Giàu và nghèo

06:07 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Hai, 2010

Cho dù về mặt lý thuyết, trong cuộc đời có nhiều phạm trù khác quan trọng và ý nghĩa hơn, nhưng xét về quan điểm thực tiễn, đa số con người ta kể từ khi nhận thức được tầm quan trọng của vật chất cho đến khi chính chúng ta.trở thành một loại vật chất tổng hợp, đều nhắc nhỏm và chú trọng hai từ giàu - nghèo. Thật lòng ai chẳng muốn giàu hay nói đúng hơn là ham giàu, bởi giàu sẽ sang và miệng kẻ sang bao giờ cũng đầy gang thép. Giàu đến độ nứt đô đổ vách chẳng mấy chốc được tiếng ngông với đời, chứ còn nghèo lúc nào cũng rụt rè e ngại, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, nghèo đến rớt mồng tơi thì đâm ra hèn mọn. Cho nên cổ ngữ nhận định chí lý: nghèo ra giữa chợ đứng không ai thèm để ý, giàu ở nơi thâm sơn cùng cốc vẫn có người quen. Biết vậy nhưng hiềm nỗi không phải cứ muốn là được mong chạy mà thoát, chuyện đời cứ thản nhiên vô tư ngoài ý muốn chủ quan của ta.

Các cụ dạy rằng: số giàu số đến dửng dưng. Từ xưa người giàu chủ yếu do cần cù mùa màng nhờ mưa thuận gió hòa, chăm chỉ làm ăn, buôn bán, hưởng lộc triều đình do công trạng hoặc may mắn đào được kho vàng của bọn cướp biển. Bây giờ thời đại tiên tiến với phương châm nhanh hơn, nhiều hơn, đầy hơn nữa nên người ta làm giàu bằng mọi cơ hội và khả năng: sử dụng sức lao động, trí tuệ kinh doanh, cổ phiếu và cũng không ít kẻ làm giàu bất chính như tham ô, tham nhũng, ma túy, buôn lậu trốn thuế thậm chí đem cả danh dự đất nước ra cá cược. Những kẻ giàu phất như diều, trở thành trưởng giả học làm sang không biết tiêu gì cho hết tiền, đành vung phí ăn chơi trác táng, hưởng thụ, phá tán rồi tự chôn vùi mình trong tiền, thân tàn ma dại, vào tù ra tội mà không bao giờ thấm thía bài học: tiền bạc là phương tiện của người thông minh và là mục đích của kẻ ngu dốt. Trong khi đó nhiều người dùng sự giàu có của mình làm việc thiện, giúp đỡ cuộc đời, chăm lo thế hệ tài năng trẻ chỉ để đổi lấy hai chữ thanh tâm. Rõ ràng là ăn cơm với rau nằm ngáy o o, ân cơm thịt bò lại lo ngay ngáy. Kết cục giàu đến như Thạch sùng thì cũng chỉ tắc lưỡi vì tiếc của, còn những kẻ giàu khi tiếc đời chỉ còn cách câm như hến.

Cũng có thể do vừa sinh ra con người ta đã khóc và khóc cho đến khi nào biết cười điều đó dưa đến nhận định rằng chúng ta khổ nhiều hơn sướng, bằng chứng ấy cũng có thể vận vào sự giàu nghèo được bởi người ta chỉ thống kê, lập danh mục, đưa tên tuổi điển hình và nêu số lượng người giàu trên thế giới, còn người nghèo thì có ai biết đấy vào đâu mà có đếm cũng không thể chính xác được. Không ai muốn, nhưng cái nghèo cứ đến lừ lừ như ông từ vào đền cùng rất nhiều nguyên nhân gây đói nghèo: khách quan là vì thiên tai, khí hậu, đất xấu, thất bát, tai nạn, ốm đau, bệnh tật và có những sự nghèo chẳng biết kêu ai ngoài ông trời... nhưng cũng có kẻ tự làm nghèo mình bằng sự dốt nát, lười biếng, rượu chè, hút chích, cờ bạc rồi đổ tại số đen! Tuy nghèo, nhưng phẩm cách phân chia khác hẳn: cứ theo bản năng thì đói ăn vụng, túng làm càn nhưng còn nhiều gia cảnh bất chấp bần hàn, giấy rách vẫn giữ lấy lề, cố gắng đói cho sạch, rách cho thơm, sống vật lộn bươn chải với đời để hy vọng tươi sáng sẽ trở thành hiện thực như chuyện Chử Đồng Tử gặp được Tiên Đung. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh Dịch lý, đặt sự giàu nghèo trong vòng luân chuyến ta sẽ thấy: Nghèo sinh ra cần kiệm, Cần kiệm sinh ra giàu sang, Giàu sang sinh ra kiêu sa, Kiêu sa sinh ra nghèo hèn. Như vậy phải luôn nhớ: Giàu không tiết kiệm khó liền tay, khó không tiết kiệm khó ăn mày. Có biết thế chưa chắc đã xử thế bởi ít ai lúc có tiền nghĩ đến ngày không có tiền, đa số chỉ đến khi không còn tiền mới nghĩ lại ngày đã có tiền, có lẽ vì thế câu lên voi xuống chó luôn có ý nghĩa chăng?

Nghiền ngẫm sự giàu nghèo của một đời người đã phức tạp thế, sự phồn thịnh của cả một quốc gia càng khó khăn hơn vì dân có giàu thì nước mới mạnh được. Về chuyện này, sách Luận ngữ viết: “Người dân làm ăn có đầy đủ thì sự chi dùng trong nước mới đầy đủ, dân còn thiếu thốn thì nước lấy đâu cho đủ được”. Mạnh Tử nghĩ xa hơn về đạo đức xã hội: "Người dân có của để sinh sống mới hay giữ được tấm lòng lành, ví bằng nghèo khó, quanh năm lo cái sống không xong còn nghĩ gì đến lễ với nghĩa mà chỉ xoay sang càn rỡ, làm bậy". Tăng Tử lại phân tích: "Muốn cho trong nước được nhiều của cải thì phải có phương pháp: số người làm việc sinh lợi ngày càng nhiều, số người ăn xài phung phí càng ngày càng ít. Nhưng kẻ làm ra của phải chuyên chú siêng năng, kẻ tiêu dùng phải thư thả từ từ, như vậy tài sản đất nước sẽ dồi dào".

Cuộc đời vốn trắng đen, phải trái, đúng sai, trong đục với bao thị phi, nên sư tổ Trương Tam Phong khai sáng phái Võ Đang nói rất đúng: Làm gì cõng được miễn không thẹn với lòng mình là thanh thản! Vậy cần gì phải trau chuốt quá kỹ đôi chữ sang hèn làm chi cho mệt nên người giàu thường nghèo tri thức văn hóa và ngược lại. Và nói cho cùng giàu nghèo gì cũng dưới ba tấc đất, xấu đẹp mấy cũng đến nhắm mắt xuôi tay, cốt yếu nhất phải sống cho ra sống để: “Giàu sang không đánh mất được tâm tính. Nghèo nàn không đổi được khí tiết, Uy quyền bạo lực không làm mình nhụt chí. Như thế mới đáng bậc trượng phu.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng làm việc vì tiền

    23/10/2017Tạ Nguyễn Tấn Trương lược dịch (Theo Rich Dad Poor Dad)Trong trường lớp cũng như ở sở làm, ý tưởng chung của mọi người đều thiên về "chuyên nghiệp hoá", để kiếm được nhiều tiền hơn, hoặc thăng tiến nhanh hơn. Người cha học thức của tôi tin vào điều đó, nên đã rất phấn khởi khi lấy bằng tiến sĩ. Trong khi người cha giàu lại khuyến khích tôi ngược lại: "Con cần phải biết mỗi thứ một chút"...
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Người ta nghèo đi có thể là vì tiền

    12/04/2015Nguyễn Tất ThịnhĐã từ rất lâu người ta biết rằng Tiền là cực kì quan trọng, là thước đo của giá trị trong sự trao đổi của thị trường, dường như là cái có thể mua được mọi thứ đến cả Tiên cả Phật, làm người ta mạnh bạo lên…
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Thành đạt hay thành tiền?

    19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
  • Một kiểu xóa đói giảm nghèo mới

    15/12/2010Thanh ThảoTheo GS-TS Nguyễn Trường Tiến "bây giờ người đảng viên phải biết xóa đói về thông tin, trí tuệ, xóa nghèo về nhân cách và đạo đức làm người". Thật là một kiểu xóa đói giảm nghèo mới, xóa đói giảm nghèo cho cả những người tưởng rằng mình đã giàu, đã no đủ về vật chất...
  • Bí mật tiền nổi ngứa

    29/08/2006Dân tộc ta tự hào có hàng chục ngàn người nổi tiếng như thế, trong đó hàng ngàn tấm gương đã sáng ngời trên mặt báo. Song, giữa dải Ngân, vẫn không khỏi có sao mờ, sao xẹt. Vừa nức tiếng đó, thoắt thành tai tiếng...
  • Đừng tiếc tiền đầu tư kiến thức

    22/07/2006V.A & nhóm tư vấn HR"Con đường nào cũng là quá trình của một đẳng thức gồm sự chuẩn bị và nắm bắt cơ hội kịp lúc!" - ông Vũ Xuân Tường, Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Theodore Alexander (chuyên sản xuất hàng nội thất bằng gỗ), đúc kết từ kinh nghiệm quản lý 8.000 lao động tại doanh nghiệp của mình...
  • Giàu mà tiền nằm im là thua

    28/06/2006H. HTại sao tìm những người giàu ở Việt Nam lại khó hơn so với Trung Quốc đã làm thành công hơn 10 năm qua? Tại sao những người có tiền ở nước ta không dám công khai tài sản của mình? Đây là nội dung cuộc trao đổi của Bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, với chúng tôi...
  • Nghịch lý tiền lương

    11/05/2006Nguyễn Vạn PhúNếu như cách đây 10 năm, mức lương 1.500 USD Mỹ/tháng cho người trong nước là rất hiếm hoi, chủ yếu ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thì nay mức 3.000 USD, thậm chí 5.000 USD không phải là ít, ở ngay công ty trong nước. Trong khi đó, lương phổ biến của công nhân trước đây 10 năm chừng 700.000 đồng, bây giờ giỏi lắm cũng chỉ trên 1 triệu/tháng...
  • Kiếm tiền và quản tiền

    17/04/2006Quốc KhánhXưa nay, kiếm tiền đã khó nhưng xem ra tiêu tiền, quản lý tiền trong gia đình còn khó gấp vạn lần. Xem ra, tiêu tiền cũng là cả một bài toán về quản lý…
  • “Nướng” tiền cho đồng cô, đồng bóng

    12/03/2006Văn Phúc Hậu“Ngồi hát ăn bát vàng” là câu mà các cung văn đồng bóng thường bảo nhau. Bởi vậy, hiện nhiều người đang đua nhau đi làm cung văn...
  • Tiền bạc

    26/02/2006Dù cho tình hình tài chính hiện tại của bạn như thế nào thì bạn cũng có thể quản lý được nó. Việc quản lý tiền bạc đòi hỏi 2 trong số những nguyên tắc hành động có tính quyết định nhất, đó là tính kiên trì và quyết đoán....
  • Phiếm luận tiền

    19/01/2006Phan Quốc Hồng (Trung Quốc)Người xưa nói: tiền là "đồng xu”- mùi tanh của đồng, cái danh từ này rất nên thay đổi. Không biết từ lúc nào, tôi trở nên yêu thích tiền đến thế! Hiện giờ đã tới mức "không tiền mất vui" rồi...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tiền bạc và đời sống vợ chồng

    29/11/2005Theo ý kiến của một nhà tư vấn tài chính Mỹ, từ xa xưa, đàn ông và đàn bà đã có những quan niệm rất khác nhau về tiền bạc. Qua nghiên cứu và thảo luận những vấn đề chi phối cuộc sống, họ đã đưa ra 5 vấn đề then chốt liên quan đến tiền bạc, tác động đến đời sống vợ chồng.
  • Tiền

    26/11/2005Bội Bội“Tiền bạc không mua được hạnh phúc”. Nhưng nó được dùng để trả lương cho một lượng nhân viên khổng lồ đang làm công việc nghiên cứu này.
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • Quản lý tiền mặt

    27/07/2005Nguyễn Thùy Trang“Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các doanh nghiệp phải biết áp dụng các công cụ điện tử hiện đại để thu thập các thông tin tài chính đa dạng và phức tạp, đồng thời phân tích những thông tin ấy và biến chúng thành những bản báo cáo cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn.” ...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • xem toàn bộ