Nghề văn và những động lực sáng tạo

09:01 CH @ Chủ Nhật - 19 Tháng Hai, 2006

Lâu nay, nói đến lý tưởng xã hội, một số người có thói quen đặt phạm trùnày trùng khít với ý thức hệ, cho nên nó vừa hẹp, vừa khiên cưỡng, làm như lý tưởng xã hội là một cái gì bên ngoài không liên quan đến tài năng, một áp lực bên trên áp đặt lên tính sáng tạo.

Thật ra, lý tưởng xã hội là cái nằm trong bầu máu nóng, là mục đích cao nhất, là lẽ sống đẹp nhất của đời người. Ở nhà văn, những yếu tố nói trên biến thành nguồn nội lực văn hóa, lý tưởng càng được thắp sáng, bầu nhiệt huyết càng sôi sục thì tác phẩm của họ càng được công chúng nồng nhiệt đón đợi. Nghề văn cũng giống như chuyện làm việc thiện, vì nó có thể cứu rỗi tâm hồn của nhiều người, có khi hàng triệu người. Nhà văn tài năng chi khác người thường ở chỗ họ có sức mạnh bên trong, ngọn lửa bên trong, tổ chức não bộ phát triển để chiến thắng mọi cám dỗ vật chất, mọi thế lực ngăn cản sự sáng tạo. Để hình thành và sức nuôi dưỡng lý tưởng xã hội, trong đó có lý tưởng nghề nghiệp thì trong ba điều bất hủ của một đời văn: lập đứcđược coi là hàng đầu, rồi mới đến lập côngvà lậpđã ngôn.Không phải vô cớ mà tiền nhân chúng ta thường về coi văn chương là sự nghiệp nghìn đời (văn chương thiên vấncổ sự), và khuyên người đời sau hãy lấy đạo,lấy học vấnlàm cái gốc của văn chương. Đạoở đây nên hiểu là nội dung, là chuyện để nói với đời, là đức hạnh để ứng xử với người, để khuyên điều hay, răn điều đó, là trách nhiệm công dân của nhà văn đối với xã hội. Không phải vì có đạomà làm nghèo văn chương. Không phải vì có đạomà dẫn đến sự bất lực về rung cảm nghệ thuật như có người nghĩ. Có đạo,có nội dung thì văn chương thịnh, phát đạt, ngược lại thì văn chương suy, hỗn loạn. Ở triết học phương Đông, trong bốn điều dạy của Khổng Tử thì đức hạnhlà hàng đầu rồi mới đến ngôn ngữ chính sự, văn học.

Tâm hồn và tình cảm của nhà văn cũng không nằm ngoài lý tưởng xã hội, bởi đó là "điều cơ bản nhất" nếu muốn nghệ thuật trở thành "bông hoa đẹp", là kết tinh của tình cảm và tâm tư quần chúng nhân dân. Để đạt tới lý tưởng chói ngời phản ánh trong tác phẩm, nhà văn cần trau dồi vốn sống và tri thức triết - mỹ. Tri thứctriết - mỹ của thế giới và dân tộc không chỉ là sự trang sức cho những trang viết, mà là phương pháp khái quát hóa, là công cụ của kỹ xảo nghề văn.

Cha ông ta hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã sáng tạo ra một nền văn hóa có bản sắc riêng, tuy về mỹ học còn thiếu hệ thống nhưng những gì còn lại trong di sản vẫn lấp lánh hào quang của trí tuệ người xưa, những tổng kết mỹ học của cha ông vẫn thấm đẫm màu xanh. Cách đây hàng mấy trăm năm, khi bàn đến bản chất củavăn chương, Nguyễn Văn Siêu (1796-1872) đã chia văn chương ra làm hai loại: loại đáng thờ và loại không đáng thờ: Loại không đáng thờ là loại chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở lòng người. Còn hiện thực tả ýlà gì nếu không phải là sự nhất thể hóa hiện thựcvà siêuthực, cái có lývà cái philý, cái ý thứcvà cái vôthức, cái logicvà cáitrực giác.Đó là chủ nghĩa hiện thực mới cổ điển, mẫu mực một trăm phần trăm, thật xa lạ với chủ nghĩa sinh hoạt, chủ nghĩa tự nhiên trong văn học.

Ở lĩnh vực xã hội nào cũng vậy đều cần người tài, ở thời nàn cũng vậy, chính trị giỏi cốt là quy tụ được nhiều người tài, người có học vấn, lấy họ làm gốc để trị nước.

Nhưng nói học vấn xin đừng nhầm lẫn với bằng cấp, học hàm, học vị khoa học. Nói học vấn là nói thực học, thực tài. Như vậy giữa tài năng và học vấn là đồng thuận, không có mâu thuẫn. Cha ông ta đã có những quan điểm tiến bộ khi bàn" về tài năng. Những thuật ngữ sang trọng như tuấn kiệt, nhân tài, danh tài, hiền tài, kẻ sĩ, hào kiệt, đại bút, đại tài…dù xuất hiện ở thời hưng thịnh hay suy vong của triều đại phong kiến đều phản ánh sự trọng dụng, thậm chí sự quyết định của tài năng đối với sư nghiệp dựng nước và giữ nước.Phan Huy Chú (1872 - 1840) từng đúc kết "Việc văn chương rất quan hệ đến thế đạo, xem việc thi cử hay dở, biết nước thịnh hay suy”(xem "Lịch triều hiền chương loại chí”).

Trong văn học, tài năng gắn liền với sự chân thật. Câu thơ của Alfred de Musset trong bài Amon ami Edouard (Tặng bạn Edua của tôi) nói lên điều đó."Hãy đập vào trái tim anh, nơi đó là tài năng". Sự chân thật, tình cảm dạt dào trước đối tượng miêu tả là phẩm chất trong sáng đánh thức tài năng nhà văn. Mặc dù trong sáng tạo văn học không phải sự chân thật nào cũng đưa lại tác phẩm hay, nhưng đã là tác phẩm hay thì phải coi tính chân thật là một phẩm chất hàng đầu. Mọi thứ khôn vặt trong nghề văn, mọi chuyện săn đuổi kỹ thuật, sùng bái kỹ xảo trong văn chương, mọi tâm trạng nôn nóng sớm được nổi tiếng chỉ là xa lạ với tài năng.

Và đó cũng là biểu hiện sự xa rời lý tưởng và tài năng chân chính của nghề văn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Cỗ máy sản xuất cái đẹp?

    22/06/2015Nguyễn Bỉnh QuânCái đẹp có vẻ thực sự cao siêu như vậy nhưng lại là chuyện thường ngày, quanh ta, mọi lúc, mọi nơi. Michelangelo từng hài hước rằng ông không làm ra pho tượng David mà chỉ ngẫu nhiên nhìn thấy nó trong khối đá mà thôi...
  • Lý tưởng xã hội và người viết trẻ

    25/01/2015Hồ Sĩ VịnhTrong xã hội ta hôm nay, thường có một thiên kiến dai dẳng: Tuổi trẻ đồng nghĩa với sự non dại, non dại đến độ vấp ngã. Một bộ phận cha anh thường nhìn họ với cặp mắt hoài nghi và tâm trạng bất an. Đó là một sự thật, dù nghiệt ngã. Thế mà trong văn học, tình hình lại khác. Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn bậc thầy đều được sáng tạo ở tuổi 25-35. Ma lực sáng tạo, điện năng văn chương của họ hình như được tích tụ và phát sáng ở thập niên đầu tiên của nghề cầm bút ở nước ta cũng có tình hình tương tự...
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Thẩm mỹ

    15/10/2014Nguyễn Trần BạtNói đến thẩm mỹ không thể không nói đến khái niệm cái đẹp. Nhưng đó là một câu hỏi làm đau đầu biết bao nhiêu nhà triết học thuộc đủ mọi quốc gia, sống ở mọi thời đại trong lịch sử...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Nghệ thuật là gì?

    15/02/2006Nguyễn Đình ĐăngCâu hỏi Nghệ thuật là gì? kéo theo luôn hai câu hỏi khác: Cái đẹp là gì?Họa sĩ là ai?. Tổng quan 3 bài viết của Bart Rosier [1], Joseph A. Goguen [2]và Lev Tolstoy [3] chỉ nhằm làm sáng tỏ một phần những vấn đề tuy không mới nhưng vẫn rất nan giải đó...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Hãy làm ra sản phẩm văn chương tốt

    20/01/2006Phan ViệtThường các nhà văn có hai cách cơ bản để thể hiện trách nhiệm của mình với thời cuộc. Cách thứ nhất là cách trực tiếp, không chỉ viết mà còn tích cực tham gia các phong trào chính trị, xã hội đến mức có người bị trục xuất khỏi tổ quốc. Cách thứ hai là gián tiếp dùng văn chương của mình để nói về những bất công trong xã hội, về những người bị thiệt thòi, vẽ ra cơ chế đàn áp thể xác và tinh thần con người, thách thức những điều kiện và niềm tin chung...
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Giá trị thẩm mỹ và chất lượng nghệ thuật

    20/12/2005Nguyễn Văn PhúcTrên bình diện đánh giá - giá trị, chất lượng nghệ thuật của một tác phẩm được hiểu là giá trị nghệ thuật của tác phẩm đó. Nhưng bản chất của giá trị nghệ thuật là gì ? Nói khác đi những yếu tố nào quy định giá trị của tác phẩm nghệ thuật, và do đó, như thế nào là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị? v.v... Đó là những câu hỏi không dễ giải đáp.
  • Làm gì để có tác phẩm ngang tầm thời đại?

    02/12/2005Lê Quý KỳCâu hỏi này được đặt ra từ nhiều năm nay và gần đây trở thành chủ đề chính của nhiều cuộc gặp gỡ, hội thảo lớn do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Trăn trở thì nhiều, nhưng câu trả lời dường như còn nằm đâu ở phía trước, rất xa. Tại sao?
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương

    17/11/2005Đinh Quang TốnTừ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn là mục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phẩm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn...
  • Tiểu thuyết: Khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế

    24/10/2005Nguyễn HòaMở đầu Diễn đàn "tiểu thuyết Việt nam đang ở đâu", chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của nhà phê bình văn học Nguyễn Hòa...
  • Viết để làm gì ?

    17/08/2005Sartre, Jean-Paul (Nguyên Ngọc dịch)Mỗi người có lý do riêng của mình: với người này, nghệ thuật là một cuộc chạy trốn; với người kia, một phương cách chinh phục. Nhưng người ta có thể trốn vào một nơi cô tịch, vào đam mê, vào cái chết; người ta có thể chinh phục bằng vũ khí. Tại sao phải đích thị là viết, làm những cuộc trốn chạy của mình bằng cái viết?
  • Tại sao tôi đọc tiểu thuyết

    03/08/2005MoonfishVới tôi văn học và điện ảnh gần gũi nhau lắm, nên tôi mạo muội gửi vào đây bài "Tại sao tôi đọc tiểu thuyết", nếu sửa lại là "Tại sao tôi xem phim" có lẽ cũng được.
  • xem toàn bộ