Văn hóa với tiềm năng hoạt động sáng tạo của con người

07:06 CH @ Thứ Năm - 09 Tháng Mười Một, 2006

Văn hoá là "bản tính thứ hai" của loài người, nơi chứa đựng toàn bộ tinh hoa trí tuệ, phẩm chất, năng lực, ý chí, khát vọng và niềm tin của con người, nói tổng quát, đó là toàn bộ sức mạnh bản chất Người. Quá trình tạo ra thiên nhiên thứ hai thực chất cũng là quá trình loài người không ngừng tự nâng cao và hoàn thiện chính mình trong suốt chiều dài lịch sử. Văn hoá luôn hiện thân trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của xã hội, nó quy định phong cách tư duy, phương thức hành động, lối sống, nó cũng quy định hiệu quả và chất lượng hoạt động sáng tạo của mỗi cá nhân. Sức mạnh quy định đó nằm trong nhân lõi tinh tuý được kết tụ thành tiềm năng sáng tạo to lớn của văn hoá.

Từ thời cổ đại, loài người đã nhận thức được sức mạnh tiềm tàng của văn hoá. Các nhà tư tưởng thời Trung đại, Phục hưng, Khai sáng đề cao sức sống của văn hoátrong các hoạt động tinh thần, nhất lả nghệ thuật. Tuy nhiên, trong thời Cận đại, khi máy móc tham gia ngày càng nhiều vào lao động, đã có quan niệm hạ thấp vai trò của văn hoá. Thay cho, việc đề cao văn hoá trong triết học cổ điển, văn hoá “đại chúng" hiện đại chỉ coi văn hoá như là chức năng phiên bản, giữ gìn và tái sản xuất những thành tựu và ý chí của con người, thậm chí chỉ là tập hợp các dấu ấn, các mẫu hành vi, phong cách và hình thức tư duy, nó không những không có chức năng tạo ra cái mới mà còn che lấp con đường đi tới cái mới?

Từ giữa thế kỷ XIX, C.Mác đã dự báo rằng, với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, phần lao động sống ngày càng giảm, phần lao động bằng máy móc tăng lên, lao động thủ công được thay thế bằng các thao tác tự động, trí tuệ con người được dùng cho việc chiếm lĩnh kỹ năng lao động, kỹ năng điều khiển máy móc. Và ngày nay, ở các nước phát triển, trong các ngành công nghiệp chủ đạo, người lao động lẽ ra phải tập trung hơn vào việc phát triển những phẩm chất và các năng lực toàn điện của bản thân để sáng tạo ra văn hoá và sử dụng văn hoá cho việc nâng cao hoạt động sống thì dường như họ chỉ tận dụng thời gian và sức lực cho việc học tập để nâng cao tay nghề?

Chạytheo xu hướng phát triển của kỹ thuật, công nghệ chỉ vì lợi ích vật chất trước mắt thực chất là đánh mất văn hoá với tư cách là mục tiêu và động lực phát triểncá nhân và xã hội. Trong thời đại khoa học công nghệ, thời đại trí tuệ, văn hoá càng giữ vai trò đặc biệt trong việc cung cấp tiềm năng sáng tạo cho người lao động. Chỉ trên nền văn hoá, chỉ khi chiếm lĩnh được văn hoá nhân loại, người ta mới có thể phát triển khả năng hoạt động, nhất là đối với sự phát triển các năng lực sáng tạo của cá nhân.

Văn hoá hiện đại được đặc trưng bởi nhũng nội dung phong phú của các khả năng kỹ thuật và công nghệ, thậm chí cho cả kỹ thuật làm thơ, hội hoạ? Nhưng sự chiếm lĩnh kỹ thuật để đem lại hiệu quả lao động không đồng nghĩa với hoạt động sáng tạo có hiệu quả. Các hoạ sĩ hiện đại nắm rất chắc kỹ thuật hội hoạ, có thể tái tạo bất cứ bức tranh nào của Raphaen, Rembran, song đó không phải là sáng tạo. Ngay từ đầu thế kỷ XX, L.Tônxtôi đã viết: "ở thời đại chúng ta, trong tất cả các loại hình nghệ thuật, kỹ thuật đã đạt tới trình độ hoàn hảo, nhưng điều đó chưa phải là tất cả những gì mà nghệ thuật cần. Về kỹ thuật, Đôxtôépxki có thể chưa đạt tới độ hoàn hảo, nhưng tác phẩm nghệ thuật của ông đã không chỉ là mẫu mực cho nghệ thuật Nga, mà còn cho cả nghệ thuật toàn thế giới?". Tất nhiên, không nắm được kỹ thuật, người ta không thể làm được cái gì mới trong hội hoạ, trong văn chương, không thể làm rung động được người nghe bằng cảm xúc âm nhạc, không đề ra được những nguyên tắc trong sáng tạo.

Văn hoá là sản phẩm của sự phát triển khoa học, kỹ thuật, của sự ứng dụng chúng vào sản xuất và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng khi nó không được sử dụng như là tiềm năng sáng tạo thì tự nó đã mất hết ý nghĩa. Với khoa học, kỹ thuật, người ta có thể làm một việc gì đó mà không cần biết thực chất nó là gì? Người ta có thể lái xe tất mà không cần biết cơ chế vận hành của bộ máy, có thể điều khiển thành thạo một dây chuyền sản xuất nhưng không hề biết nguyên lý hoạt động của nó. Điều đó cho thấy, giáo dục - đào tạo mà không đứng trên cơ sở văn hoá nhằm tạo ra năng lực sáng tạo thì đối tượng giáo dục - đào tạo sẽ tự đánh mất mình và trở thành cái máy vô tri, vô giác. Khuynh hướng lao động tự động hoá hiện đại có nguy cơ vô cảm hoá con người - người ta chỉ biết lao động kiếm tiền mà không quan tâm tới những vấn đề khác. Đóhoàn toàn không phải là mâu thuẫn nội tại của hoạt động, mà là vấn đề xã hội: Phải tận dụng văn hoá với tư cách là nguồn năng lượng nhân loại, là tiềm năng sáng tạo trong mọi hoạt động sống của con người.

Là kho tàng tri thức, là sức sống và bản lĩnh xã hội, văn hoá đã trở thành nền tảng và nguồn lực nội sinh của mọi hoạt động sống. Sự khám phá và sáng tạo cái mới, dù là trong lĩnh vực lý thuyết hay thực tiễn, chỉ có được trên cơ sở các thành tựu văn hoá. Tổng hoà các yếu tố văn hoá chứ không chỉ các nguồn tâm - sinh lý cá nhân là cái đem lại khả năng cho sáng tạo. Gơtơ từng nói rằng, "những thành tựu vĩ đại có được không phải chỉ do sự kết tinh tinh hoa trí tuệ của riêng thời đại mà cá nhân nhà sáng tạo đang sống". Còn theo Mikenxơn, để có thể xuất hiện thuyết tương đối ở Anhxtanh thì trước đó, đã diễn ra sự biến đổi công nghệ - sự xuất hiện các chất liệu, đụng cụ, cơ sở thực nghiệm khoa học, có sự cải biến toán học - lý thuyết số, hình học, sự phát triển vật lý học và triết học những quan niệm mới về thế giới, những phương pháp quan sát mới...

Rõ ràng, văn hoá không chỉ tồn tại như những hình thức, khuôn mẫu hoạt động, mà còn tiềm ẩn những giá trị phổ quát sâu thẳm bên trong. Việc chiếm lĩnh cái bên trong sâu thẳm và do đó, cái động lực, khuynh hướng, phong cách của văn hoá là công việc đầy ý nghĩa. Bởi đó là công việc biến những giá trị văn hoá phổ biến thành phẩm chất bên trong đầy năng động và tích cực của mỗi cá nhân. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi người ta cảm nhận được ý nghĩa sâu xa,hiểu được cái toàn vẹn hữu cơ và quy luật vận động đặc thù của nó.

Sự khác nhau giữa văn hoá bên ngoài sống động và văn hoá bên trong trầm tích những nguồn năng lượng - cái bệ phóng của hoạt động sáng tạo, được thể hiện ở sự khác nhau giữa lao động sống và lao động văn hoá. Lao động sống là lĩnh vực hoạt động có tính thực dụng hàng ngày, kết quả của nó tồn tại dưới hình thức "hoá thạch" các tài năng của lao động cụ thể. Lao động văn hoá vượt lên trên lao động sống, nó thể hiện giá trị phổ quát, là tổng các "hoá thạch" của lao động cụ thể. Những sản phẩm của lao động sống chỉ là những thời điểm, những yếu tố của sáng tạo văn hoá và phụ thuộc vào hoạt động sáng tạo văn hoá. Gônđentrích cho rằng, đặc trưng của hoạt động vật chất là ở chỗ, nó được chương trình hoá, điều chỉnh hoá bởi cơ chế văn hoá hiện hữu, còn cái sáng tạo lại được phát sinh từ các phản ứng bên trên văn hoá vật chất. Sự nội tâm hoá sức mạnh văn hoá vào bên trong hoạt động của cá nhân là sự nâng cao chất xã hội của cá nhân đó. Sức mạnh của năng lực sáng tạo vì thế cũng tác động đến hình thức sáng tạo vật chất, làm ra thế giới văn hoá. Văn hoá chỉ trở thành nền tảng của sáng tạo khi nó không bị quy về sản phẩm, về kết quả cố định, mà là một tổng năng lượng toàn vẹn luôn vận động cùng với cá nhân, hướng tới việc tích tụ năng lượng và tạo dựng sức mạnh con người.

Vì vậy tiền đề quan trọng của hoạt động sáng tạo là khả năng thức tỉnh các động lực và cơ chế vận hành bên trong của tổng hoà năng lượng văn hoá. Đó là lúc chủ thể phát hiện ra các "nút thần kinh" văn hoá, xử lý một cách tinh tế các mâu thuẫn, những bước ngoặt và chỗ đứt đoạn, nắm bắt được những bí ẩn trong sự tương tác giữa các yếu tố của đối tượng. Bản thân các khuynh hướng văn hoá trở thành kim chỉ nam cho nhà sáng tạo tìm tòi, khám phá. Chỉ trong tình huống như vậy trong óc nhà sáng tạo mới lóe lên những cách lý giải bất ngờ và những phát kiến xuất thần kỳ diệu. Khả năng hướng tới một chỉnh thể văn hoá theo phương thức đó đã thể hiện ở Môda với toàn bộ những kết cấu bí ẩn của âm nhạc và ở Puskin với các sắc thái hài hoà của từ ngữ, nhịp điệu và tiết tấu thơ hết sức tinh tế.

Mỗi nền văn hoá đều chứa đựng một tổng thể các phong cách và hình thức của tất cả các sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần: kỹ nghệ và kiến trúc, các quan niệm vật lý và các trường phái hội hoạ, các tác phẩm âm nhạc và những công thức toán học...Nhà sáng tạo với tư cách chủ thể văn hoá nhìn thấy hình thức và phong cách bên trong văn hoá như là quy luật sắp xếp toàn bộ những hiện tượng phong phú, đa hình, đa dạng của đời sống hiện thực, của các lĩnh vực khác nhau trong một thời đại và vấn dụng chúng vào việc biến đổi cách nhìn cũng như quan niệm của mình về thế giới và về cả phương thức hoạt động. Sự xuất hiện đường sắt ở thế kỷ XIX đã làm biến đổi nhịp điệu và cấu trúc thơ ca Nga. Sự khám phá ra thế giới vi mô đầu thế kỷ XX đã phá vỡ nhiều quan niệm và lối sống truyền thống. Tư tưởng triết học về khả năng nhận thức vô tận của con người đã đặt nền móng cho lâu đài hội hoạ và văn chương hiện đại, thậm chí cho cả sự phát triển nhiều trường phái tôn giáo.

Những hình thức của văn hoá được hình thành như là "bộ mã" xã hội, chúng quy định đặc trưng, bản chất xã hội và thời đại, nó không mất đi khi thời đại của nó kết thúc. Thâu tóm được "bộ mã" đặc trưng, bản chất xã hội và thời đại bên trong văn hoá, cá nhân sẽ khẳng định được mình như là chủ thể sáng tạo độc đáo và lúc đó, sáng tạo không phải là sự tìm tòi tuỳ tiện mà là có mục đích. Sứ mệnh chân chính của nhà sáng tạo không phải là phá vỡ, bác bỏ hình thức văn hoá, mà là dựa vào nó, theo đuổi nó, vươn tới bản chất của văn hoá. Nguyên tắc này giải phóng nhà sáng tạo khỏi tình trạng lặp lại cái cũ, thức tỉnh tiềm năng sáng tạo ở họ và thôi thúc năng lực đó chiếm lĩnh những hình thức, những cảm quan thế giới ở mức độ cao hơn.

Trong một nền văn hoá phát triển, tức nền văn hoá có những hình thức chuẩn xác và hoàn thiện thì thậm chí, một nghệ sĩ bình thường cũng có thể tạo ra những tác phẩm có chất lượng. Trường phái hội hoạ lãng mạn Hà Lan và Đức thế kỷ XIX hay thành tựu thơ ca hiện đại Nga được sinh ra trên một trình độ cao không chỉ ở các nghệ sĩ lớn mà cả ở nhiều người trung bình. Nguyên nhân của tình hình đó là do giá trị lớn lao của nghệ thuật truyền thống chiếm vị trí đặc biệt trong các nghệ sĩ. Và ngược lại, ở đâu mà hình thức văn hoá thiếu lành mạnh, chẳng hạn như phong cách giả cổ điển trong kiến trúc hoặc hội họa pop-art hiện đại nguỵ tạo ra sự phù hợp giữa xã hội và tự nhiên không thể là nghệ thuật chân chính. Bởi hình thức văn hoá là cái không thể bịa ra được, một hình thức do nhà sáng tạo bịa ra sẽ hiện nguyên hình cái giả.

Hình thức của mỗi nền văn hoá được quy định bởi các quan hệ đô/ với tồn tại, đối với thế giới sự vật cũng như với không, thời gian. Điều này cũng liên quan tới quan niệm về vị trí của con người trong thế giới, quan niệm về hình thức và chuẩn mực tư duy, những phẩm chất và hành vi thiết yếu đối với một nền văn hoá, liên quan tới sự xác định các mối quan hệ giữa con người với con người và với các quan niệm sống của nhà hoạt động, chúng cũng trở thành những nguyên nhân bên trong của khát vọng tìm tòi, làm cơ sở cho những dự đoán và phát kiến trong sáng tạo.

Mỗi nền văn hoá đều có những hình mẫu nền tảng xác định đặc điểm của sự nhìn nhận, sự suy tư và phương thức thâm nhập vào hiện tượng cũng như bản chất sự vật. Trong mỗi thời đại, các hình mẫu đó lại có những đặc điểm khác nhau. Do quen tiếp nhận những hình mẫu và phong cách chiếm hữu thế giới bằng con mắt của văn hoá hiện đại, với bộ máy tư duy phát triển, với phương thức nhận thức khoa học tinh tế, với sự phân tích tâm lý chính xác, chúng ta thấy dường như những hình thức văn hoá trước đó là thiếu hoàn thiện. Nhưng trên thực tế, khi chưa có phương thức thâm nhập thế giới với bộ máy tư duy hoàn thiện, văn hoá Trung Hoa cổ đại hay văn hoá châu âu trung cổ đã đạt tới những đỉnh cao trong các lĩnh vực toán học, thơ ca và những hệ thống triết học sâu sắc. Đương nhiên, chúng ta khó có thể bác bỏ một sự thật là, sự hiểu biết thế giới vật chất trong vật lý học Châu Âu thế kỷ XX sâu sắc hơn vật lý học cổ đại Hy Lạp. Sự khám phá các phản ứng hạt nhân trong vật lý học cổ đại Hy Lạp là điều không thể có được. Nhưng điều đó chỉ nói lên rằng, khả năng của khoa học - kỹ thuật trong thời đó là có hạn. Ý chí sáng tạo và nỗ lực trí tuệ phi thường của con người trong khát vọng khám phá thế giới không thể khắc phục được hạn chế của khoa học - kỹ thuật ở các nền văn hoá đó. Lui đơ Brôi khi nêu lên đặc tính phát triển của tư tưởng khoa học trước thế kỷ XVIII đã viết: "...Khi không hiểu khái niệm vector, không hiểu các phương pháp đại số học và lượng giác thì người ta không thể có khả năng phân tích những vật thể vô cùng nhỏ bé, những yếu tố như những phương tiện, nền móng cho sự quan sát và thực nghiệm để tìm ra những chân lý sơ đẳng, để cuối cùng người ta cải tạo quan niệm của mình về thế giới và toàn bộ nền sản xuất”.

Chúng ta không thể trách cứ các nhà khoa học, các nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại rằng họ không biết phân tích vi vật thể và do đó, họ không làmđược những gì lớn hơn điều họ cần làm.Bởi trình độ khoa học và do đó, thế giới quan của họ được xây dựng trên trình độ và đặc điểm văn hoá thời đó. Sẽ là vô nghĩa nếu nói rằng, lý thuyết của Arixtốt về sự rơi tự do của vật thể là đúng đắn, còn lý thuyết của ông về sự bay lên của vật nhẹ là sai lầm. Những tri thức về thế giới mả người Hy Lạp tổng kết được đã phản ánh trực tiếp hình thức văn hoá và trình độ cảm nhận thế giới một cách độc đáo của văn hoá cổ đại Hy Lạp. "Đó là một thế giới luôn thay đổi,A.C.Lôxép viết: có thể sờ mó được, nó tồn tại như một cơ thể sống, nó ảnh hưởng tới bất cứ một sự tồn tại nào khác về sau. Đó không phải gì khác ngoài vũ trụ vật chất, cảm giác và vũ trụ sống, là vật thể luân hồi vĩnh cửu, nó nảy sinh từ cái hỗn mang rồi chuyển thành cái hài hòa, cái độ, nhịp điệu, trở thành đại lượng phát triển lên, hoà lặng rồi lạiđi tới tan vở, phá đi cái kết cấu hài hoà ban đầu để rồi lại đi đến thế hỗn mang".

Với cảm quan vũ trụ như vậy, triết học Hy Lạp cổ đại đã vẽ nên bức tranh thế giới mà ở đó, lửa là sự sống chân chính, sự hình thành nên thế giới đó cũng là sự lắng đọng của lừa như là yếu tố đầu tiên thống nhất, như cái toàn vẹn vũ trụ, ở đó không hề có ranh giới giữa các chu kỳ tự nhiên và con người, giữa thế giới vĩ mô và vi mô, ở đó tất cả do một nhịp điệu thống nhất điều chỉnh, một sự hài hoà tồn tại thông qua các mâu thuẫn vĩnh hằng. Phép biện chứng đã được sinh ra trên nguyên tắc đó như một phương pháp tư duy mới. Và điều đó dẫn Đêmôcrít tới tư tưởng về tính đa trị của các cá thể trong thế giới, tới quan niệm về tính hỗn mang, tính ngẫu nhiên của tất cả những gì tự sinh ra và tự diệt vong, và cuối cùng là thuyết nguyên tử và chân không.

Mỗi nền văn hoá cũng hình thành nên tri thức về quan hệ giữa các sự vật trong thế giới. Nhờ sự quan sát trực tiếp các mối quan hệ trong thế giới sự vật, nên lối tư duy trong văn hoá Hy Lạp cổ đại là hết sức mềm dẻo, nó có sự hỗ trợ của trực giác, của tư duy hình học và của sự khám phá cơ chế bên trong, do đó trong hội họa, nguyên tắc phối cảnh đường thẳng chiếm ưu thế. Không phải ngẫu nhiên mà Averinxép nói rằng, thuật xem tướng dựa vào hình dạng và sụ thể hiện nét mặt để biết tính cách và số phận con người trở thành khoa học phổ biến thời cổ đại và trung đại, giống như vật lý học Niutơn trong thời đại ánh sáng. Sự nhìn nhận sự vật qua những hình ảnh độc đáo, qua những lực đấu tranh với nhau, thậm chí qua các nguyên tử đó là đặc điểm của hình thức văn hoá, thể hiện khả năng sáng tạo phi thường của con người thời đại đó.

Tri thức ChâuÂuThời mới, về nguyên tắc, được hình thành trên sự quan sát thực nghiệm của các mối quan hệ nhân quả để từ đó khẳng định bản chất sự vật. Sự vật được nhìn nhận như sự giao thoa giữa nguyên nhân và kết quả, giữa cấu trúc bên trong bí ẩn và hình thức sống động bên ngoài, như là biểu tượng và cuối cùng là sự thể hiện một trật tự thế giới bậc cao, sự thể hiện bản thân tồn tại. Trong văn hoá Thời mới xuất hiện khái niệm "hình thức không gian thuần tuý của sự vật như là hình ảnh có giới mặn mà đó, tính tư tưởng thuần tuý vượt qua tính tương đối của các ấn tượng chủ quan. Cái thực tiễn thuần tuý tư tưởng của khoa học giờ đầy được gia tăng thêm tính thực tiễn hiện thực. Trong cái thực tiễn đó, khoa học đạt tới độ chính xác, bởi nó có khả năng xác định các hình ảnh về sự vật trong tính đồng nhất tuyệt đối. Điều đó mở ra khả năng tái tạo những giá trị có ý nghĩa phổ quát từ các phương pháp cảm nhận đơn nghĩa. Từ cái đa dạng không xác định của các hình ảnh trực quan có tính thực nghiệm, khoa học vẽ nên bức tranh thế giới khách quan trong nghĩa rộng của nó. Sự định lượng các phẩm chất chủ quan, như nhiệt độ, âm thanh, màu sắc... được hình thành và trở thành đối tượng nghiên cứu. Với tri thức khoa học mới đồ hệ thống nhận thức cảm tính truyền thống bị phá vỡ và được thay thế bằng các phương pháp tính toán vật lý, hoá học lý tưởng.

Thời hiện đại đem lại một thế giới tri thức khoa học với nhiều nét khác biệt. Vật chất ở đây không còn "mỉm cười" với con người bằng ánh mắt lấp lánh của nó nữa, không còn cái nhìn thuần tuý cảm tính đối với thế giới sự vật, cũng không còn những hình ảnh trực quan đầy kinh ngạc về thế giới nhiều màu sắc. M.Born viết: " Thực chất của khoa học nằm trong sự thiết lập các mối quan hệ khách quan giữa những kết quả do kinh nghiệm của hai hay nhiều loại cảm giác khác nhau tạo ra và đặc biệt là mối tương quan của sự cân bằng. Những mối tương quan đó có thể được các nhà thực nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau khái quát và kiểm tra. Chỉ sử dụng những khẳng định có ý nghĩa, chúng ta cũng có thể có được bức tranh khách quan về thế giới, dù đó là bức tranh không màu sắc. Trong bức tranh đó luôn chứa đựng đặc tính của một phương pháp khoa học".

Với phương pháp khoa học đó, khi bỏ đi màu sắc trực quan, chúng ta sẽ có được những thành tựu khoa học vĩ đại, nhất là những khám phá to lớn trong khoa học tự nhiên và tiến tới đỉnh khải hoàn của tinh thần nhân loại chân chính. Những khám phá vĩ đại ngày càng nhiều và chúng tạo ra những bước nhảy khổng lồ trong sự phát triển kỹ thuật, công nghệ, tiến tới sự chiếm lĩnh cái mới, mở ra những chân trời tri thức mới. Những hình thức và phương pháp nhận thức, thuộc tính của một hình thức văn hoá nhất định, chín muồi và được kết tinh lại, những truyền thống trở thành sức mạnh tiềm tàng trong hoạt động sáng tạo và do vậy, trong cùng một lúc nó có thể thức tỉnh nhiều nhà sáng tạo cùng hình thành một tư tưởng lớn.

Các lĩnh vực văn hoá thâm nhập vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau và chính sự chiếm lĩnh các kết quả tiềm ẩn của chúng đã đem lại hiệu quả lớn trong hoạt động sáng tạo. Tất cả những tư tưởng độc đáo, những giả thuyết được hình thành trong một hình thức văn hoá nhất định sẽ không bao giờ mất hết dấu vết. Trong tâm thức nhà khoa học, nhà nghệ thuật, nhiều hình thức văn hoá bị lắng xuống thì giờ đây, lại bừng lên và thôi thúc tính tích cực sáng tạo. Tư tưởng của Hêgen về "chân lý vô tận" hầu như đã bị lãng quên hàng trăm năm lại bừng lên trong giả thuyết "không gian cong" của Anhxtanh, tư tưởng "nhiều tầng lớp, lớp này nằm trong lớp kia" trong "thuyết đơn tử" của Lépnít ngày nay lại trở thành vấn đề tranh luận của các nhà vật lý thiên văn nhằm làm rõ thêm cấu trúc của các siêu thiên hà.

Từ thiên nhiên thứ hai, chúng ta sống, hoạt động, rồi lại nhìn thấy thế giới xung quanh qua khúc xạ của nó qua ngôn ngữ, hình thức và chuẩn mực tư duy, qua hoạt động thực tiễn và các phương thức, thủ pháp nhận thức khoa học. Những tầng lớp tri thức, tình cảm tạo thành tiềm năng trí tuệ, phương pháp tư duy, tiềm năng sáng tạo ăn sâu vào máu thịt của từng con người và chúng được đem lại dường như tự nhiên từ nhiều thế kỷ. TheoC.Mác, "không chỉ năm giác quan bên trong, mà còn cả những tình cảm tinh thần, cái mà ta gọi là ý chí và tình yêu... tóm lại, tình cảm của con người, tính người của tình cảm chỉ nẩy sinh nhờ sự hiện hữu của các đối tượng tương ứng, nhờ giới tự nhiên đã được người hoá". Rõ ràng, bản thân chúng ta, tri thức, trí tuệ, tư duy và tình cảm của chúng ta chính là sản phẩm của văn hoá, sản phẩm của toàn bộ tiềm năng sáng tạo kết tụ trong mỗi nền văn hoá và toàn bộ văn hoá loài người.

Chiếm lĩnh văn hoá là con đường và phương pháp tối ưu trong chiến lược xây dựng và phát triển con người nói chung, phát triển năng lực hoạt động sáng tạo của cá nhân nói riêng đối với nền giáo dục đào tạo của chúng ta hiện nay. Chiếm lĩnh văn hoá không đơn thuần là nắm lấy toàn bộ tri thức, kinh nghiệm, phương thức hoạt động hay nguyên tắc tư duy. Vấn đề quan trọng là phải biến tri thức, kinh nghiệm văn hoá thành phẩm chất và sức mạnh bên trong, thành tính tích cực gợi mở và phát huy cách suy nghĩ cách hành động sáng tạo của mỗi con người trong cuộc sống. Sự nghiệp giáo dụcđào tạo những con người tích cực và sáng tạo cần phải theo hướng vươn tới cái bên trong của văn hoá, tới sự thức tỉnh con người vươn tới khát vọng chiếm lĩnh nghề nghiệp và sự nghiệp đó có thể là sự tìm tòi khoa học trừu tượng, cũng có thể là công việc cụ thể trên cỗ máy, nhưng vấn đề là phải phù hợp với tính quy luật của văn hoá đối với sự phát triển con người, trong đó sự phát triển của từng cá nhân là đặc biệt quan trọng. Theo Ph.T. Mikhailốp, "trong tâm lý cá nhân không hề có một hiện tượng quyết định luận nào bởi tồn tại xã hội mà không đồng thời có tính quyết định sâu sắc của cá nhân". Vì vậy, về nguyên tắc, cá nhân chỉ có thể trở thành người có năng lực sáng tạo khi hình thức văn hoá trở thành cái tự xác định bên trong, trở thành phong cách sống và phương thức hoạt động của anh ta. Điều có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục - đào tạo là xây dựng được hệ thống và nội dung phù hợp, có khả năng tác động mạnh mẽ đến cội nguồn sâu xa nhất của thế giới bên trong con người.

Vấn đề chiếm lĩnh văn hoá với tư cách là vấn đề giáo dục đào tạo nhầm trang bị năng lực sáng tạo gắn bó chặt chẽ với vấn đề phát triển cá nhân toàn năng. Theo yêu cầu hiện nay, mỗi cá nhân với tư cách chủ thể sáng tạo không chỉ là người có trình độ điêu luyện trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp. Bất kỳ nhà sáng tạo nào cũng phải là một nhà chuyên môn tất, nhưng không phải bất cứ nhà chuyên môn tất nào cũng là nhà sáng tạo. Và do vậy, nhà sáng tạo khoa học, nghệ thuật cần phải là những cá nhân phát triển toàn năng, phải hiểu kết cấu, tri thức khoa học, ngôn ngữ của nghệ thuật, những đặc điểm kỹ nghệ, kết cấu các quan hệ không gian trong kiến trúc, phong cách, lốisống xã hội... Một phẩm chất toàn năng như vậy là điều cần thiết cho sự vươn tới thực hiện khát vọng của cá nhân trong bất kỳ hoạt động nào, tạo khả năng cho con người tìm tòi cách giải quyết năng động, hiệu quả những vấn đề mới lạ và mọi tình huống phức tạp trong cuộc sống. Sự phát triển chất toàn năng đó chỉ đạt kết quả thông qua sự chiếm lĩnh văn hoá toàn nhân loại, nơi chứa đựng mọi tri thức, trí thông minh, óc sáng tạo, các mô hình tư duy, mô hình sống hết sức sinh động và phong phú...

Chiếm lĩnh văn hoá nhân loại, chuyển văn hoá nhân loại, kho tiềm năng sáng tạo loài người thành kho tiềm năng sáng tạo bên trong của mỗi cá nhân, đó là công việc hàng ngày và suất cả mỗi cuộc đời.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư tưởng canh tân sáng tạo nền văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX của chí sĩ Phan Châu Trinh

    26/09/2014Đỗ Hòa HớiVới sự nghiệp đổi mới, vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa và hiện đại hóa văn hóa dân tộc đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Qua tìm hiểu chí sĩ Phan Châu Trinh, chúng tôi thấy ông là một tấm gương mạnh dạn canh tân và sáng tạo nền văn hóa dân tộc vào thời điểm đầu thế kỷ XX.
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Sự hình thành con người với tư cách chủ thể sáng tạo

    30/07/2006Nguyễn Văn HuyênBản chất con người là sáng tạo (M.Goocki). Bất cứ ở đâu con người cũng làm theo thước đo cái đẹp (C.Mác). Thời đại khoa học - công nghệ - tin học mà tựu trung là thời đại của văn minh trí tuệ hiện nay, thực chất là thời đại của những phát minh và sáng tạo. Sự phồn vinh của loài người ở thế kỷ XXI sẽ được quyết định bởi tính sáng tạo trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, nghệ thuật. Sáng tạo trở thành dòng chính của triết lý sống trong thế kỷ XXI...
  • Vai trò động lực của dân chủ đối với sự hoạt động và sáng tạo của con người

    02/06/2006GS. TS. Nguyễn Trọng ChuẩnDân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, là nhu cầu không thể thiếu của từng cá nhân cũng như của cộng đồng người trong xã hội, nhất là trong xã hội văn minh, bởi vậy dân chủ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy con người hoạt động và sáng tạo...
  • Tưởng tượng và tài năng sáng tạo

    23/03/2006Nguyễn Chu Phác"Con người không biết tưởng tượng vẫn có thể thu thập được sự kiện. Nhưng nếu không có tưởng tượng sẽ không thể có phát minh vĩ đại, loài người sẽ không phát triển cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần"... (Ti-mi-ria-zép)
  • Văn hoá là sự kết tinh của những sáng tạo

    09/03/2006Trương Gia BìnhSự khác nhau của các thời đại văn minh đó dựa trên những căn bản nào? Các nguồn lực quyết định sự tiến bộ trong mỗi thời đại văn minh là gì? Động lực thúc đẩy các quốc gia phát triển trong mỗi thời đại văn minh ở đâu?
  • Nghề văn và những động lực sáng tạo

    19/02/2006Hồ Sĩ VịnhLý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi...
  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Sáng tạo không ngừng đòi hỏi những câu hỏi thông minh

    06/12/2005Nguyễn Thúy HằngBài viết này được phỏng theo cuốn “Smart Questions: Learn to Ask the Right Questions for Powerful Results” (Jossey-Bass, SanFrancisco, 2004) của hai giáo sư Gerald Nadler và William J.Chandom - chủ tịch và phó chủ tịch Tổng công ty “The Center for Breakthrough Thinking”. ...
  • Những trở ngại về tâm thức trong tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề

    09/11/2005Nhiều thói quen của người lớn tuổi có thể ngăn cản sự thay đổi và tiến bộ do sáng tạo đem lại...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • Cùng sáng tạo cuộc đời

    23/09/2005Bích DậuCùng sống: nơi gặp gỡ để nói thật, nghe thật chuyện vui buồn trong cuộc sống. Cùng làm việc: cùng thực hiện những chương trình - các lớp học huấn luyện kỹ năng sống...
  • Sáng tạo là gì?

    06/08/2005Là dám nghĩ khác và dám làm khác. Vậy thôi!
  • Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo

    06/07/2005Nội dung FISH! Tales – Khơi nguồn cảm hứng và năng lực sáng tạo ghi lại những câu chuyện có thật về sự tác động tích cực của Triết lý Chợ Cá vào các công ty nổi tiếng: Hãng xe Ford, Công ty Dịch vụ Kết nối toàn cầu Sprint, Công ty Tile Tech… Thành quả ấn tượng của các doanh nghiệp này chứng minh cho một chân lý: Nếu ta biết tạo ra một môi trường làm việc đầy ắp tiếng cười, nếu ta biết sống trọn vẹn cho ta và cho mọi người xung quanh thì chắc chắn ta sẽ thành công hơn, khách hàng sẽ đến với ta nhiều hơn, nhân viên sẽ làm việc tận lực và trung thành hơn.
  • Vì sao học sinh Việt Nam không sáng tạo?

    25/05/2003Nguyễn Hiếu NhânHọc sinh Việt Nam nói chung là chăm học và học giỏi. Trong các cuộc thi quốc tế toán, tin, vật lý, hoá học..., Việt Nam luôn được coi là cường quốc. Người Việt trẻ ở nước ngoài cũng thường chiếm tỷ lệ cao trong số các học sinh – sinh viên đỗ đầu các kỳ thi. Tuy nhiên, sau những thành tích đó, chúng ta thấy hầu như rất ít học sinh có sáng tạo đáng kể, tương xứng với thành tích vinh quang mà họ đạt được.
  • Năng lực tư duy sáng tạo trong thời đại ngày nay

    15/02/2003Nguyễn Thanh Huyền, Pháp B – K35F...trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đến một trình độ cao hơn, thì năng lực tư duy không còn giữ nguyên nghĩa mà đã trở thành năng lực tư duy sáng tạo. Bởi lẽ, người ta không chỉ tư duy để có những khái niệm về thế giới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Với sinh viên nói riêng, năng lực tư duy sáng tạo đã trở thành một trong những điều kiện cần thiết để đem lại cho họ một công việc hứa hẹn khi ra trường hay xa hơn nữa là một chỗ đứng vững chắc trong xã hội và trên thế giới.
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Phương Pháp Luận sáng tạo: 21 & một

    11/02/2003...sau 21 năm các thầy tự trang trải, chèo chống để truyền bá nó ở nước ta? Phải chăng là làm sao phát triển tiếp TSK - Trung tâm đầu tiên và đang là duy nhất của Đông Nam Á chuyên giảng dạy và nghiên cứu PPLST...
  • Phương pháp giúp con người sáng tạo

    11/02/2003Kỹ sư Dương Xuân Bảo, người được mệnh danh là nhà truyền bá tư duy Altshuller vào Việt Nam, khẳng định rằng phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) sẽ giúp mọi người tiếp cận vấn đề trực tiếp và khoa học hơn, nâng cao sự nhạy bén và khả năng sáng tạo.
  • Tâm lý "thích sáng tạo" là nội lực rất quan trọng

    10/02/2003Ta thường nói "nâng cao dân trí" nhưng ít khi đi vào nội dung cụ thể, vô hình chung đồng nhất với nâng cao cấp "phổ cập giáo dục", coi phổ cập đến cấp học nào thì cấp học đó là mặt bằng dân trí. Nếu bảo đảm được chất lượng giáo dục theo hướng phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì nghĩ như trên là được. Nhưng trong thực tế thì việc học trong nhà trường chúng ta hiện nay phổ biến vẫn là thầy nhồi nhét kiến thức, học trò tiếp thu thụ động, nhiều yêu cầu khác cần thiết để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa xem ra có vẻ xa vời.
  • Mở rộng năng lực sáng tạo của những người thầy

    10/02/2003hãy mở rộng không gian sáng tạo của các nhà giáo Việt Nam, cho các thầy giáo Việt Nam để họ có điều kiện phát huy nội lực của mình, trở thành các nhà trí thức ưu tú, xuất sắc của dân tộc, những bậc thầy không những của thế hệ trẻ mà còn của đất nước, xứng đáng là những sứ giả về tư tưởng, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam và của trí tuệ thời đại, trong thế kỷ 21.
  • Làm gì để có một thế hệ khoa học trẻ năng động, sáng tạo?

    08/02/2003Mai Lan* Đại học phải kết hợp giảng dạy với nghiên cứu khoa học * Từ bỏ lối dạy và học từ chương khoa cử * Tiếp tục mở rộng cửa ĐH * Nâng cao chất lượng ĐH trọng điểm * Xem xét lại việc đào tạo và sử dụng nhân tài * Cải tổ lại công tác tổ chức và quản lý ĐH.
  • xem toàn bộ