Phạm Toàn (1932 -2019)

07:12 CH @ Chủ Nhật - 06 Tháng Hai, 2011


Phạm Toàn
(1932-2019)

Nhà sư phạm, nhà văn, dịch giả.

- Ông sinh năm 1932, Ông vừa ra đi hồi 6h 40 ngày 26/6/2019, thọ 88 tuổi.
- Quê quán: Đông Anh, Hà Nội
- Nghề nghiệp: Dạy học, nghiên cứu tâm lý giáo dục; Ông từng làm việc ở Trường Giáo dục Thực nghiệm của ông Hồ Ngọc Đại.
- Bút danh nhà văn: Châu Diên (với thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, văn học dịch). Ông từng đoạt Giải nhì cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn học (truyện ngắn Cái lô cốt - 1959), giải thưởng Báo Văn Nghệ (truyện ngắn Gia đình ông chủ nhiệm - 1962).

- Tháng 4/2009, ông cùng GS Huệ Chi, GS TS Nguyễn Thế Hùng khởi xướng trang mạng Bauxite Việt Nam (nay là boxitvn.net – boxitvn.wordpress.com – boxitvn.blogspot.com) với mục tiêu cùng với tập thể nói tiếng nói trách nhiệm làm cho dự án bauxite Tây Nguyên phải được xem xét lại kỹ càng.

- Ông cùng những người tâm huyết lập ra Nhóm làm sách Cánh Buồm: xây dựng bộ sách 36 cuốn cho 6 lớp tiểu học, nhằm cải cách giáo dục phổ thông xuống còn 10 năm học.
Sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm

- SGK Văn 1, Văn 2, Văn 3, Văn 4, Văn 5, Văn 6, Văn 7, Văn 8, Văn 9,
- SGK Tiếng Việt 1, Tiếng Việt 2, Tiếng Việt 3, Tiếng Việt 4, Tiếng Việt 5, Tiếng Việt 6, Tiếng Việt 7, Tiếng Việt 8, Tiếng Việt 9
- SGK Lối sống 1, Lối sống 2, Lối sống 3, Lối sống 4, Lối sống 5
- SGK Khoa học 1, Khoa học 2, Khoa học 3, Khoa học 4, Khoa học 5
- SGK Tiếng Anh 1, Tiếng Anh 2, Tiếng Anh 3

Vì những đóng góp cho cải cách giáo dục Việt Nam nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm đã vinh dự được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Phan Châu Trinh.

.

Quan điểm sáng tác
- Chúng ta đâu có thiếu giáo viên giỏi, đâu có thiếu triết lý giáo dục? Có chăng, chúng ta không biết thẹn để học hỏi cái hay, không biết thẹn để vươn lên mà cứ tự bằng lòng với chính mình trong suốt quá trình giáo dục.

- Phân định cho kỹ, ta sẽ thấy cái bộ phận "giáo giới" đó không hoạt động nhất loạt như nhau. Nó được chia thành hai tầng: Một tầng làm công việc nghiên cứu khoa học và một tầng làm công việc ứng dụng kỹ thuật dạy học. Hai "tầng" này có thể được phân chia ra theo tổ chức nằm bên ngoài mỗi nhà giáo (cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục và các nhà giáo còn lại) và phân chia theo cơ cấu nội tại bên trong mỗi giáo viên (mỗi người vừa dạy học vừa tham gia nghiên cứu khoa học giáo dục). Người giáo viên dạy giỏi là người có trình độ dạy đúng cộng với trình độ am tường cái "tại sao" của sự dạy đúng

- Nhóm Cánh Buồm với ước muốn làm thay đổi cơ bản phương pháp dạy và học để làm sao nền giáo dục ở ta phải đào tạo ra được những con người từ tiếp thu kiến thức thụ động chuyển thành có tư duy độc lập, sống độc lập. Cách làm hiện nay "sẽ đào tạo ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập, và không có tư duy độc lập sẽ rất dễ trở thành nô lệ".

- Một xã hội tử tế là một xã hội biết cùng tổ chức với nhau trong chức năng của mình để phát triển. Đánh giá một người trí thức đúng nghĩa thì đừng nhìn vào những tuyên bố của họ mà phải nhìn vào công việc cụ thể và động cơ người đó làm. Một cái cây trên rừng không bao giờ nghĩ nó là cái rừng, nhưng trong vô thức, nhiều cái cây tập trung một chỗ thì hóa thành rừng.

Tác phẩm đã xuất bản dưới tên Châu Diên

Mái nhà ấm (truyện ngắn, NXB Văn học, 1960)
Con nhện vàng (truyện ngắn, NXB Thanh niên, 1962)
Sống giữa những người anh hùng (bút ký, NXB Thanh niên, 1962)
Cô chủ quán (dịch, Carlo Goldoni, NXB Văn học, 1982)
Chín mươi ba (dịch, Victor Hugo, NXB Văn học, 1982, 1987)
Sư tử (dịch, Jeseph Kessel, NXB Văn học, 1983)

Bay đêm (dịch, A. de Saint-Exupéry, NXB Văn học, 1986)
Ruồi (dịch, Jean-Paul Sartre, NXB Văn học, 1989)
Nhà tiên tri (dịch, Khalil Gibran, NXB Hội nhà văn, 1994 - Thời đại, 2010)
Người sông Mê (tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn, 2004 - Thời đại và Đông Tây tái bản 2010)
Mặc cảm của Đê (dịch, Đới Tư Kiệt, NXB Phụ nữ, 2007)
Bảy mươi ba chiếc cối đá (truyện ngắn, NXB Hội nhà văn, 2007)
Không giống ai! Sắc sảo, lập dị, hóm hỉnh, lẩm cẩm...! Lạ từ cách lập đề, trào lộng, bông lơn, cấu trúc hỗ tạp đa chiều, bút pháp biến ảo, giọng điệu bỡn cợt, hiện thực lịch lãm, cũ mà mới, quen mà lạ, già mà trẻ. Đó là Châu Diên tuổi thất thập tái xuất văn chương sau bốn mươi năm im tiếng,
Tin thì tin, không tin thì thôi. "Bảy mươi ba chiếc cối đá", xin mời đếm! (Phạm Ngọc Tiến)

Hoàng tử bé (dịch, A. de Saint-Exupéry, NXB Lao động và Đông Tây, 2008)
Sấm trên núi (truyện ngắn, Thời đại và Đông Tây, 2010)
Vào một đêm không trăng (dịch, Đới Tư Kiệt, NXB Phụ nữ, 2010)


Tác phẩm đã xuất bản dưới tên Phạm Toàn

Công nghệ dạy văn (NXB Đại học Quốc gia, 2000, NXB Tri thức, 2007)
Có chuyện gì xảy ra trong tâm trí con người khi bắt gặp một văn bản và từ đó lại khóc cười theo chính văn bản ấy?
Năng lực văn, năng lực nghệ thuật nói chung, là cái tồn tại tiềm tàng trong đời sống thực. Những tâm tình thực, những giọt nước mắt được phơi bày hoặc được nuốt vào trong tâm tình kín đáo của con người, những nụ cười rạng rỡ hoặc những nụ cười giấu kín sau cái mặt nạ của chính mình, những yêu những ghét, những giận những thương... tất cả các trạng thái khác nhau đó của đời sống tâm tình con người tạo thành cái cốt vật chất của năng lực văn hoặc năng lực nghệ thuật. Nhờ cái cốt có thực đó mà có được tiếng cộng hưởng ngân lên trong lòng con người mỗi khi có người nghệ sĩ tự nguyện đại diện cho tâm tình mọi người và nói lên được một điều gì đó trong một tác phẩm nghệ thuật.
Ở nhà trường phổ thông, khi nhà sư phạm chọn cho trẻ em học văn với những văn bản hay nhất, tiêu biểu nhất, tinh túy nhất, chúng ta đã tìm được cái cớ tiết kiệm nhất để đánh thức con mồi văn đang ẩn náu đâu đây.
Cái văn bản "phần xác" đang "ngái ngủ" được đem dạy cho trẻ em như cái cơ, như cái cơ hội thích hợp nhất để đánh thức dậy cái "phần hồn"...

Hợp lưu các dòng tâm lý giáo dục (NXB Tri thức, 2008)
Sách nhằm tới bạn đọc trẻ là sinh viên, là các nhà nghiên cứu và nhà giáo, nhằm chia sẻ một định hướng lý thuyết tâm lý học giáo dục đã được thể hiện trên một thực thể giáo dục ở nước ta 30 năm nay - hệ thống Công nghệ Giáo dục.
Muốn cải cách nền giáo dục phổ thông cho con em một dân tộc, điều cần yếu nhất không phải là tiền bạc hoặc những "dự án" này khác. Điều cần yếu sống chết đảm bảo thành công hoặc dẫn đến thất bại nằm trong sự hiểu biết đứa trẻ nhỏ. Muốn hiểu rõ đứa trẻ nhỏ, không thể thoát khỏi tâm lý học giáo dục. Nhà giáo dục cần biết rõ đứa trẻ Việt Nam đương đại, nhân vật chính của cuộc sống, "người anh hùng" và "người cứu tinh" đích thực của dân tộc.
Sách này gửi tới bạn những điều cốt lõi để hiểu và giúp trẻ em tự phát triển hết cỡ. Đây là cuốn sách tâm lý học giáo dục theo ý nghĩa thuần khiết và đầy trách nhiệm.
Cơ cấu trí khôn (dịch, Howard Gardner, NXB Giáo dục, 1997)
Trí khôn không “bác học”? Nhà tâm lý họ người Mỹ Howard Gardner nêu vấn đề: liệu có cái trí khôn của những người không học trường Hàng Hải nhưng có khả năng lái thuyền ban đêm len lách qua hàng nghìn hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương? Liệu có cái trí khôn của người mù chữ nhưng có khả năng diễn xướng đêm này qua đêm khác hàng vạn câu thơ? Liệu có trí khôn của người không giỏi Toán những lại rất giỏi làm thơ, làm xiếc, chẳng hạn? Chính dựa trên cách nhìn sự hình thành trí khôn trẻ em một cách cởi mở hơn như vậy, mà một lý thuyết mới đã ra đời: lý thuyết trí khôn nhiều thành phần (tiếng Anh là Theory of Multiple Intelligences).
Nền dân trị Mỹ (dịch, Alexis de Tocquevile, NXB Tri thức, 2007, 2008)

Cuốn sách này không thực sự nhằm vào một đối tượng nào. Khi viết sách này, tác giả không quan tâm phục vụ hoặc chống lại bất kỳ phe phái nào. Tác giả tìm cách hiểu thấu vấn đề không theo cách làm cho nó khác đi mà theo cách nhìn xa hơn các phe phái. Và trong khi các phe phái lo toan đến ngày mai thì tôi muốn lo nghĩ cho tương lai.
Tocqueville thuộc về những người không tin rằng bản thân nền dân trị có thể giải quyết được hết mọi vấn đề. Ở đây, theo lối nói quen thuộc hiện nay, ông thấy cả mặt sáng lẫn mặt tối, thấy thách thức, nguy cơ lẫn cơ hội. Theo ông, nền dân trị hứa hẹn được những gì cho tương lai là tùy thuộc vào yếu tố quyết định: tinh thần trách nhiệm của các công dân đối với cộng đồng. Từ đó, ông đặt ra hàng loạt vấn đề đang còn nóng bỏng tính thời sự:
- Nên mạnh dạn thực hiện nền dân trị đến đâu?
- Làm sao hợp nhất sự tham gia của toàn dân với thể chế chính trị đại diện?
- Xã hội hiện đại đứng trước nguy cơ nào khi sự thờ ơ, tính phi chính trị và xu hướng quay trở về với cuộc sống riêng tư (ông gọi là “chủ nghĩa cá nhân”) ngày càng gia tăng trong nhân dân?
- Làm sao cân đối được mối quan hệ giữa nhà nước và kinh tế, giữa cá nhân và xã hội; hay nói cách khác, giữa tự do và bình đẳng?

Phỏng vấn, bài viết về tác giả

Nhà giáo Phạm Toàn: Sống là tư duy độc lập(Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần)

"Lẽ thường" và "lẽ biến" trong đời nhà giáo (Tuần Việt Nam)
Ông nhắng & trẻ (Tiền Phong)
Ba ông tám mươi hơn Mười ông trẻ (Phụ nữ TP HCM)
Cần biết thẹn để vươn lên(Thanh Niên)
“73 Chiếc cối đá” xuất hiện cùng “Công nghệ dạy văn” (VTC News)
Tự làm sách giáo khoa (Tuổi Trẻ)
Có một 'Quốc văn Giáo khoa Thư' mới (Tiền Phong)


Bài viết của tác giả

Tiểu luận

Đông Kinh Nghĩa thục và những điều kiện Hiện đại hoá
Đam mê và dân chủ

Truyện ngắn

Cao một mét bảy mươi

Chuyện tình thời A-còng
Gia đình cãi cọ

Hội ngộ ở phố Hờ Bờ

Tôtem sói – chiếc gương đạo sĩ

Hamlet thiu thiu ngủ
Beethoven không điếc...

Trứng...

LinkedInPinterestCập nhật lúc: