Vào WTO: Chiến thắng cho người biết tôn trọng đối thủ

05:42 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Giêng, 2007

Là tổ chức có 150 nước thành viên, chiếm 97% thương mại toàn cầu. WTO được ví như một siêu thị vĩ đại của thế giới, nơi đó việc buôn bán được tổ chức một cách bài bản theo một hệ thống quy chuẩn, luật lệ chung cho tất cả thành viên.

Việc gia nhập WTO của Việt Nam được coi là một bước chuyển quan trọngtrong lộ trình hội nhập. Nóitheo cách hình tượng, chúng ta đã chuyển từ buôn bán vỉa hè đầy rủi ro vào "siêu thị" WTO.

Tử chuyện bóng đá...

Cúp bóng đá Bách Việt 2006 vừa khép lại với chức vô địch thuộc về đồi tuyển Olympic Phần Lan. Có thể nói, kết quả này dường như trái hẳn với những nhận định ban đầu. Là đội tuyển gồm những cầu thủ trẻ mới được tập trung lại phải hành quân sang xứ nóng nên đội bóng xứ BắcÂu không được đánh giá cao. Hầu hết giới truyền thông cho rằng, ngoài lợi thế về chiều cao, đại diện đến từ xứ lạnh không có ưu điểm gì đặc biệt. Cái cách tập luyện của đội cũng khiến mọi người ngờ vực. Một đội bóng lần đầu được “gom" lại, trong thời gian ngắn, lại còn trẻ nếu chỉ để thi đấu, cọ xát mọi chuyện trở nên thật đơn giản và thoải mái.

Người ta dẫn lời HLV Kanerva của tuyển Phần Lan: "Đây là cơ hội quan trọng để Olympic Phần Lan thi đấu với các đối thủ khác”.Thế nhưng, "tôi cũng không dám chắc lắm về sức mạnh của đội, bởi lần đầu tiên họ chơi cùng nhau”. Và cái mà đội trẻ Phần Lan cần ở hiện tại là "có thời gian chơi bóng bên nhau nhiều hơn...”. Ngoài ra, cũng phải nói thêm, các cầu thủ đến từ xứ lạnh còn gặp trở ngại về thời tiết nắng, nóng. Có thể nói đến từ BắcÂu không gây được ấn tượng gì đặc biệt và có lẽ, đây chính là đội yếu nhất giải.

Nhận định ban đầu là vậy, nhưng kết quả cuối cùng là đội bóng xứ BắcÂu càng đá càng hay, với một trận hòa, hai trận thắng, đặc biệt là trận cuối cùng thắng Indonesia với tỷ số 5 - 0 đã giúp họ đăng quang ngôi vô địch. Giải thích trước hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, do mặt bằng chung của trình độ bóng đá ở BắcÂu hơn hẳn.

Thêm nữa, tính chuyên nghiệp của một nền bóng đá phát triển thời gian tập hợp ngắn hay dài không phải là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến sức mạnh đội tuyển. Thứ nữa là sự chuyên nghiệp của huấn luyện viên khiến họ biết dẫn dắt đội tuyển vượt qua các đối thủ không mấy khó khăn.

Dẫu chưa đạt được thứ hạng cao, nhưng với trận thua sát nút Olimpic Phần Lan, thắng Indonesia, bước đầu, chúng ta đã giành được sự tôn trọng của bạn bè.

Đến chuyện kinh tế

Cũng giống như bóng đá, nền kinh tế của chúng ta có điểm xuất phát thấp hơn các nước khu vực và thế giới. Thêm vào đó là di chứng của những năm tháng bảo thủ trì trệ. Vậy chúng ta có cách nào đó để theo kịp thế giới?

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, thế kỷ thứ XVII nước Anh công nghiệp hóa mất 200 năm, thế kỷ thứ XIX, nước Mỹ công nghiệp hóa mất 100 năm. Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản công nghiệp hóa mất 50 năm. Nửa cuối thế kỷ XX, các "con rồng" ChâuÁ như HànQuốc, Đài Loan. Singapore có nhiều điểm tương đồng với ta, họ cũng chỉ mất 30 năm để đưa đất nước từ một nền sản xuất phong kiến, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có mức sống trung bình của thế giới. Kinh nghiệm quốc gia là vậy, còn kinh nghiệm doanh nhân lại càng phong phú hơn. Nếu như hơn một thế kỷ trước, Rockefeiier phải mất 3 thế hệ mới có thể kiếm được 1 tỷ USD đầu tiên, thì trong những năm cuối thế kỷ XX, Bill Gate chỉ mất 10 năm. Với Bill Gate, tưởng như đó là một kỷ lục khó lòng phá vỡ.

Khi đội bóng Chelsea ở xứ Sương mù thi đấu tưng bừng người ta đã biết thêm ông Abramovich ở nước Nga cũng đã tiếp cận được với kỷ lục của BillGate, nhưng đó là trong trường hợp náo loạn của quá trình tư nhân hóa ồ ạt. Trong những năm đầu thế kỷ XXI này, hai chú "nhóc tỳ" thuộc thế hệ 7X là Larry và Sergey, đồng sáng lập ra tập đoàn Google chỉ mất có 3 năm để kiếm ra 1 tỷ USD đầu tiên.

Toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã mang lại nhiều cơ hội lớn lao mà trước đây chỉ có trong mơ.

Nhạc sĩ Phó Đức Phương đã đưa ra một cách nghĩ mới rất hay: “Hãy học và tập cách chia sẻ thành công của người khác". Thay vì phải đố kỵ phải cảnh giác chúng ta hãy thành tâm chia sẻ. Thành tâm tiếp cận, thành tâm học hỏi, thành tâm hội nhập, chúng ta sẽ được đáp lại bằng sự thành tâm của đối tác. Như đã nói ở trên, kinh nghiệm quốc gia, kinh nghiệm doanh nhân không thiếu, điều quan trọng là chúng ta có thành tâm chia sẻ hay không. Điều này lại cần thêm một sự thay đổi về cách nghĩ.

Từ chỗ đi trên mặt đất, muốn cất cánh bay lên, việc thay đổi cách nghĩ không chỉ là chấp nhận cái mới, thành tâm với cái mới, cái quan trọng không kém là phải dũng cảm chia tay cái cũ, trút bỏ những ràng buộc do mình tạo ra. Dứt bỏ cái cũ, thành tâm với cái mới là điều kiện cần để thay đổi cách nghĩ, có như thế chúng ta mới có thể bay lên, hội nhập với dòng chảy của nhân loại.

APEC - WTO, vị thế mới của Việt Nam

Từ một quốc gia bị cô lập và thậm chí cấm vận. nay Việt Nam trở thành nơi để thế giới cùng nhau bàn cách cứu vãn thương mại toàn cầu. Mới chỉ hai tuần sau khi gia nhập WTO, Việt Nam chính là nơi để gây dựng lại vòng đàm phán Doha có ý nghĩa sống còn với WTO, một vòng đàm phán đã sụp đổ cách đây vài tháng.

Không chỉ có thế, hai cường quốc Mỹ và Nga đã từng đối đầu mất còn nay lại chọn Việt Nam để ký kết bản hiệp định song phương lịch sử, mở đường để Nga gia nhập WTO. Đây cũng là nơi hơn 1.100 lãnh đạo những tập đoàn lớn nhất thế giới gặp nhau, để cùng trao đổi kinh nghiệm và cơ hội giao thương. Mảnh đất Việt Nam này đã từng là một trong những chiến trường khốc liệt nhất thế giới.

Nhưng cũng chính mảnh đất này, các lãnh đạo hàng đầu của nhiều nước đã chọn để đến thảo luận các phương cách cứu vãn hòa bình thế giới.

Đó là những mốc son quan trọng đánh dấu vị thế mới của Việt Nam. Trên thương trường, chúng ta không còn là gã bán hàng rong trên vỉa hè thế giới mà đã có hẳn một vị thế trên siêu thị vĩ đại của WTO. Trên chính trường, chúng ta là một nhân tố của hòa bình, hợp tác và an ninh toàn cầu. Đó là những khởi đầu lạc quan. điều quan trọng là chúng ta phải biết thay đổi cách nghĩ. Cũng như trong bóng đá, trên thương trường muốn chiến thắng trước hết hãy biết tôn trọng đối thủ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tại sao bóng đá lại ... hấp dẫn?

    17/06/2018Nguyễn Tất ThịnhTrong những ngày cả thế giới cùng hướng về nước Brazil, tận hưởng và cổ vũ cho không khí sôi động của World Cup 2014, có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi vì sao trái bóng tròn trên sân lại khiến hàng tỉ người phải thức đêm vì nó? vì sao bạn yêu bóng đá? Một câu hỏi giản đơn nhưng có lẽ không thật dễ để trả lời đầy đủ...
  • Bóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ

    22/06/2006Trà ĐoáBóng đá ra đời ở Anh hay ở Trung Quốc, chắc chẳng quan trọng gì. Ngày nay, nó đã trở thành môn thể thao có đông người hâm mộ nhất, và vì thế được các chính phủ “quan tâm” nhiều nhất. Một nơi bóng đá chẳng được bao nhiêu người ưa thích như Mỹ mà trước World Cup 2006, tổng thống G. Bush còn gọi điện động viên tinh thần cho huấn luyện viên Bruce Arena...
  • Vì sao các nhà làm luật yêu bóng đá?

    17/06/2018Nguyễn Quang ThânCó lẽ có rất ít người không yêu thích bóng đá. Các nhà làm luật và những người có tinh thần thượng tôn pháp luật có cái thích riêng của mình. Bởi bóng đá là một môn chơi thể hiện tính luật pháp chặt chẽ, nhưng không quá máy móc...
  • Văn hóa Việt thời… WTO: Trước tiên, hãy xã hội hóa cái đầu!

    23/06/2016Lan NgọcThế nhưng để “bơi ra biển lớn” hay đặt chân vào “thế giới phẳng”, ta cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Và một trong những thách thức đó là xu hướng “nhất thể hóa” và “toàn cầu hóa” văn hóa… Văn hóa và hội nhập dường như đang trở thành một trong những chủ đề thời sự “nóng hổi” khi cả dân tộc “bơi ra biển lớn"...
  • Ông Nguyễn Trần Bạt giao lưu: Việt Nam gia nhập WTO - Cơ hội và thách thức

    08/10/2015Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện vô cùng hệ trọng. Ngoài cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Giải phóng Miền Nam ra, tôi chưa thấy việc gì hệ trọng hơn việc nước chúng ta gia nhập WTO. Đây là một quyết định chính trị vô cùng sáng suốt...
  • Tác động và những thách thức khi vào WTO

    24/09/2006Lê Thành ÝLà một tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh, WTO gồm 148 quốc gia, chiếm 85% tổng thương mại hàng hoá và chừng 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hội nhậpkinh tế quốc tế và gia nhập WTO mang lại nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức...
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

    23/12/2005Thanh Thảo... phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.
  • xem toàn bộ