Thầy cũng tụt hậu, ai lo?

10:25 SA @ Thứ Bảy - 08 Tháng Mười, 2005

Câu hỏi thường trực trong niềm tin của sinh viên trước những người thầy của mình: Sinh viên tụt hậu, đã có các thầy cập nhật, giúp đỡ. Vậy các thầy tụt hậu thì sao? Ai lo?

Bắt đầu từ một thông tin cũ nhưng vẫn còn thời sự, nhóm sinh viên "rỗi việc" ngồi tán gẫu với nhau lúc trà dư tửu hậu.

Tuấn, năm cuối Học viện Tài chính trầm tư: Hôm trước, một tin đọc được trên báo cứ "ám" tớ hoài. Theo số liệu thống kê của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước điều tra và công bố thì trong số 360 giáo sư được hỏi, chỉ 251 người (tức 69,7%) cho biết có sử dụng máy tính, 150 người (41,7%) có sử dụng Internet.

Nói cách khác, gần 60% các thầy "đầu ngành" không hội nhập với giới khoa học quốc tế qua mạng, không tiếp cận với khoa học kỹ thuật thế giới đang biến đổi từng ngày, chưa từng bước vào cái kho tư liệu vô tận để đào bới, bổ sung kiến thức cho mình...

Hùng - một sinh viên khác trong nhóm khẽ lắc đầu: Chỉ 1 tuần không theo dõi thời sự đã lạc hậu trước xã hội . Một tuần không theo dõi thời sự khoa học công nghệ, mà như người ta thường bảo, tiến như vũ bão, thì chẳng hiểu có bị lạc hậu không ? Đằng này, các thầy tách biệt mình với thế giới đã bao nhiêu năm ...

Vinh góp giọng: Chắc là không. Vì nếu các thầy thấy mình lạc hậu thì đã chẳng dám đứng trên bục giảng. Ông bác họ mình, trước phụ trách công nghệ các nhà máy thuộc Tổng Công ty Hoá chất.

Hôm nọ, có một cô biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục đến khẩn khoản nhờ ông viết một tập sách tham khảo, giới thiệu công nghệ các nhà máy hoá chất ở chính Việt Nam cho thầy giáo và học sinh phổ thông. Ông dứt khoát từ chối.

Ông bảo: Tôi về hưu 5, 7 năm rồi. Nay nhà máy nào cũng đổi mới công nghệ cả, tôi không nắm được nữa. Cô ta nói: Chẳng sao đâu bác. Nguyên lý thì bao giờ chẳng thế. Ông bác mình nổi cáu thực sự: Nhưng công nghệ thì nó khác.

Cô xui tôi cứ đem ba cái kiến thức cũ ra mà nói, đâm ra tôi lừa dối các thầy, các em học sinh à? Nhồi cho các em mớ kiến thức cũ ấy, tôi tạo ra một lớp học sinh lạc hậu với thời đại à?

Biến chúng thành bọn khủng long ngơ ngác à? Cô nhờ ai thì nhờ. Lương tâm không cho phép tôi làm việc đó.

Hải - cậu sinh viên "khôn ngoan" nhất hội - cười: To chuyện. Đừng lôi lương tâm vào đây. Ai cũng phải sống.

Tao mà được giữ lại Trường, tao cũng sẽ làm như các thầy, dạy luyện thi, dạy Cao đẳng do Trường mở thêm, dạy hàm thụ, ối tiền. Hàng chục triệu một tháng đấy nhé. Hơi đâu cập nhật kiến thức cho mệt.

Cái mác "Tiến sĩ" đấy, ai dám bảo mình là dốt nào. Có lần, báo SVVN nói một thầy dạy Hoá ở ĐH không biết bảng Hệ thống tuần hoàn Menđêlêép hiện nay có bao nhiêu nguyên tố, tao cam đoan đó là thầy tao đấy!

Bình - ĐH KHTN - tranh phần: Không, chính là thầy tao. Tao hỏi lại câu của báo, thầy bí và mắng: Chả có ai hỏi như em. Mà này, hình như bằng của "cụ" là bằng dởm hay sao ấy chúng mày ạ.

Một lần, ngờ ngợ về một đoạn trong giáo trình, tao giở một quyển sách tiếng Anh, gặp trúng tủ. Hoá ra thầy dịch sai. Mà đấy là tiếng Anh của tao thôi đấy nhé. Cụ không biết chữ default thời nay trong ngữ cảnh thông tin có nghĩa là "mặc định", nên cứ giải thích loằng ngoằng mãi.

Hùng dàn hoà: Thông cảm đi mày. Các cụ lớn tuổi rồi. Vi tính là công nghệ cao. Các cụ sợ cũng phải.

Bình không chịu: Nhưng chỉ sử dụng nó làm công cụ để cập nhật kiến thức, làm mới lại mình để đáp ứng nhu cầu giảng dạy thôi chứ nào có phải phần mềm phần cứng gì đâu mà bảo công nghệ cao.

Ở mình giờ đây vi tính cũng đã trở thành kỹ năng công cụ, có gì là ghê. Nói như các cậu, chẳng hoá ra bọn mình chỉ được học toàn những kiến thức cũ kỹ cả sao?

Ai lo?

Đức giọng rất buồn: Cũ kỹ ư? Đúng thế đấy! Mình thấy ông già mình mấy hôm nay cặm cụi dịch một quyển sách tiếng Nga. Hỏi, bảo dịch giúp một ông bạn làm giáo trình để dạy chuyên đề. Thấy sách ố vàng cả, mình tò mò lật tờ bìa ra xem: Sách in năm 1964.

Liên Xô vốn công nghệ không là phải tiên tiến, lại dùng cuốn giáo trình cách đây hơn 40 năm. Mình nói thẳng, không úp mở và chịu trách nhiệm về lời mình: Bạn ông già dạy khoa Luyện kim, Bách khoa.

Tuấn khẽ khàng: Căn bản là ở các thầy thôi. Vinh, cậu có tờ SVVN số mới không?

Anh chàng Vinh vốn là cán bộ lớp, đưa ra một tờ báo.

Tuấn bảo: "Tao đã ngó qua một bài của tay Ngô Tự Lập nào đó, đoạn nói về làm thế nào nâng cấp đội ngũ giảng viên, có câu này: "... Nhưng còn không tưởng hơn nữa nếu hy vọng rằng các nhà giáo của chúng ta có thể nhanh chóng tự mình trau dồi nâng cao trình độ để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng khắt khe của giáo dục hiện đại". Câu này tao thấy đúng.

Minh trẻ nhất hội, mới hết năm đầu khoa Marketing một trường kinh tế, giọng rất "thị trường":

Thỉnh thoảng, em lại thấy trên báo, có ý kiến các thầy đề nghị nâng cao tuổi về hưu vì vốn kiến thức ấy nếu không được tận dụng sẽ là một sự lãng phí cực kỳ to lớn cho xã hội mà em cứ thấy khó nghĩ quá. Cứ nghỉ đúng chế độ thì lớp trẻ mới có chỗ đặt chân vào khoảnh đất kinh thư vụ viện vốn rất chật chội mà chỉ Nhà nước mới có.

Nếu vị nào có thực tài thì chẳng cần tiếp thị. Các trường (khác), các Viện, các công ty lại chẳng đánh nhau vỡ đầu để tranh nhau, trải thảm đỏ đón rước khác nào những ngôi sao bóng đá thế giới.

Lúc ấy mới có thể biết được thực chất mình đáng giá bao nhiêu. Và cũng chính lúc được làm theo khả năng mình là lúc đóng góp được nhiều nhất cho xã hội.

Và vẫn cứ lo

Vinh cẩn thận hỏi tôi: Anh ghi gì đấy. Em để ý từ nãy, thấy anh cứ nghe và ghi. Chuyện đâu để đấy nhá.

Biết tôi là nhà báo, Tuấn kêu lên: Không được. Không đủ. Anh phải hứa cơ. Lọt ra ngoài là chết bọn em đấy. Đây là chuyện nói trộm các thầy.

- Các cậu hèn thế à ?

- Đúng. Chúng em hèn. Chúng em còn bố mẹ sẵn sàng trị cái tội hỗn láo, không "tôn sư trọng đạo". Chúng em còn thi cử. Chúng em sợ dư luận xã hội, không muốn trở thành những tác giả của "bài văn lạ". Chúng em còn bao nhiêu thứ để sợ hãi trước khi vào đời. Anh "trót" nghe, anh phải hứa với chúng em: Không viết !

Để thoả hiệp, tôi chọn giải pháp cứ ghi hết, vì dù sao cũng là một tiếng nói đáng được nghe, nhưng trước khi đăng báo phải trao lại cho mấy chàng sinh viên này duyệt.

Và đây là bài ghi chép đã được "duyệt" nên nội dung chỉ còn có vậy. Các bạn đã cắt và xoá mạnh tay tất cả những tên người cụ thể, địa chỉ cụ thể.

Nhưng cũng chẳng sao, vì dù sao câu chuyện cũng đã nói được một điều: Các thầy thường chỉ để ý đên cái nhìn của cấp trên, của đồng nghiệp, của dư luận xã hội. Còn có cái nhìn từ phía dưới nữa. Nó cũng tinh quái ra trò.

Nếu như các thầy dành một chút thời gian để đọc, để biết và để suy nghĩ thì chắc các thầy cũng đã trả lời được câu hỏi của SV hôm nay rồi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • SV ngủ gục, chán chường vì sao?

    28/10/2014Tôi không muốn học, tôi không muốn làm việc, tất cả đều làm tôi chán ngán và thất vọng... Hiện tượng này không còn hiếm nữa trong giới sinh viên. Một thế giới trẻ năng động, nhiềt huyết, đầy hoài bão và ước mơ ở đâu rồi? Tương lai của một đất nước đang ngủ gục, chán chường.. Vì sao?
  • Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

    21/10/2003Trương HiệuCuộc điều tra về giáo dục học tại TP.HCM mới đây đã cho thấy thực trạng: 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội; 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ và chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
  • Như thế có gọi là "Sinh viên ta" sa sút vì máy tính?

    08/10/2005Đoan TrúcCó máy, chủ nhân dành nguyên ổ đĩa D để chép game, cũng có máy, ổ đĩa E toàn phim và... những hình ảnh được tải từ Internet. Và khá nhiều sinh viên dồn toàn bộ thời gian cho... chơi game và xem phim...
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • “Nghề” học thuê

    12/07/2005T.NChuyện đi học điểm danh tưởng như không ai có thể làm hộ được vậy mà nó lại đang trở nên khá phổ biến ở nhiều trường đại học. “Nghề” học thuê cũng đang trở thành một nghề “ngồi mát ăn bát vàng” đối với nhiều sinh viên.
  • Hãy "thực dụng" hơn với tri thức

    06/02/2004SV dùng Internet để làm gì, nếu không phải đến 90% chỉ để chat? Nếu ở KTX có 2 TV, một phát thời sự, một chiếu phim chưởng dài tập, chưa biết TV nào "ăn khách" hơn... Thế mà đến đâu cũng thấy SV kêu "đói" thông tin, "khát" tivi. Quả thực, tình trạng này cũng nhìn rộng, hoá ra không phải thế...
  • Gióng hồi chuông về phương pháp học đại học

    13/01/2004Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đàm Hữu Thu (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV Thu đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường Thu học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa...
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    12/01/2004Lê Hạnh (thực hiện)Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ...
  • "Mù vi tính", vì sao?

    14/12/2003MINH ĐỨCTheo các số liệu điều tra không chính thức, không dưới 50% đội ngũ cán bộ, giảng viên đại học không sử dụng máy tính trong công việc và một tỉ lệ không thua kém là chuyên viên, cán bộ các viện nghiên cứu. Giữa tâm điểm "nền kinh tế tri thức", vẫn có rất nhiều vị giáo sư, tiến sỹ chưa có email. Nguyên nhân do đâu?
  • Nghề... học thuê

    18/11/2003Việt HàChưa đi làm, vẫn có thu nhập đều đặn; không mất một đồng học phí nào, vẫn theo học đầy đủ các chương trình đào tạo dịch vụ. Hiện tượng "đi học lĩnh lương hàng tháng" của sinh viên tại các lớp tại chức buổi tối giờ đây đang diễn ra sôi động.
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Sinh viên đang chịu nhiều áp lực "chết người"!

    18/11/2003TS. Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc)Chỉ một tháng đầu năm học 2003 -2004, tại TP.HCM và Hà Nội đã liên tiếp có bốn sinh viên tự tử. Điều đáng ngạc nhiên là các sinh viên này đều rất chăm học, quý trọng thầy cô, cha mẹ. Điều gì đã khiến họ hành động tiêu cực như vậy?
  • Internet trong trường đại học - quá lãng phí

    17/10/2003Internet, phòng máy tính, môn tin học, website... giờ đây không còn xa lạ đối với mỗi trường đại học, cao đẳng, mỗi sinh viên. Tuy vậy, có một thực tế là SV vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận với Internet. Do nhiều nguyên nhân như kinh phí eo hẹp, số lượng sinh viên quá đông, công tác quản lý còn nhiều bất cập, nhận thức của nhiều lãnh đạo các trường về Internet cũng chưa đầy đủ... nên hệ thống Internet trong các trường chưa phát huy được tác dụng với SV...
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Sinh viên phải là nhà nghiên cứu

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc, đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu trong chương trình khai mạc, giáo sư Hoàng Tuỵ cho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • Tìm cách giảm sự thụ động cho sinh viên

    10/03/2003Trong hai ngày 7 và 8/3, tại Vĩnh Phúc đã diễn ra hội thảo quốc gia “đổi mới phương pháp dạy - học ĐH, CĐ”. Phát biểu tại, giáo sư Hoàng Tụycho rằng: đã có nhiều thảo luận về đổi mới giáo dục ĐH nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Chưa có sự thống nhất về sứ mạng, mục tiêu mà đã bàn về phương pháp thì không thấu đáo, nhưng “đành phải tạm thôi”.
  • xem toàn bộ