Một kiểu xóa đói giảm nghèo mới

06:03 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Hai, 2010
Tôi tán thành với một kiến nghị của GS-TS Nguyễn Trường Tiến là bây giờ "người đảng viên phải biết xóa đói về thông tin, trí tuệ, xóa nghèo về nhân cách và đạo đức làm người" (Vietnam Net, 28/2/2006).

Thật là một kiểu xóa đói giảm nghèo mới, xóa đói giảm nghèo cho cả những người tưởng rằng mình đã giàu, đã no đủ về vật chất, song thực ra lại đang "đói", đang thiếu hụt không chỉ về tri thức mà cả về nhân cách, về đạo đức làm người. Điều này thì không chỉ dành riêng cho đảng viên hay cán bộ mà dành cho tất cả chúng ta.

Để có một nền kinh tế tri thức như chúng ta bây giờ đã thấy và hay nói tới, nhân loại đã trải qua biết bao thế kỷ chìm ngập trong mông muội, trong đêm dài Trung cổ, trong chiến tranh loạn lạc, trong đau thương tột cùng vì họa phát xít, họa đế quốc thuộc địa, họa diệt chủng... Thế giới ngày nay chưa hề hết nguy cơ của các hiểm họa, nhưng phải nói, khi đã xuất hiện và khẳng định một phương thức sản xuất mới, và kèm theo đó là những quan hệ sản xuất mới không chỉ tiên tiến mà còn nhân bản hơn, thì những tai họa "mặc định" như từ bao thế kỷ nay có điều kiện bị đẩy lùi trên phạm vi toàn thế giới. Đã tới lúc mọi quốc gia đều có điều kiện để "biết người" - có thông tin về thế giới, thông tin hướng ngoại. Nhưng nếu ở nơi nào mà việc "biết người" còn chưa tỏ trong khi "biết mình" - là thông tin hướng nội, cũng chưa tường, thì nơi đó sự tụt hậu là điều khó tránh khỏi. Ở mỗi con người cũng vậy, ở cán bộ hay đảng viên lại càng như vậy. Thế giới luôn thay đổi và con người cũng luôn thay đổi. Vì vậy cả thông tin hướng ngoại, "biết người" cũng phải liên tục được cập nhật, mà những hiểu biết về chính mình, những tri thức về bản thể, những thông tin "hướng nội" cũng cần cập nhật. Và nếu ta "nghèo" về hướng ngoại, về thế giới tức là ta đã ngu dốt, thì việc ta "nghèo" về hướng nội, nghèo về tự hiểu mình, là ta đã có nguy cơ bị suy giảm về nhân sinh quan, về cả nhân cách.

Đã có thời chúng ta tự đánh giá mình quá cao, từ đó luôn có cái nhìn tự thị, bảo thủ, không chịu học hỏi, tự mình làm nghèo mình. Còn bây giờ, lại tới thời mà nếu không khéo, ta lại tự đánh giá mình quá thấp, cam chịu "sống chung" với những gì hạ thấp nhân phẩm, tự mình làm "đói" mình về nhân cách. "Sống chung với tham nhũng" chẳng hạn. Ai cũng biết tham nhũng là xấu, nhưng rồi nhiều người trong chúng ta vẫn tặc lưỡi bàng quan mỗi khi biết quanh mình tham nhũng đang hoành hành. Không dám nói "không" với tham nhũng hay những tệ nạn xấu xa khác, cũng tức là tự làm "đói" mình về khí phách làm người, về đạo lý mà con người có thể tự hào để sống ở đời. Nếu những người đảng viên, những cán bộ vì quá sợ hãi cho "nồi cơm" của mình mà không bao giờ dám lên tiếng về những gì bất công, bất cập, bất bình thường diễn ra ngay trong cơ quan đơn vị mình, thì không chỉ cơ quan mình bị "đói" về cơ hội phát triển, mà chính mình cũng dần dà bị "nghèo" đi ghê gớm về nhân cách.

Đề nghị một kiểu "xóa đói giảm nghèo" mới như GS-TS Nguyễn Trường Tiến, theo tôi là một đề nghị thực sự nghiêm túc và rất cần được mọi người, đảng viên và không đảng viên, cán bộ và dân thường suy ngẫm và tự mình "xóa đói giảm nghèo" cho chính mình. Mỗi con người là một cái cây, nếu cái cây ấy lành mạnh nó sẽ góp phần làm không gian sinh tồn của nó trong sạch. Ông cha ta đã nói "biết người biết mình, trăm trận trăm thắng". Với vận hội đất nước bây giờ cũng vậy, biết người là giàu có về tri thức, và biết mình là giàu có về nhân cách, khi hai cái "giàu" ấy cộng lại, người ta sẽ đủ điều kiện làm giàu cho chính mình cũng như làm giàu cho đất nước. Một cách căn bản nhất.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Đôi điều về trách nhiệm cá nhân

    14/11/2018Nguyễn Ngọc BíchTrước các tổn thất vô hình và hữu hình mà xã hội đã chịu, vấn đề trách nhiệm cá nhân đang được công luận nêu lên. Qua hai lý do trình bày dưới đây, độc giả có thể chia sẻ lo ngại của tôi rằng vấn đề này còn phải mất nhiều năm nữa mới trở thành hiện thực.
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Cách học, cách lập thân, lập nghiệp của kẻ sĩ

    22/02/2016Vũ Quần PhươngĐiều ông nhắc đi nhắc lại trong các bài thơ dạy con chỉ là phải có đóng góp thiết thực cho cuộc đời. Muốn thế phải học kiểu nào, sống thế nào, cách xử trí thế nào để hài hòa danh, tiết, lợi, chí. Nguyễn Khuyến không sách vở, ông tự đúc kết từ đời mình mà khuyên nhủ các con...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Giá trị đạo đức- giá trị bản thân và giá trị xã hội

    11/03/2006Ngô ToànĐạo đức là một hệ thống giá trị, một hiện tượng xã hội mang tính chuẩn mực, thể hiện mệnh lệnh, đánh giá rõ rệt...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh

    07/01/2006Phó GS. TS. Nguyễn Tĩnh Gia...vấn đề con người có vẻ cũ, nhưng nó lại luôn mới mẻ, luôn có vấn đề phải nói rằng, nó là vấn đề của mọi vấn đề. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau
  • Lễ nghĩa

    07/01/2006Đỗ HoàngKhổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu nên rất tôn trọng tình cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa trong tâm trí mọi tình cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời thì ai cũng phải biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho giáo.
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ