Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

05:47 CH @ Thứ Năm - 03 Tháng Tám, 2006

Mọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trongđó lĩnh vực sản xuấtđóng vai trò quan trọng nhất.Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất.

Mọi công cụ sản xuất đều có ba bộ phận: động lực, truyền lực và công tác. Bộ phận công tác (còn gọi là bộ phận chấp hành hay tác động) trực tiếp tác động lên đối tượng lao động để làm ra sản phẩm. Bộ phận truyền lực truyền năng lượng từ nguồn động lực đến bộ phận công tác. Ở công cụ sản xuất thủ công, nguồn động lực là do sức cơ bắp của người lao động, còn bàn tay trực tiếp làm bộ phận công tác chuyển động (thí dụ: cái kim khâu tay). Nếu bộ phận công tác giao cho máy thực hiện - gọi là máy công tác, thì ta có công cụ nửa cơ khí (thí dụ: cái máy khâu đạp chân). Khi nguồn động lực cũng do máy cung cấp thì đó là công cụ cơ khí (thí dụ: cái máy khâu chạy bằng điện). Trong công cụ thủ công và cơ khí, việc điều khiển công cụ sản xuất hoạt động đều do bộ óc con người đảm nhận.

Trong bộ "Tư bản", C.Mác đã phân tích rất cụ thể vai trò của từng bộ phận nói trên trong công cụ sản xuất và chứng minh rằng, cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII đã bắt đầu khi bộ phận công tác, vốn do bàn tay người thao tác trong công cụthủ công, giao cho máy thực hiện, nhờ đó mà năng suất lao động tăng vọt, mặc dù nguồn động lực vẫn là sức người (công cụ loại này lần đầu tiên xuất hiện ở máy kéo sợi vào năm 1735). Còn máy hơi nước, tuy được phát minh từ cuối thế kỷ XVII nhưng sau gần một thế kỷ vẫn không dẫn đến cuộc cách mạng nào trong công nghiệp. Tuy vậy, sau khi có máy công tác, máy hơi nước đã phát huy tác đụng rất to lớn, thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp phát triển mạnh mẽ, thông qua việc cung cấp nguồn động lực cho các công xưởng tư bản chủ nghĩ cơ khí hoá. (Vì lý do này, nhiều người đã cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp được bắt đầu là nhờ có máy hơi nước. Điều này không thật chính xác).

Như vậy, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế nông nghiệp và nền kinh tế công nghiệp trước công xưởng là công cụ sản xuất thủ công, còn của nền kinh tế công nghiệp công xưởng - sau này nói gọn là kinh tế công nghiệp - là công cụ sản xuất cơ khí hay thường gọi là máy móc.

Từ khi ra đời cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, sau gần 200 năm, công cụ cơ khí không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, được nâng lên trình độ tự động dựa trên các thành tựu chủ yếu của vậtlý họccổ điển.Việc điều khiển nhiều khâu trong công cụ cơ khí đã được tự động hóa ở mức thấp dựa vào những cơ cấu kỹ thuật cơ - điện vĩ mô. Sự tự động hoá này được gọi là tự động hoá cứng vì nó kém tính linh hoạt và khó thực hiện trong toàn bộ một dây chuyền sản xuất. Hơn nữa, khi một đây chuyền đã được thiết kế cho việc sản xuất một loại sản phẩm nào đó, nếu muốn thay đổi kích cỡ, mẫu mã, kiểu dáng...thì rất khó khăn, tốn kém và mất nhiều thời gian. Vì vậy việc tự động hoá này tuy có đem lại sự tăng năng suất lao động, nhưng chưa đưa đến một cuộc cách mạng trong sản xuất công nghiệp và do đó, nó chỉ được coi là bộ phận phát triển của cơ khí hóa.

Trong những năm 1939 - 1945, trước nhu cầu cấp bách trên nhiều mặt của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trong đó có việc điều khiển từ xa và tựđộng các đạn pháo cao xạ, các tên lửa... các nhà khoa học ở cả hai phía đã phải đi sâu khai thác vậtlý học hiện đạiđể đáp ứng nhu cầu đó. Vật lý học hiện đại là ngành khoa học được hình thành trong 30 năm đầu của thế kỷ XX, khi nghiên cứu thế giới vi mô - nguyên tử, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong các ngành khoa học tự nhiên, và trong nhiều năm tiếp theo là cuộc cách mạng trong các công nghệ ứng dụng những thành tựu của các khoa học ấy (công nghệ năng lượng hạt nhân, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học...),đem lại những biến đổi to lớn, sâu sắc trong sản xuất và đời sống con người. Đó là cuộc cách mạng khoa học- công nghệcủa thế kỷ XX tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của một nền kinh tế phát triển cao hơn hẳn nền kinh tế công nghiệp, được gọi với những tên khác nhau: kinh tế sau công nghiệp, kinh tế số hóa, kinh tế thông tin, kinh tế tri thức. ở nước ta, tên gọi sau cùng được dùng phổ biến trên các sách báo (trong bài viết này, chúng tôi chưa bình luận về tên gọi đó). Khó có thể kể hết mọi thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhưng thành tựu vừa có tính cơ bản, vừa có tính tổng hợp của nó là máy điều khiển tự động có khả năng làm những công việc trí óc trong chức năng điều khiển của con người.

Các máy điều khiển tự động đã mở ra hai công nghệ mới, có quan hệ mật thiết với nhau, xâm nhập lẫn nhau, ứng dụng rộng rãi không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, mà hầu hết trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là công nghệ tựđộng hoávà công nghệ thông tin.

Trong lĩnh vực sản xuất, với các máy điều khiển tự động, người ta có thể thực hiện tự động hoá ở từng máy và cả dây chuyền sản xuất, với tính linh hoạt, độ chính xác và năng suất lao động rất cao, nhờ dựa vào các cơ cấu kỹ thuật điện tử (vi mô). Sự tự động hoá này được gọi là tựđộng hoá mềm,cho phép tạo ra những dây chuyền, trên đó có thể thay đổi dễ dàng các sản phẩm khi cần, có kích cỡ, mẫu mã, hình dáng... khác nhau. Ngoài ra, còn có các hệ thống chuyên gia - một hình thức đơn giản của trí tuệ nhân tạo - được sử dụng để chẩn đoán nhanh chóng, chuẩn xác và sửa chữa kịp thời các sự cố kỹ thuật phức tạp xuất hiện trong quá trình sản xuất. Nói chung, với máy điều khiển tự động, người ta còn có thể thực hiện tự động hoá đối với rất nhiều công việc khác nhau trong tổ chức và quản lý sản xuất, góp phần làm cho việc tự động hoá sản xuất đem lại một bước nhảy vọt về năng suất lao động. Việc tự động hoá sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở của nền kinh tế công nghiệp cơ khí hoá phát triển cao.

Nếu công nghệ tự động hoá đem lại năng suất lao động cao trong lĩnh vực sản xuất vật chất, thì công nghệ thông tin, trong đó máy điều khiển tự động quan trọng nhất là máy tính điện tử nối mạng quốc gia và quốc tế, có thể đem lại năng suất và chất lượng lao động cao trong các quá trình sản xuất phi vật chất, nói chung là trong công tác quản lý mọi hoạt động của xã hội, ngoài ra nó còn có tác dụng trong việc nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống. (Cần lưu ý là công nghệ thông tin, thông qua các máy tính điện tử và công nghệ vi xử lý, là một trong những cơ sở để tạo ra các máy công cụ điều khiển số, cao hơn là các hệ thống tự động thiết kế, chế tạo CAD - CAM đã góp phần làm cho công nghệ tự động hoá ngày càng hoàn thiện). Tuy có vai trò cũng rất to lớn, nhưng công nghệ thông tin không đòi hỏi vốn dầu tư quá lớn như khi thực hiện cơ khí hoá và nhất là tự động hoá mềm nền kinh tế. Chính vì có đặc điểm này, nên công nghệ thông tin được áp dụng rộng rãi ở mọi nền kinh tế nông nghiệp cũng như công nghiệp, chậm phát triển cũng như phát triển, tất nhiên, nền kinh tế càng phát triển, hiệu quả càng cao.

Ở các nước tư bản chủ nghĩa, công nghệ thông tin được khai thác ở mức rất cao trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội... Đặc biệt, trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại, việc áp dụng công nghệ này đã đem lại nhiều hiệu quả và lợi nhuận kếch sù. ở Mỹ có những thanh niên chỉ với một máy tính nối mạng Internet, có những tri thức cần thiết và đầu óc sáng tạo, đã trở thành tỷ phú trong một thời gian ngắn. Chủ nghĩa tư bản lợi dụng tính chất đặc biệt của tiền tệ và dựa trên những hệ thống máy tính ngày càng tinh xảo đã tạo lập được một hệ thống tài chính tiền tệ có vị trí độc lập, tách rời với hệ thống sản xuất, và các nhà tư bản tài chính đã kiếm lời trên hệ thống này, có những nhà tỷ phú sử dụng nó như một quyền lực có thể làm đảo lộn kinh tế tiền tệ thế giới.

Đặc điểm, tình hình nói trên đã làm cho một số người ngộ nhận rằng công nghệ thông tin là nhân tố quyết định nhất đối với sự chuyển dịch kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Điều đó trái với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng của cải vật chất phải do các quá trình sản xuất tạo ra, sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội, là động lực phát triển kinh tế. Công nghệ thông tin góp phần tụ động hoá công tác quản lý các hoạt động trong xã hội và có đóng góp to lớn trong việc nâng cao năng suất lao động xã hội, nhưng không thay thế được quá trình sản xuất vật chất - ở đó công nghệ tự động hoá mềm là yếu tố quyết định nhất. Và cũng do xác định không đúng vị trí và vai trò của công nghệ thông tin, nhiều người đã tuyệt đối hoá vai trò của tri thức, lẫn lộn tri thức với thông tin, đưa ra những quan niệm như "sự sản sinh, phổ cập và sử dụng thông tin giữ vai trò quyết định nhất đối vôi sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống", lợi thế so sánh của một quốc gia giờ đây là trí tuệ, vốn và tài nguyên bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu, "thông tin là nguồn lực, nguồn tài nguyên của xã hội"...

Đề cao vai trò của tri thức ở thời nào cũng đúng, và nếu nói theo lối ẩn dụ, "tri thức là cái gì cao quý nhất, quyết định nhất" thì cũng được. Nhưng nếu coi đó là một quan điểm triết học thì không đúng. Quả thật, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thế kỷ XX - khác hẳn với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII, được xuất phát chủ yếu từ kinh nghiệm, từ kỹ thuật - là thành tựu tuyệt vời của trí tuệ con người, được kết tinh trong một khối lượng đồ sộ các tri thức dựa trên nền tảng của các tri thức rất trừu tượng của vật lý học và toán học. Sự ra đời của máy điều khiển tự động - trong đó máy tính là quan trọng và phổ biến nhất, có thể làm được một số công việc trí óc = chủ yếu là do có sự kết hợp hai loại tri thức đó. Sau khi có máy tính và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tri thức của nhân loại càng tăng lên nhanh chóng, và khi đó người ta nói đến một sự bùng nổ tri thức. Nhưng cần lưu ý là, trong khối lượng tri thức to lớn đó, đa phần là tri thức công nghệ- tri thức phát triển trên nền tảng của các tri thức khoa học cơ bản được hình thành trong nửa đầu của thế kỷ XX. Muốn có tri thức công nghệ, một mặt, phải có tri thức khoa học cơ bản, và mặt khác, không thể thiếu được những kinh nghiệm, những thủ thuật chuyên môn. Có một thực tế, nhưng ít khi được chú ý, lâu nay trong việc chuyển giao công nghệ các sản phẩm trong các liên doanh với nước ngoài, không bao giờ có sự chuyển giao 100%. ở các sản phẩm đó, tỷ lệ nội địa hoá tuy ngày càng nâng cao, nhưng có một số tỷ lệ phần trăm bao gồm những bí mật công nghệ bị giữ lại. Những bí mật này, nếu tự chúng ta không tìm ra được thì các sản phẩm do nước ta sản xuất, không thể nào có chất lượng cao và khó có thể cạnh tranh được với nước ngoài.

Tóm lại, nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất. Thực hiện hai công nghệ này là nội dung chính của việc hiện đại hoá nền kinh tế, trong đó công nghệ tự động hoá sản xuất vật chất là cơ bản.

Nền kinh tế tri thức chỉ mới ở giai đoạn đầu Trên thế giới chưa có nước nào đãcó nền kinh tế tri thức với nội dung đầy đủ là thực hiện rộng rãi việc tự động hoá sản xuất và tin học hoá toàn xã hội. Công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin, do tác dụng to lớn của chúng trong việc nâng cao năng suất lao động cá nhân và xã hội, đã đem lại những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trong phong cách và nếp sống của con người và tất nhiên ảnh hưởng đến cả thượng tầng kiến trúc của xã hội. Do đó, việc hiện đại hoá nền kinh tế không đơn thuần chỉ là vấn đề kinh tế - kỹ thuật, mà còn là vấn đề chính trị - xã hội, và vì vậy, việc thực hiện nó sẽ không đơn giản và chỉ có thuận chiều. Những vấn đề về hiện đại hoá cần được theo dõi và nghiên cứu trên cơ sở quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề phòng ảnh hưởng của các quan điểm không đúng đắn của phương Tây hiện đang rất phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua mạng Internet.

Các nước phát triển hiện đang ráo riết mở rộng việc tin học hoá trong toàn xã hội, còn việc tự động hoá sản xuất đang được thực hiện bằng hai con đường: thứ nhất là "tái công nghiệp hoá", tức là áp đụng các công nghệ cao để hiện đại hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các ngành công nghiệp vốn đã được cơ khí hoá ở trình độ cao, thứ hai là tạo ra ngay những ngành công nghiệp mới có trình độ hiện đại.

Ở các nước chậm và đang phát triển, do công nghệ thông tin đòi hỏi tương đối ít vốn đầu tư, lại có thể áp dụng được ngay để cải tiến công tác quản lý, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống - những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - nên nó cũng rất được quan tâm khai thác, tuy mức độ không được cao như ở các nước phát

Nước ta tiến lên từ một nền kinh tế nông nghiệp thủ công, theo đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà. Đảng ta đã chỉ ra, nhằm xây dựng đất nước cơ bản trở thành nước công nghiệp sau khoảng 20 năm nữa. Thực hiện công nghiệp hoá, có nghĩa là phải chuyển cho được nền sản xuất thủ công lên cơ khí -tức là thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp mà các nước phát triển trước đây đã tiến hành trong gần 200 năm - đồng thời phải tranh thủ hiện đại hoá từng bộ phận trong sản xuất, thực hiện một số bộ phận trong nội dung cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và cần tận đụng lợi thế về khả năng tri thức của nhân dân để phát triển công nghệ thông tin nhằm, một mặt, tăng năng suất, chất lượng lao động, cải thiện đời sống, mặt khác, tranh thủ xuất khẩu phần mềm để góp phần tích luỹ vốn.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Từ Bionic man đến mạng siêu trí tuệ toàn cầu

    22/07/2006Vũ Anh TuấnK.Oa-uých là giáo sư điều khiển học nổi tiếng của Anh. Ông đã trở thành người đầu tiên trên thế giới có hệ thần kinh được kết nối vào và trao đổi thông tin trực tiếp với máy tính-Bionic man...
  • Về đặc điểm và khả năng của tin học

    04/07/2006Nguyễn Kim YếnTrong thế giới hiện đại, tin học là một lĩnh vực khoa học - công nghệ mũi nhọn đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nhất là ở các nước phát triển cao. Ởnước ta, khoảng mươi năm gần đây, chính sách đổi mới với nền kinh tế nhiều thành phần, việc mở rộng giao lưu quốc tế đã bước đầu tạo tiền đề cho việc tiếp nhận, ứng dụng và phát triển tin học...
  • Số hóa kiến thức nhân loại

    03/07/2006Mạnh KimTừ xưa, con người đã muốn thu thập thông tin để xây dựng một thư viện chung trong đó chứa đựng mọi tri thức loài người. Người ta từng xây dựng một thư viện khổng lồ ở Alexandria vào năm 300 TCN (với khoảng nửa triệu đầu sách, chiếm từ 30% đến 70% tổng số sách bấy giờ). Thế nhưng, cùng với sự bùng nổ thông tin, việc lưu trữ tất cả đầu sách vào một nơi là điều không thể. Việc xây dựng một thư viện như thế chỉ là một giấc mơ hoang đường, cho đến thế kỷ 21...
  • Nhìn đời qua “cửa sổ”

    20/05/2006Đặng HàoKể từ khi Bill Gates lập ra Microsoft và sáng tạo ra cái gọi là Windows thì thời gian của nhân loại bị thế giới của “cửa sổ” chiếm gần hết. Thế kỷ 20, 21 và chưa biết bao lâu nữa, loài người sẽ vẫn chúi mũi vào cái ô cửa sổ hư hư, thực thực ấy mà lục lọi, mà tìm kiếm, rồi quyết định cho công việc, cho cuộc sống và cho vận mệnh của mình. Nhân loại còn lo xa về một ngày nhỡ cái ô "cửa sổ" ấy không mở ra được thì biết “nhìn vào đâu mà đi”...
  • Hàng hoá và tin học

    25/03/2006Phương TâmNền kinh tế theo mô hình "Chủ nghĩa xã hội cũ” cách đây 20 năm của chúng ta vốn không coi hàng hoá là hàng hoá đích thực như trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Bởi trong mô hình đó mọi sản vật được làm ra đều nhằm thoả mãn một nhu cầu tiêu dùng xác định...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Lại nói về đầu tư cho Công nghệ thông tin

    20/01/2006Nguyễn Như DũngKết sổ 2005, và giai đoạn 2001 - 2005, nhiều người cho rằng giới IT nước nhà đã đánh cả hai trận lớn tựa Austerlich và Waterloo và đều đánh với tư cách của... bên thua! Trận thứ nhất là 500 triệu USD xuất khẩu phần mềm. Trận còn lại là chính phủ điện tử - Đề án 112. Cả hai đều là thua to chỉ vì chỗ thừa, chỗ thiếu...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • CNTT biến đổi xã hội: 9 viễn cảnh và thách thức

    19/07/2005Việc phát triển mạng ở quy mô toàn cầu sẽ đụng chạm đến các mối quan hệ quốc tế khi dòng thông tin vô hình chảy xuyên biên giới và các công ty đa quốc gia sử dụng mạng toàn cầu phục vụ lợi ích riêng. Thách thức lớn nhất cho mọi thành viên xã hội là hiểu được mình cần tận dụng các thành tựu tiên tiến của truyền thông điện tử hiện đại trong giao tiếp như thế nào...
  • Các quy luật phát triển của các hệ thống kỹ thuật

    19/04/2005Phan DũngThực tế cho thấy, người ta chỉ có thể chủ động thu được các kết quả ở một lĩnh vực nào đó bằng cách phát hiện, nắm vững và vận dụng tốt các quy luật chi phối lĩnh vực đó. Những việc làm trái quy luật chắc chắn dẫn đến thất bại, phải trả giá đắt, và nhiều khi để lại những hậu quả xấu, khó khắc phục. Nhà sáng chế, nếu sử dụng tốt các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật sẽ định hướng qua trình suy nghĩ sáng tạo, phát hiện và giải một cách có ý thức các bài toán, đưa ra sáng chế có triển vọng áp dụng lớn...
  • xem toàn bộ