Tiền tài & Hạnh phúc

08:23 SA @ Thứ Ba - 22 Tháng Mười Một, 2005

Trung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tradư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạncó phải làngười hạnh phúc?và Bạncó hài lòng về cuộcsống của mình?

Câu trả lời từ 77 quốc gia trên thế giới đã cho phép Trung tâm xếp hạng các nước theo mức độ hạnh phúc của các công dân. Kết quả là Puerto Rico đứng số 1, Mêhicô đứng thứ 2, các nước tiếp theo là Đan Mạch, Côlumbia, Ailen, lslandia, Bắc Ailen, Mỹ xếp hạng 15, Việt Nam đứng thứ 27, sau Đức, Pháp, Argentina. Nga chiếm một trong bốn vị trí cuối cùng trong bảng xếp hạng, chỉ trước Amenia, Ukraina và Zimbabuê. Kể ra nhìn kỹ bức tranh chung của thế giới hiện nay thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà vẫn thể hiện tâm trạng vui mừng, phấn khởi như vậy, nhiều người có thể nghĩ đây là sự lạc quan tếu. Nhưng các chuyên gia nói rằng để tồn tại được giữa đại dương mênh mông những thông tin không mấy tốt lành, cần phải tìm cho được trong ban thân mình và xung quanh mình cái gì đó tích cực. Đây là mũi tiêm phòng duy nhất nhằm chống lại loại virus bi quan và thất vọng vốn đang đe dọa xã hội loài người hiện nay.

Kết qủa điều tra trung tâm Thăm dò Giá trị thế giới (Mỹ) vừa nêu làm cho nhiều người vừa bị bất ngờ vừa cảm thấy kỳ lạ. Cư dân các nước Châu Mỹ La tinh, mặc dù kinh tế phát triển chậm chạp, nền dân chủ bị lung lay, về mức độ hạnh phúc, vẫn được xếp trên công dân của nhiều quốc gia khá giả và có nền dân chủ ổn định. Đây quả là một thông tin hấp dấn, bởi tại không ít quốc gia người dân từ lâu đã được nhắc đi nhắc lại một điều là hạnh phúc của họ chỉ được đem với hai điều kiện: Dân chủ hóa và tăng trưởng kinh tế.

Ông Ron Inglehart thuộc Đại học AnhArbor, giám đốc Trung tâm Thăm dò Giá trị thế giới, thường xuyên cộng tác với các nhà xã hội học từ 80 quốc gia trên thế giới, thu hút hàng trăm ngàn người tham dự phỏng vấn và phối hợp chặt chẽ với đối tác Châu Âu của mình là Hans - Dieter Klingemann thuộc Đại học Tybinea nhằm mục tiêu lý giải cho được vấn đề hạnh phúc của con người trong các xã hội khác nhau phụ thuộc vào cái gì. Nhưng vấn đề này không đơn giản, bởi ít nhất có ba lý do:

Hạnh phúc do gen mà có

Đó là kết luận mà hai nhà khoa học Lykken và Tellegen đã chứng minh và công bố năm 1996. Kết quả nghiên cứu của họ đã cho thấy là những người sinh đôi từ một trứng, tức là giống hệt nhau về gen, bất kể số phận sau đó của mỗi người ra sao - ngay cả trong trường hợp một người ăn nênlàm ra, người thừ hai lụn bại - cả hai vẫn cảm thấy hạnh phúc như nhau. Còn đối với cặp song sinh hai trứng, nghĩa là khác nhau về gen, mọi chuyện không như thế. Vậy là mức độ hạnh phúc hay bất hạnh của mỗi chúng ta đều được mã hóa và chắc chắn điều này cũng liên quan đến những xã hội có nhiều đặc điểm giống nhau về gen.

Hạnh phúc giống như cái dây cung.

Khi chúng ta gặp điều gì đó rất tốt đẹp hoặc vô cùng khó chịu thì cũng chỉ một thời gian nào đó chúng ta cảm thấy sung sướng hay bất hạnh, nhưng thậm chí một năm sau thời điểm sung sướng hay bất hạnh đó, chúng ta lại trở về với mức độ hạnh phúc mà chúng ta đã được mã hóa trong ten.

Rấtkhó tự mình đem lại hạnh phúc cho mình.

Cái biến chúng ta thành những người hạnh phúc, nếu thuộc về lý trí lành mạnh nói chung không có ảnh hưởng gì đặc biệt đến hạnh phúc của chúng ta. Thành tựu đạt được mang đậm dấu ấn cá nhân (như sự giàu có, trình độ học vấn, công việc, đức tin) về lâu về dài chỉ chiếm vài phần trăm trong mức độ cảm nhận về hạnh phúc của chúng ta.

Từ những lý do nêu trên, nếu cứ chạy theo hạnh phúc, chúng ta sẽ giống như những con thú có đuôi suốt ngày lo chạy theo cái đuôi của mình. Thậm chí còn tồi tệ hơn, bởi có thể có được một phần thưởng tức thời nào đó, chúng ta vĩnh viễn tham gia một cuộc chạy đua hoặc luôn trong trạng thái lo âu. Hạnh phúc là thứ không thể giành được hoặc nhận được từ bên ngoài. Chỉ có thể có được nó trong bản thân mình hoặc tóm được nó trong chốc lát.

Ở đâu trên trái đất người ta cũng nói hạnh phúc không mua được bằng tiền. Điều đó là dĩ nhiên nếu như chúng ta nhớ đến nguyên lý hoạt động của cái dây cung. Để có thể trở thành những kẻ hạnh phúc vì đồng tiền kiếm được, chúng ta phải được tăng lương, nhưng là thỉnhthoảng mới tăng. Tuy nhiên kết quả các cuộc thăm dò trên thế giới lại chỉ ra rằng những người giàu có trên hành tinh hiện nay là những người hạnh phúc, mặc dù hạnh phúc không nhất thiết phải tăng dần cùng với sự giàu có. Thật ra xã hội hạnh phúc nhất trong bảng xếp hạng được nói đến ở phần đầu bài viết này không phải là hai xã hội giàu có nhất, song trong số 10 xã hội được xếp loại hạnh phúc nhất thì 7 xã hội là các quốc gia giàu có. Vậy hạnh phúc và sự giàu córõ ràng có thể sánh đôi. Nhưng cũng có thể xảy ra điều ngược lại so với cái chúng ta vẫn tưởng. Nếu nói trên thế giới này những người hạnh phúc là những người giàu có thì điều này cũng không thật rõ ràng. Nhưng khi lnglehart lần đầu tiên công bố kết quả thu được của Trung tâm Thăm dò Giá trị thế giới liên quan đến hạnh phúc, nhà tâm lý học Mỹ nổi tiếng David G. Myers đã cho đăng bài viết lấy câu nói đã đivào lịch sử của tổng thống Bill Clinton làm nhan đề: "lt's not the economy, Stupid" ("Đây không phải là chuyện kinh tế, ngốc ạ").

Những người đang cải thiện được điều kiện vật chất của mình thường cảm thấy sung sướng, song thứ nhất đây chỉ là chuyện chốc lát (giống như cái dây cung), và thứ hai, sự sung sướng chỉ đến khi họ thoát ra khỏi khốn khó. Nói cách khác, con người sẽ cảm thấy hạnh phúc do đồng tiền đem lại khi họ vẫn còn cái gì để chiến đấu, để vươn tới, song chính con người, hơn ai hết, cần phải chuẩn bị tinh thần cho khả năng là không phải lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc chỉ vì được tăng tiền. Điều này giải thích tại sao người Châu Âu, mặc dù đời sống kinh tế chẳng đến nỗi nào, vẫn mang trong lòng bao nỗi thất vọng, chán chường. Hầu như tất cả dân chúng thuộc Liên minh Châu Âu càng ngày càng cảm thấy mình bất hạnh. Trong số 10 quốc giá lần lượt gia nhập Liên minh Châu Âu, chỉ có dân chúng Đan Mạch trước khi tham gia khối này là hạnh phúc hơn cả, mặc dù trong tất cả các quốc gia của Liên minh đời sống vật chất của phần lớn người dân là khá giả - ít nhất là theo cách đánh giá của các nhà chính trị và các nhà kinh tế (thu nhập quốc dân và tuổi thọ của người dân đều tăng ...)

Sự thụt lùi lớn nhất được ghi nhận tại Hy Lạp. Chỉ từ năm 1981 - 1998 người dânnước này đã đánh mất một nửa cảm giác sung sướng.Để tuột khỏi tay khoảng một phần ba niềm hạnh phúc trong cuộc đời mình là những người Tây Ban Nha và Ai-len (mặc dù những thành tựu về kinh tế của đất nước họ là rất rõ ràng). Dân Anh làm mất khoảng 10% thứ quý giá này.Những người Bồ Đào Nha là dân kém hạnh phúc nhất ở Tây âu (không bao lâu 'nứa những người Hy Lạp sẽ đuổi kịp họ).

Trong số các thành viên sáng lập cộng đồng Châu Âu, chỉ có những người Hà Lan và ltalia là hạnh phúc hơn so với cách đây 30 năm. Người Đức có thờ kỳ cũng hạnh phúc hơn, nhưng chỉ tính đến thời điểm thống nhất đất nước. Ngay sau đó họ bị mất đi khoảng một nửa cảm giác sung sướng. Trong vòng ba mươi năm qua, người Bỉ cũng đánh mất khoảng ngần ấy cảm giác hạnh phúc. Giải thích sự gia tăng hạnh phúc ở những người ltalĩa (giống như dân Mêhicô vàpuerto Ricô), có người đã viện dẫn lý do là các quốc gia này...có nhiều ánh nắng mặt trời. Cách giải thích này sẽ có cơ sở nếu như không có chuyện các công dân hạnh phúc nhất của Châu Âu là cư dân các quốc gia phía Bắc. Trường hợp Hà Lan và một phần ltalia có thể là dẫn chứng cho nhận định rằng tách chuyện thu nhập cao ra, chìa khóa mở cửa vào hạnh phúc có thể là tự do bày tỏ suy nghĩ cá nhân.

Có người coi dân chủ hóa là nhân tố thứ hai - sau sự giàu có - tạo điều kiện duy trì hạnh phúc. Nhưng nếu lấy nước Nga hay Hungari ra làm ví dụ thì nhận định này lại không có cơ sở. Trong các kỳ cải cách, mở cửa, dân chủ hóa rất được đề cao, mức độ hạnh phúc bình quân đã giảm đi gần một nửa ở hai quốc gia này. Ngược lại với nguyên lý khẳng định rằng những người hạnh phúc hiện đang sống tại các quốc gia giàu có và đạt trình độ dân chủ hóa cao, vậy mà tất cả các xã hội nằm trong khối xã hội chủ nghĩa trước đây ở Châu Âu đều không sung sướng hơn phần lớn các xã hội Châu Á hay Châu Mỹ Latinh được coi là nghèo nhất và dân chủ không phải lúc nào cũng được bảo đảm.

Tất nhiên có thể đi tìm lý do giải thích sự bất hạnh của các quốc gia Đông Âu đang trong quá trình đổi mới. Bởi quả thật sự thay đổi nhiều mặt đang kéo theo những yếu tố mất tự tin, mất phương hướng, lo sợ… là những thứ lúc nào cũngsẵn sàng lấy đi hạnh phúc của con người. Cách giải thích này được nhiều người sử dụng, vì dễ lọt tai và vì nó cũng có nghĩa là khi nào chúng ta quen được với một hệ thống mới, chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng khó có thể đổ tất cả mọi tội lỗi lên đầu các cuộc cải cách vốn đòi hỏi nhiều đau đớn, vì hai quốc gia được coi là hạnh phúc nhất hành tinh (Puerto Rico và Mêhicô) cũng đang trải qua một cuộc cải cách triệt để, còn các xã hội kém may mắn nhất trong bảng xếp hạng không những không phải là các xã hội đã trải qua cải cách triệt để, ngược lại tại đó mọi thay đổi diễn ra chậm chạp, các bước đi được cân nhắc thận trọng. Có thể đặt câu hỏi: Tại sao như vậy?

Thế giới bao giờ cũng có các lý do khiến chúng ta không hài lòng. Phản xạ tự nhiên của con người là phản xạ nhằm mục đích xóa bỏ những lý do này. Những người không thay đổi được thực tế thường hay kêu ca, phàn nàn. Khi tất cả mọi người cùng kêu ca thì thể giới quanh ta gây cho mọi người cảm giác là nó trở nêntồi tệ hơn trong thực tế và con người lại có thêm nhiều lý do để kêu ca. Một người luôn kêu ca và thích nghe những lời kêu ca của người khác, anh ta sẽ trở thành kẻbất hạnh, ngay cả trong trường hợpngười đó được di truyền genhạnh phúc rất mạnh. Bởi vì dây cung hạnh Phúc của anh ta đã được buộc về phía ngược lại. Cùng với thời gian, những lời kêu ca phàn nàn càng có tác động mạnh mẽ hơn.Nhu cầu kêu ca đang thay thế cho nhu cầu hành động để thay đổi. Kêu ca trở thành một loại ma túy đối với những người thụ động. Và vì vậy sự bất hạnh mang tính chủ quan đã biến thành sự bất hạnh mang tính khách quan. Thế giới một khi không được cải thiện sẽ càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn, khủng khiếp hơn, và sự quen dần với nó đã khiến cát cơ chế này hành chức ngay cả trong trường hợp có thể làm một điều gì đó khác hơn.

Sự chán chường, nỗi buồn của chúng ta ngày nay cũng như sự bất hạnh chủ yếu có nguồn gốc từ bản thân chúng ta và là sản phẩm của thế kỷ XX, không chỉ do những hoàn cảnh mà chúng ta trải qua. Nói như giám mực Ba Lan Tischner, chúng ta bất hạnh về mặt tâm hồn hơn là thể xác. Hạnh phúc, về lý thuyết là một định mệnh mang tính di truyền, song trong thực tế con người lẽ ra phải tà người thợ rèn số phận mình, như tinh thần câu tục ngữ trong tiếng Ba Lan. Một chế độ nhất định có thể dạy cho dân chúng điều bất hạnh trong một hoàn cảnh nhất định, song cũng trong chính hoàn cảnh đó con người có thể học được điều may mắn. Chúng ta không nhất thiết phải trở thành những kẻ bất hạnh vĩnh cửu trên mức thực tế.Chúng ta có thể trở thành những người hạnh phúc bất chấp gen di truyền (như đã nêu trong ví dụ về cặp song sinh một trứng, trong ví dụ về chiếc dây cung và về ảnh hưởng yếu ớt của những thành tựu cá nhân đạt được). Bởi vì đằng nào các gen hạnh phúc hiện tại chúng ta chưa cấy được.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Ý nghĩa của tiền bạc

    20/09/2016Minh Huệ & AlphabooksTrong tiểu thuyết Atlas Shrugged xuất bản năm 1957 với đề tài là "vai trò của trí tuệ trong sự tồn tại của con người", Ayn Rand đã đưa ra những khái niệm mới mẻ về giá trị của tiền bạc. Rằng ham mê tiền bạc không phải là nguồn gốc của mọi tội lỗi. "Sự ham mê tiền bạc tức là nhận thức được rằng tiền được làm ra nhờ năng lực của con người và là phương tiện để đổi lấy những gì xứng đáng nhất"...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Về chuyện tiền bạc

    18/07/2005Tiền bạc là vị sứ giả làm trung gian trao đổi các vật iùm cho mọi người, đó là ý nghĩa ban sơ của nó.
    Khi loài người phát triển sinh hoạt về mọi mặt thì ý nghĩa của tiền bạc thay đổi theo một cách tích cực hơn, tinh vi hơn.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Nguyễn Văn Thạc - Tình yêu và hạnh phúc

    06/07/2005Chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Văn Thạc khoác ba lô vào chiến trường, chỉ mười tháng tuổi quân, chàng sinh viên khoa Toán - Cơ, đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là học sinh giỏi văn nhất miền Bắc một thời đã viết hàng trăm trang thư, nhật ký và nhiều bài thơ có giá trị về chuyện đời, chuyện người… Quãng thời gian ngắn ngủi ấy, Nguyễn Văn Thạc đã viết lên đời mình và mãi để lại cuộc sống này một dấu ấn đẹp về tình yêu và hạnh phúc...
  • Tăng giá trị bản thân

    30/06/2005Mục tiêu của bạn là tổ chức cuộc sống theo cách mà bạn có thể hưởng thụ thu nhập tốt, mức sống cao và bạn làm chủ vận mệnh của mình hơn là nạn nhân của sự thay đổi của thời đại kinh tế...
  • Một lầm lẫn về sự thành đạt

    15/06/2005Trong một bài trả lời phỏng vấn, người giàu có và thành công nhất thế giới Bill Gates đã nói quan niệm của mình: Cuộc sống là một cuốn sách to, dày. Kẻ dại thì lật quá nhanh.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác