Hãy nghe 8X nói

12:29 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Giêng, 2016

Trong giao tiếp tiếng Việt, giờ đây có lẽ nhiều người chúng ta đều không lạ gì khi nghe từ 8X. Đây là tổ hợp chỉ "những người sinh vào thập niên 80 ở thế kỷ 20". Thế hệ "dòng 8X" này có rất nhiều điều đặc biệt trong cuộc sống đáng trân trọng. Nhưng cũng có những "dòng" 8X chảy lạc điệu, biểu hiện bằng những lối nói...


Giải phóng miền Nam (1975) và thống nhất tổ quốc (1976), đất nước ta đã từng bước đi vào ổn định. Khi con tàu Việt Nam bắt đầu đón nhận ngọn gió mở cửa, hội nhập thì cũng là lúc thế giới trong bối cảnh thật sự chuyển mình về khoa học kỹ thuật. Rõ rệt nhất là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin, đang từng ngày từng giờ làm thay đổi diện mạo cuộc sống. Có thể nói, giờ đây, tin học đã có mặt khắp mọi nơi mọi lúc. Từ việc giám sát đường bay của trái banh (con chip trong trái bóng thông minh) đến việc lên chương trình cho một cuộc chiến tranh toàn cầu (bom laser bắn mục tiêu chỉ sai số 0,5m).

Cái khác biệt của nhịp sống hôm nay là tốc độ chóng mặt. Có khi chỉ nhỡ một cái nháy chuột thôi là lỡ một cơ hội. Và cơ hội này rất có thể làm cho sự nghiệp của ai đó rẽ qua ngả khác cũng nên. Công nghệ tân kỳ, nói chi cho phải? Vậy nên, việc nói năng của lớp trẻ bây giờ cũng đậm chất "công nghệ": Toòng teng với chiếc túi trên vai, họ vừa đi, vừa dốc chai La Vie ừng ực vừa rút môbai ra đàm đạo. Không alô, không xưng hô, không mào đầu gì sất, họ hối hả bàn công chuyện. Tính cấp bách của công việc làm cho các nhà doanh nghiệp trẻ "tỉnh lược" ngôn từ tới mức tối đa và bỏ qua hầu hết mọi nghi thức xã giao. Họ cũng chẳng cần để ý đến những người xung quanh mình. "Ôi dào! Việc mình mình làm. Việc mình mình nói. Hơi đâu mà quan tâm tới người khác. Hãy cứ coi họ là "liệt sĩ" đi".

Nhưng đó là một phần của thế hệ 8X. Còn một "dòng 8X" chảy theo kênh khác nữa. Đó là các 8X còn đang học hành, hoặc đang vô công rồi nghề, hoặc là con nhà khá giả, lại đang buồn chán vì những chuyện đâu đâu. Những ngôn từ của nhóm này mới thật khiếp. Họ gọi trường học là khám Chí Hoà, gọi bố mẹ là khốttabít tiền ít nói nhiều, gọi xe máy là con nghẽo, gọi bạn gái là gà tóc nâu, ngồi đâu mổ đấy, gọi đôla là tờ âm phủ, gọi việc chuyện chat (trao đổi trực tuyến trên mạng) là chát chát bùm, gọi chuyện lấy trộm tiền của bố mẹ là oanh tạc có lựa chọn...

Với nhiều cô cậu, giờ mà còn thích xài di động thì quả là hơi bị... âm lịch. Di động xanh đỏ tím vàng vẫn kè kè trong túi đấy, nhưng "chát" bây giờ mới đúng mốt thời đại. Vào bất cứ một hàng "nét" nào bây giờ, ta cũng dễ dàng nhìn thấy toàn các gương mặt non choẹt, nhẫn vàng choé, tai đeo cáp, chúi đầu vào chat. Họ gõ tí tách như đàn gà mổ bắp trên nương. Nhanh thì nhanh thật. Nhưng chữ nghĩa kia không cần đúng chính tả, bất chấp dấu câu, bất chấp các từ có lẽ sáng tạo ra chỉ để dùng một lần trong đời rồi... vứt: Em Việt Hương xinh nhưng mà hơi bị... chuối hột. Đầu bã đậu bỏ xừ! Chuyện này nghe rất vô Lý Thường Kiệt, Mai đến Hải Xồm làm chầu Phan Đình Tu (uống thẳng từ chai) nhé. Bỏ qua trò Phan Đình Giót (rót ra li, ra cốc) đi! ! ừ, cứ thoải con gà mái đi, sợ gì. Đạn hội này không thiếu!...

Họ từng nói, cứ nói bất chấp mọi điều đang diễn ra xung quanh. Ai nghe, ai không nghe mặc kệ. Miễn là hả dạ, vì gây được ấn tượng, là lạ kỳ, là sành điệu... Điện thoại di động cứ đổi máy "lên đời" như đổi áo. Lại hì hục chọn cho được cái sim thật đẹp mới oách. Bao nhiêu tiền cũng chấp. Chà, đúng là ăn chơi và ăn nói "hết tầm đại bác".

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Lẫn lộn và ngộ nhận

    01/11/2018Nguyễn Ngọc ĐiệnCon người vẫn có thể trở nên vĩ đại từ việc chấp nhận những điều bình thường, làm những việc bình thường để thu được những kết quả bình thường. Nhưng chắc chắn người ta không bao giờ trở nên vĩ đại từ sự hoang tưởng và nhất là từ việc gán cho mình những tính cách vĩ đại hoặc phẩm chất ưu việt không có thật, nếu không muốn nói là chỉ có thể trở nên lố bịch với những thứ đó...
  • Khi chất xám làm mồi cho mối mọt

    12/05/2018Một năm, cả nước có vài trăm công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên ra đời. Và cũng con số ấy trôi vào nằm chất kệ, chất đống trong các thư viện...
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Tư duy "kinh kệ": Đương đầu với cái sai

    06/12/2014Số liệu thống kê từ các nước phát triển cho biết kể từ 1995, tối thiểu mỗi ngày có ít nhất 4.000 tựa sách khoa học được phát hành và bổ sung vào thư mục ở các thư viện ĐH và trung tâm nghiên cứu...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Người Việt có “văn hóa đọc”?

    14/05/2014Yên HàNhìn lại tình hình sách in quá khiêm tốn của chúng ta hiện nay, người thì cho là lỗi của xã hội thờ ơ với sách, người thì gán tội cho người viết không thể sáng tạo ra những đứa con tinh thần xinh đẹp để người đọc phải đổ xô đi tìm, người thì đổ lỗi cho sự bành trướng của báo trí, truyền hình, Internet…
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Phía sau giảng đường

    01/01/2006Trần Thanh TườngĐã có không ít bài báo nêu nên thực trạng lối sống thiếu lành mạnh của một bộ phận sinh viên hiện nay. Phía sau giảng đường, vẫn có và luôn tồn tại không ít những điều, những chuyện mà lẽ ra không bao giờ có trong môi trường sinh viên -nột tầng lớp trí thức sẽ đảm đương vai trò xây dựng và bảo vệ đất nước...
  • Nhạc để nghe hay để xem?

    28/12/2005Nguyễn Đình SanViệc lăng xê và tôn vinh quá đáng một số chương trình âm nhạc giải trí cùng một vài tác giả chuyên sáng tác loại bài hát để xem đã khiến người ta ngộ nhận rằng âm nhạc hiện nay phải như thế, và người ta sáng tác nó mới là tài năng...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Có những tình ca càng nghe… càng rối

    13/11/2005Trọng HoàngNhư một lẽ thường tình, những bài hát nhạc trẻ phải phục vụ cho đối tượng nghe là tuổi trẻ và tất nhiên, điều quan tâm nhất của tuổi trẻ không gì hấp dẫn bằng tình yêu. Nhưng, cách thể hiện ca từ trong những bài hát trong thời gian gần đây thì lại quá dễ dãi. Nhiều nhà phê bình âm nhạc đặt câu hỏi, có phải quan niệm về tình yêu của tuổi trẻ bây giờ như vậy, nên âm nhạc cũng “lùng nhùng”, rối tinh, rối mù như vậy chăng?
  • Sinh viên = Xoàng xĩnh?

    29/09/2005Nguyễn Trương QuýTại sao vẫn tồn tại quan niệm là sinh viên thì luôn đi cùng với sự lúi xùi, xoàng xĩnh, với không gian nhà trọ tù đọng, với học như đi xem phim rạp, hết phim rồi sẽ ra, thế nào cũng tốt nghiệp?
  • Nhậu nhẹt

    07/09/2005Phạm Thái ThanhĐã có bao nhiêu người thiệt mạng vì bia, rượu; bao nhiêu gia đình khốn đốn bởi ma men hành hạ... Nhậu nhẹt gia tăng đến mức báo động khẩn, thậm chí nhiều ý kiến cho rằng TP nên bổ sung một giảm trong chương trình giảm ma túy, mại dâm và tội phạm, đó là giảm nhậu.
  • Hip Hop bình tĩnh để nhận ra

    15/08/2005Tiến sĩ: Đinh Phương Duy, Nguyễn Vĩnh NguyênTiễn sĩ tâm lý học Đinh Phương Duy, phó chủ tịch thường trực Hội khoa học tâm lý giáo dục TP. HCM người từng tiếp cận đời sống và “đóng gió” Hiphop từ thời gian còn học tập và nghiên cứu tại Mỹ, có cái nhìn khá mở…
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • Ca tụng sự khôn khéo thay vì trí tuệ

    17/06/2005Trần Đình HượuKhông ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thể, giữ mình, gỡ tình thế khó khăn. Đối với cái dị kỉ, cái mới, không dễ hoà hợp nhưng cũng không cự tuyệt đến cùng, chấp nhận cái gì vừa phải, hợp với mình nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình...
  • Hip-hop nhìn từ văn hoá thời trang

    06/06/2005Bài viết này được viết ngẫu hứng bằng những suy nghĩ rời rạc, tản mạn của tác giả về một góc của cái trào lưu đang chi phối giới trẻ ngày nay: hip-hop và văn hóa hip-hop. Tôi không còn trẻ và cũng chưa già, nhưng biết mình cũng không ngoại lệ tầm ảnh hưởng khó cưỡng lại ấy.
  • xem toàn bộ