Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn
Tôi muốn khởi đầu những suy nghĩ của mình ở quá trình biến đổi lần hai (tất nhiên nó liên quan đến điều tôi muốn nói) - nhưng nó chỉ là những cảm nhận (hay tản mạn) mang tính cảm tính của riêng mình - bằng quá trình "âu hoài'. Xét về văn hóa - văn minh, đây là lần đầu tiên văn hóa Việt Nam tiếp xúc - giao lưu - tiếp biến với một văn hóa - văn minh hoàn toàn khác biệt so với những gì đã tiếp xúc giao lưu - tiếp biến từ hàng chục thế kỷ trước. Một tư duy hoàn toàn khác (tư duy phân tích một hệ thống giá trị văn hóa văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình "đứt gãy", hội nhập xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự "đứt gãy" ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nề nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng "lưỡng phân", như chấp nhận sự chung sống giữa khăn xếp áo the với complet, giữa "giầy giôn" với guốc mộc, giữa rau diếp với salade, giữa khoai lang với khoai tây... Tình trạng "lưỡng phân" kéo dài trong nhiều thập kỷ, và chưa lúc nào sự "Âu hóa" thể hiện được khả năng thật sự lấn lướt.
Rồi mọi thứ diễn ra quá nhanh. quá gấp gáp(?) quá trình "âu hoá" mới bước sang một thời kỳ mang tính công nghệ nhưng dường như, nó không khởi nguồn từ một sự tự giác mà được khởi nguồn một cách tự phát? Hôm nay ở vùng đô thị, vốn liếng thời gian rỗi ít ỏi và cả sự đua theo những kiểu lối thời thượng đã lôi cuốn người ta đến với các siêu thị, trung tâm thương mại. Nơi những người mẹ trẻ có thể mua thức ăn sẵn dành cho cả tuần, để cha mẹ già chỉ còn việc lên gác xuống nhà, xem TV hoặc rủ nhau đi tập thể dục dưỡng sinh. Trong mâm cúng gia tiên ngày Tết ở nhiều gia đình. đã thấy có mặt thịt hun khói, iambon, ngô ngọt xào và xúc xích Đức - những món ăn mấy chục năm trước vẫn chưa thể len lỏi vào mâm cơm Việt. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu thấy trong bữa tiệc gia đình lại được tổ chức mô phỏng theo thực đơn (menu) nhà hàng để bắt đâu bằng súp gà và kết thúc bằng bánh mì phết bơ. Rồi nữa là những bộ Jean "cả cây". những chiếc mini jube tối màu, những complet - crava"e (hàng mã)... cùng với sự hiện diện của những chai XO, Rémy. Blue...trên bàn thở các cụ... tất cả thật sự đang tiềm ẩn khả năng biến khăn xếp, áo dài thành trang phục của những dịp lễ lạt hoặc cần giới thiệu bản sắc, và biến những chai "quốc lủi" thành thú vui của những cuộc nhậu bình dân và những người hoài cổ.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, đa số lớp trung niên chưa kịp hiểu internet là gì thì lớp cháu con đã kịp chai qua mạng để kết bạn với một John, một Smith nào đó ở phía trời Tây. Rồi người ta chấp nhận, dù vẫn thấy "chường mắt về sự hiện diện hàng ngày không chỉ trên đường phố mà trong cả ngôi nhà của mình những mái tóc nhuộm xanh đỏ tua tủa như lông nhím vì được xịt "keo bọt", hoặc những tấm áo kẻo phía trước thì hở phía sau và ngược lại. Rồi cánh thanh niên trẻ tuổi bắt đầu không quan tâm tới ý nghĩa của quan niệm "mất dông", họ đi chơi giao thừa tới 4 - 5 giờ sáng. Họ phấp phỏng chờ đón ngày Valentin để gửi cho nhau một nhánh hoa hồng - thứ quà tặng mà đôi khi nhiều người do không nắm bắt được "thông điệp tình yêu của nó nên vẫn vác đại lên sân khấu tặng cho các diễn viên(!). Một cách tự nhiên, người ta chấp nhận luôn cả lời "Hapy New Year" qua telephone, qua SMS, qua Email và không cảm thấy có điêu gì thất thố. Nghĩa là đã có những "chuyển dịch văn hoằn mới đang bắt đầu và phần nào được thừa nhận như những kiểu loại hành vi được coi là phù hợp với tiết tấu, nhịp điệu. Quan niệm thẩm mỹ, khuôn mẫu ứng xử của lối sống đương đại.
Trên bình diện rộng hơn. Nửa thế kỷ trước, khi ở một số đô thị xảy ra hiện tượng giao lưu - tiếp biến với văn minh phương Tây. Thì người Việt ở nông thôn chủ yếu vẫn nhìn về đô thị như nhìn một “thế giới khác mình", hiếm hoi mới có người "dám" gia nhập vào thế giới đó. Do điều kiện kinh tế và do cả sự e ngại, văn minh đô thị rất khó xâm nhập vào "biển làng xã" mênh mông vốn bảo lưu khá chặt chẽ những tập quán văn hoá cổ truyền. Ngày nay tình huống đã khác, văn minh đô thị đã có điều kiện toả rộng ảnh hưởng của nó. Người nông dân Việt Nam đã có sự chuyển biến trong "vai trò xã hội". Họ đã mở rộng tầm nhìn, được đánh thức những khát vọng và tự phát tiếp nhận, chuyển tải những nội dung văn hoá – văn minh từ đô thị mà họ biết rằng họ hoàn toàn có khả năng gia nhập và biến chúng thành tài sản của mình. Tuy nhiên. chính sự tự phát ấy lại đưa tới một tình trạng "hỗn tạp" mới, bởi ở đây - các làng xã, văn minh thường chỉ được chọn lựa qua xe máy Wave, đầu VCD... cùng mang nhãn hiệu made in China. Sau lũy tre làng. những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, TV không cần ăngten mà là chảo Tàu để cánh thanh niên tha hồ xem “phim ngoài luồng" và ngoài "đường bê tông hóa" chúng cưỡi trên chiếc mô tô phóng vèo vèo phun khói mù mịt vào mọi ngõ ngách, cười hô hố khi có cụ già vừa dạt vào bên đường vừa mắng "con cái nhà ai"...
Nơi biểu hiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội rõ nét nhất của mỗi địa phương là chợ, từ lâu, ở các vùng nông thôn Việt nam, người ta thấy hay có những tên chợ chung là chợ Hôm, chợ Mai - tên ấy vừa riêng lại vừa chung vì thực ra nó chỉ biểu hiện sự nhanh chóng, gấp gáp về thời gian họp chợ... Lại nghĩ, nếu làm một nghiên cứu đầy đủ, có lẽ những chợ "mai", chợ "hôm" kể trên hẳn cũng có một mối liên hệ nào đó với các chợ "cóc", chợ "xổm" mà ta vẫn gặp ở nhiều đô thị Việt Nam. Tương tự như mấy chữ "mai, hôm", mấy chữ "cóc, xổm” tự chúng đã chuyển tải tính chất và loại hình hoạt động của các chợ này. Nơi đó thường chỉ có hàng hóa tiêu dùng cập nhật, như mớ rau, con cá, miếng bí, lạng thịt, củ khoai, cân đậu... Nghĩa là những loại hàng hóa thiết yếu cho bữa ăn hàng ngày mà quỹ thời gian rỗi ngắn ngủi không cho phép người ta có thể đến "chợ Nhà nước để sắm sanh... Các chợ "cóc", chợ "xổm" luôn không năm trong quy hoạch, nghĩa là chúng hình thành tự nhiên và luôn phải thích ứng với sự xuất hiện bất chợt của người quản lý đô thị. Và thật kỳ tài, nếu mấy bác xe thồ, mấy chị hàng rau còn có thể nhanh tay dúi phương tiện, hàng hóa vào một xó xỉnh nào đó hoặc cắm đầu cắm cổ chạy dạt ra tứ phía, thì mấy cô hàng thịt vừa mới đon đả mời chào "Anh ăn mông cho em đi”! vừa mới thoăn thoắt liếc con dao sáng loáng lên chiếc dũa tròn to bằng ngón chân cái vậy mà thoáng thấy bóng nhân viên công quyền là cô hàng thịt đã thu dọn sạch bong... chỉ để lại cái bàn chỏng chơ!
Các loại chợ hình thành một cách "tự nhiên" này tồn tại bởi chúng có khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu của con người về các chủng loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày và phù hợp với vốn liếng thời gian dành cho việc đi chợ. Thật ra đến hôm nay, việc đi siêu thị mua thức ăn cho cả tuần, hoặc có người giúp việc đi chợ theo thực đơn kê sẵn của ông bà chủ ván chưa phổ biến, số đông người Việt Nam ở đô thị vẫn phải tự lo lấy việc cơm nước. Trừ hai ngày nghỉ cuối tuần, mọi người chỉ có thể đến chợ vào lúc xế chiều. Quỹ thời gian cùng với hai thực phẩm chủ yếu là rau và cá trong bữa ăn thường ngày dường như không thích hợp với các khu nhà dở chợ. dở siêu thị sầm uất, ngất nghểu mấy tầng lầu Những khu nhà kỳ vĩ ấy thường chỉ thu hút cư dân một địa bàn, vắng teo vào giờ hành chính, và được bố trí giống hệt nhau: tầng một gồm các quầy hiện hữu với mẹt ổi, chùm roi, thúng chanh, rổ rau hái từ vườn nhà và là nguyên nhân chủ yếu của những tiếng còi "toét, toét" vẫn vang lên một cách thường xuyên. Đấy cũng là nơi khi chiều về các bà nội trợ có thể dừng xe đạp ghé xe máy mua vội lạng thịt, mớ rau cho bữa cơm chiều mà không phải gửi xe và không tốn thời gian luồn lách vào những quầy hàng có mái hiên sùm sụp, không phải cò kè mặc cả với những chị những cô mắt xanh mỏ đỏ, cong cớn "khinh người rẻ của". luôn đưa ra những cái giá cao ngất trời, bán hàng mà cứ như đuổi khách...
Sau một thời gian đô thị hóa, chúng ta đã làm được khá nhiều công việc để xây dựng phong cách sinh hoạt mới cho xã hội hiện đại, nhưng xem ra câu hỏi: “Chợ sẽ tồn tại như thế nào”? vẫn là một bài toán khó giải. Nói đến đây cũng muốn thêm vào chút thời sự. răng mới đây, vài chính quyền thành phố muốn lập tức xóa sổ loại hình chợ cóc, chợ tạm, hàng rong để nâng cao tính "văn minh đô thị”. Xem ra đấy chỉ là những "quyết sách" thiếu nghiên cứu và mang đầy tính chủ quan của những nhà hoạch định quen ngồi máy lạnh...
Nhìn từ vài hiện tượng, có thể cảm nhận rằng, cùng với những phát triển và hội nhập về kinh tế xã hội, văn hóa Việt cũng đang trong quá trình tiếp biến thay đổi mạnh mẽ. Chỉ ngót mươi năm đầu thế kỷ XXI này, văn hóa đời sống người Việt Nam đã có hững đổi thay nhanh đến không ngờ. Trong một chừng mực nào đó, người ta gọi đây là ngước ngoặt", là sự chuyển đổi hệ thống giá trị văn hóa của một dân tộc trong tính liên tục của nó. Tuy nhiên, xét theo thời gian, sự "đứt gãy" biến đổi này không diễn ra trong một thời gian ngắn, nó đã có khoảng thời gian dài, đủ để sự tiếp thu trong giao lưu văn hóa cùng với sự vận động nội sinh của một nền văn hóa... có thể phối kết tạo dựng nên hệ thống giá trị. chuẩn mực văn hóa mới, Tuy nhiên. nếu coi văn hóa là thể hiện của tính người" trong hoạt động sinh tồn thì "đứt gã/ hay hội nhập không làm cho "tính người" ấy biến đổi, mà về bản chết, nó chính là một tầng cấp mới. Tuy nhiên. điều chúng ta cần nhìn nhận ở đây là sự biến đổ! phát triển phải có quá trình, phải từ tự phát đến tự giác, tử vi mô đến vĩ mô. Và để có một chính sách đúng đắn, chúng ta cũng cần phải xác lập nó trên nền tảng văn hóa xã hội và nó cần phải được nhìn nhận từ cái nhìn thực tế khách quan đại chúng chứ không thể là một ý thức chủ quan cá nhân nào đó”.
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng