, bản thân cáiđẹp đã là một tài năng. Và nhiệm vụ của hoa hậu, hoa khôi, người mẫu chỉ là... đẹp thôi. Đừng khó tính bắt bẻ họ làm gì mà tàn nhẫn...
  • 100 năm hội họa trừu tượng

    14/04/2009Văn NgọcMột trong những bước ngoặt quan trọng của hội hoạ phương Tây vào những năm đầu của thế kỷ XX, là sự xuất hiện của những tác phẩm hội hoạ trừu tượng đầu tiên của : Picabia, Caoutchouc (1909), Kandinsky, Aquarelle abstraite (1910) ; Mondrian, Malevitch, Léger, Kupka, Magnelli (1911-1920), khẳng định sự tồn tại độc lập của chức năng thẩm mỹ đối với các chức năng khác của hội hoạ, như : chức năng thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật cái đẹp của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống của con người, dưới các góc cạnh lịch sử, xã hội, đạo đức, tôn giáo, v.v.
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Mode và sự hoàn thiện thẩm mỹ (phần 5)

    22/09/2006Hà Yên thực hiện
    Với ý nghĩa con người và xã hội của nó, có thể coi mode là một sinh hoạt văn hoá thường nhật, sinh động của xã hội hiện đại, nên có thể tiếp cận mode từ những phương diện văn hoá khác nhau. Trong số này, chúng ta tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên với cây bút lý luận - phê bình văn học Nguyễn Hoà về áo dài...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Thư của Thượng Đế gửi cho phụ nữ

    07/03/2006Ta cho phép người đàn ông say giấc để anh ta không quấy rầy sự sáng tạo và để ta có thể kiên trì hoàn thiện vẻ ngoài của ngươi...
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • xem toàn bộ