Khoa học và thực tiễn

11:17 SA @ Chủ Nhật - 01 Tháng Giêng, 2006
Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý.

Từ xưa đến nay, thực tiễn luôn là xuất phát điểm của mọi nhận thức khoa học. Chính từ yêu cầu của thực tiễn, từ việc nhận ra các bài toán của thực tiễn mà nhà khoa học đã xác lập nên những định đề, định lý, những quy luật để mà từ đó tìm được lời giải cho thực tiễn.

Mỗi bước tiến trong khoa học đều diễn ra khi thực tiễn được nhận biết thêm không còn mặc vừa cái áo lý thuyết đã giải thích nó: Cái mới được phát hiện phá vỡ những điều tưởng đã thành chuẩn mực, khuôn phép.

Hướng khoa học phụng sự cuộc sống theo một chủ đích nào đó là thuộc tính tự nhiên của người làm khoa học. "Chủ đích" ấy phần lớn là thuận với thực tiễn khách quan, khi cái tâm của nhà khoa học, và nhất là của "ông chủ" các nhà khoa học (!), là công bằng, trong sáng. Nhưng cũng không ít khi nó bị thiên lệch, méo mó, chủ quan, nếu cái chủ đích ấy nhằm vào việc duy trì một quyền lực của cá nhân, của phe nhóm.

Ví dụ kinh điển có tính nhập môn vỡ lòng ở đây là sự nhận thức vị trí của trái đất trong hệ Mặt trời. Thực tiễn khách quan ("Trái đất quay xung quanh Mặt trời") suốt đêm dài Trung cổ đã từng bị là vật hy sinh cho thần quyền, cho tôn giáo. Không ít người đã phải lên giàn thiêu để giữ trọn niềm tin vào một chân lý khoa học hiển nhiên...

So với lĩnh vực khoa học xã hội, trong khoa học tự nhiên, trắng - đen, phải - trái, đúng - sai có phần dễ được phân định hơn, bởi có thể xác định bằng những quan sát thực nghiệm, những quá trình có thể lượng hoá, vật chất hoá. Còn khi hướng về lý giải những hiện tượng của xã hội - một cấu trúc phức tạp bậc nhất - thì đôi khi tính thuyết phục của một giả định, một kết luận khoa học nào đó lại dễ bị bao phủ bởi màn sương ngờ vực, hồ nghi và sự đụng độ các niềm xác tín, thậm chí là các quyền lợi.

Chúng ta đã có nhiều bài học khá đắt giá về những quyết sách trái với thực tiễn, khi mà mối quan tâm đầu tiên của người đưa ra một luận thuyết nào đó không phải là tính khách quan, tính phù hợp với thực tiễn mà là trước hết nhằm thoả mãn một định đề tiên nghiệm (à priori) nào đó.

Công cuộc đổi mới cứu vãn cả đất nước ta chính là đã bắt đầu từ những thay đổi nhận thức khoa học về thực tiễn. Từ bỏ nguyên tắc tự làm khó mình về "Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng" để chuyển sang nỗ lực giải quyết phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, hướng về xuất khẩu; thay vào sự độc tôn của hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể là sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, kích thích được từ cội nguồn sâu xa nhất động lực phát triển; lấy thành tựu "thông minh" nhất của xã hội loài người là thị trường để điều tiết quan hệ cung - cầu thay cho chủ nghĩa duy ý chí của tham vọng tuyệt đối về kế hoạch hoá tập trung...

Từ 20 năm trước, chính từ ba đột phá trên đây mà sự nghiệp đổi mới vĩ đại đã rùng rùng chuyển động và diễn ra với tốc độ khả quan làm thay đổi bộ mặt và vị thế đất nước.

Những đổi thay ấy đã thai nghén từ trong thực tiễn, và thật đáng tiếc, không phải đều được đón nhận ngay từ đầu. "Khoán hộ gia đình" đã từng phải là "khoán chui"; tư duy hướng về thị trường như nó vốn tồn tại đã từng phải nói tránh đi là "hạch toán kinh doanh XHCN"; để có thể thực hiện cơ chế một giá - "bù giá vào lương" - những người tiên phong đưa ra quyết sách trên đã phải sẵn sàng đánh đổi bằng "sinh mệnh chính trị" của mình; kinh tế tư nhân còn mang đầy mặc cảm "bóc lột" và bị kỳ thị... Ngay giờ đây cũng không phải là đã hết những rào cản của tư duy lỗi thời; "tay này kìm giữ tay kia"...

Nhưng rồi thực tiễn - như một cội rễ sống bất diệt, qua mảnh đất đôi khi nứt nẻ khô cằn mà mạnh mẽ đâm chồi nảy lộc. phát tán thành rừng, không thể nào che khuất được - đã khẳng định tính đúng đắn của những luận cứ khoa học mới.

Bài học lớn nhất của chặng đường 20 năm đổi mới vừa qua, theo tôi, là bài học hãy xây dựng một tư duy khoa học bám sát những yêu cầu, những đổi thay của thực tiễn thiên hình vạn trạng, không bao giờ để mình biến thành tù nhân của những tín điều, dù có khi đó đã tưởng chừng là bất khả xâm phạm...

***

Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế, sánh ngang cùng các nước bạn bè? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia đầy đủ, toàn diện vào tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành cùng phát triển văn hoá, con người, và đẩy nhanh tiến trình công bằng, dân chủ hoá xã hội? Làm sao chặn đứng, đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác đang làm xói mòn ghê gớm các nền tảng gốc rễ của đất nước ta? v.v..

Đã đến lúc các nhà quản lý các nhà khoa học nghiên cứu xã hội cần giũ bỏ những định kiến xơ cứng, chấm dứt một lần và mãi mãi tình trạng lẽo đẽo chạy theo cái mới nảy sinh từ thực tiễn, thôi ngộ nhận về tầm nhìn tưởng chừng lúc nào cũng sáng suốt, xuyên thấu bản chất sự vật của mình, để mà tiếp cận thực tiễn như một người học trò khiêm tốn, luôn cầu tiến, cầu thị, đặng sớm nhận biết đúng thực tiễn, lý giải đúng thực tiễn và trao lại cho thực tiễn vị thế là thước đo duy nhất khả dĩ kiểm nghiệm tính chính xác của các chân lý khoa học.

Tôi lại nhớ đến câu nói bất hủ của nhà sinh lý học Nga I.Pavlốp: "Thực tiễn và chỉ có thực tiễn là điều duy nhất mà tôi phải ngả mũ kính chào!"

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phát huy nội lực

    02/04/2015Nguyễn Trần BạtTừ bao đời nay, người Việt ước mơ xây dựng một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh". Có thời người ta đặt hy vọng ở nguồn tài nguyên rừng vàng biển bạc, chẳng hạn như dầu mỏ phun lên ồ ạt nhiều hơn cả dầu mỏ Trung Đông. Cũng có người mơ tưởng sẽ có những lực lượng ngoại bang mang lại cuộc đổi đời cho dân tộc. Họ vừa thiếu thực tế vừa sai lầm về mặt lý luận. Chỉ có sức mạnh của chúng ta - nội lực Việt Nam - mới giải quyết được những vấn đề của chúng ta, mới là yếu tố quyết định để biến đổi một nước Việt Nam nghèo nàn lạc hậu thành một quốc gia hùng mạnh, một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
  • Tính trễ của cải cách chính trị

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtTừ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, sân khấu chính trị thế giới có nhiều chuyển biến rõ rệt. Tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của thời đại, nhiều chính đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được độc lập dân tộc, thay thế chế độ thuộc địa hà khắc bằng những chính thể tiến bộ. Dân chúng thế giới thứ ba đói khổ mơ ước về một cuộc đổi đời vĩ đại, được sống trong một xã hội phồn vinh về vật chất và tươi đẹp về tinh thần, nhưng cho đến nay dường như tất cả vẫn ngoài tầm tay và thực tế vẫn là một thế giới thứ ba nghèo khổ và bất hạnh. Lý do trước hết là thế giới thứ ba bị lạc hướng trong vùng xoáy của Chiến tranh Lạnh, nhưng một nguyên nhân khác, chủ yếu hơn, là do không ý thức được sự cần thiết hoặc không tìm được giải pháp đúng cho đổi mới và cải cách xã hội....
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Ðổi mới, một quá trình cách mạng

    02/12/2010Mở đầu cho chuyên mục “Nhìn lại 20 năm đổi mới”, khởi đăng trên báo Nhân Dân từ ngày hôm nay, 30-9, bài viết của ông Hà Đăng tập trung vào trả lời các câu hỏi Ðổi mới là gì, nhằm mục tiêu gì, do ai làm, và bao giờ thì xong...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự

    11/11/2005GS. Tương LaiKhát vọng về dân chủ và công bằng vốn nung nấu từ lâu trong lịch sử loài người. Có dân chủ mới thực hiện được công bằng, đồng thời công bằng là thước đo của dân chủ và tiến bộ xã hội. Điểm quy chiếu để kiểm nhận về công bằng và dân chủ mà một xã hội đạt được thường tìm thấy dễ dàng trong pháp luật...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Về phương pháp luận và phạm vi của nó

    26/09/2005Lê Hữu TầngTrong những năm gần đây, ở nước ta, những vấn đề phương pháp và phương pháp luận đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Những cuộc thảo luận về phương pháp và phương pháp luận đang được tiến hành trong anh chị em làm công tác nghiên cứu và giảng dạy triết học cũng như các khoa học cụ thể chứng tỏ rằng việc nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề ấy đang trở thành một nhu cầu ngày càng bức thiết...
  • Tính đồng bộ của các cuộc cải cách

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTừ xưa đến nay, nhân loại đã tiến hành rất nhiều các cuộc cải cách nhưng tựu trung có thể phân thành bốn cuộc cải cách cơ bản: cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa và cải cách giáo dục. Các cuộc cải cách đi tìm lời giải cho sự phát triển của xã hội và có đối tượng chung là cuộc sống, do đó, chúng có quan hệ biện chứng với nhau. Tuy nhiên, quan sát các cuộc cải cách ở các nước thế giới thứ ba, chúng ta đều thấy chúng không đem lại những kết quả như mong muốn và thế giới thứ ba dường như vẫn bế tắc trong việc tìm ra con đường phát triển của mình.
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • Nên hối hả một cách chậm rãi!

    09/08/2005Nguyễn TùngĐúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông Á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ