Vần đề tài và tật

08:57 CH @ Thứ Bảy - 15 Tháng Chín, 2018

Báo Kiến thức ngày nay (trong một một số báo điện tử) có đăng bài không ký tên tác giả với nhan đề rất hấp dẫn "20 biểu hiện của nhân tài".

Bài viết thể hiện một sự nghiên cứu công phu sâu sắc, một cái tâm xây dựng, mong muốn đóng góp cho các cấp quản lý có một cái nhìn đúng đắn, đầy đủ hơn đối với người tài và cách xử sự thích hợp, đối với cái tật của họ vì người tài thường có tật.

Song đọc kỹ nội dung bài viết, tôi thấy đây không phải là những biểu hiện của người tài (như bản thân đầu đề nêu lên) và càng không phải là cách của người tài. Trong 20 tính cách (mà tác giả gọi là biểu hiện) thì có đến khoảng một nửa là tật xấu (như vô kỷ luật, khắt khe, thiếu kiên nhăn, lơ đãng, sống cô độc tự do. thích ngược với số đông... còn lại là những tính cách khác (như ghét xu nịnh, ghét bè phái, cầu toàn, ghét gò bó, tự trọng, coi thường kinh nghiệm...). Hoàn toàn không phải đó là biểu hiện của nhân tài. Nói đến biểu hiện của tài năng, người ta thường đề cập đến sự nhạy cảm, nhận thức nhanh, hay có ý mới, suy nghĩ sâu sắc, tư duy độc đáo chứ chẳng ai nói đến nội dung trên. Chắc tác giả dùng từ nhầm lẫn, hoặc muốn nói đến một nhận xét của tác giả là người tài thường hay có những tính cách đó. Nhận xét này có thể đúng ở một số trường hợp nào đó nhưng lại không đúng ở nhiều trường hợp khác.

Điều tôi muốn trao đổi chính ở đây là vấn đề tật của người tài mà tác giả nêu lên như một định mệnh, như một cấu trúc liên kết tự nhiên, có tính tất yếu.

Có phải tài bao giờ cũng đi liền với tật? Có phải thiếu tật thì không thể thành tài?

Tôi có thể nói ngày hoàn toàn không phải thế. Ai khái quát thực tế lên như vậy là sai hoặc chỉ đúng ở một vài trường hợp cá biệt nào đó.

Trên đời này, có không ít những tài năng đức độ vẹn toàn. Càng có tài con người càng nhận thức, một cách sáng sủa, đúng đắn những vấn đề trong các mối quan hệ, trong cách ứng xử trước mọi tình huống phức tạp, trong việc trau dồi nhân cách. Những người xuất chúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà chí sĩ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng... những tri thức lớn như: Tạ Quang Bửu, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Nguyễn Xiển... những tài năng chuyên ngành danh tiếng như: Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Lương Định Của. Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Tụy, Nguyễn Văn Hiệu, Võ Tuyên Hoàng... với phẩm chất toàn diện của mình, họ đã chứng minh rõ ràng tài cao phải đi đôi với đức trọng.

Trong cuộc sống thường nhật ta cũng đã từng thấy có những người tài rất dễ thương, dễ mến chứ không phải người tài nào cũng có nhiều đức tính dễ ghét. Quan niệm tài phải đi liền với tật là một định kiến, là một nhận định khập khiễng, là sự khái quát từ một tỷ lệ thực tế không nhiều.

Tài là biểu hiện nổi trội của năng lực, là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố ưu việt mà chủ yếu là gen giòng giống, ý chí rèn luyện và môi trường giáo dục sinh hoạt thuận lợi. Tài năng rất cần yếu tố thiên bẩm tốt, càng rất cần sự nỗ lực bản thân, sự tác động giáo dục hiệu lực, môi trướng sống và công tác thích hợp.

Tài năng không bắt nguồn từ những tính cách xấu. Không phải ai kiêu căng, khinh người là có tài, không phải ai có tài là tất yếu trở thành kẻ vô kỷ luật, kẻ lập dị. Tài và tật là hai phẩm chất không có cấu trúc liên kết tất yếu. Dĩ nhiên, tôi không hề phủ nhận, có một tỷ lệ nào đó người có tật kèm theo hoặc tài với tật kết với nhau. Đó là theo sự phát triển đa dạng của người tài. Có người thấy mình có tài càng muốn học tập vươn lên thêm. Song cũng có người thấy mình tài lại sinh ra thỏa mãn, chơi bời tắc trách. Những người tài thuộc loại 2 thường có 4 cái tật phổ biến:

1. Tự do, phớt nguyên tắc, thậm chí vô kỷ luật

2. Kiêu căng, chủ quan, coi thường mọi người, nhất là cán bộ quản lý kém tài.

3. Thẳng thắn quá mức, thậm chí thô bạo, cực đoan.

4. Thiếu kiên nhẫn, lơ đãng, trốn tránh nhiệm vụ.

Những tật này nhiều lúc hạn chế khá nhiều tác dụng và sự phát triển tài năng của người tài, đó là không nói đến trường hợp do có tật mà “tài đi liền với tai một vần".

Người tài mà có tật phải luôn luôn ý thức rằng những tật đó là cái xấu, là mặt đen tối trong phẩm chất của mình, cần phải được sửa chữa, cần phải được xóa bỏ. Đừng bao giờ coi đó là đặc tính tự nhiên của người tài, đừng yêu cầu mọi người phải chấp nhận những tật xấu đó của mình thì mình mới phát huy cái tài. Người tài mà càng khiêm tốn, càng tử tế, càng được mọi người kính nể, ngưỡng mộ, ảnh hưởng càng lớn, tên tuổi càng vang xa.

Những cán bộ quản lý cần tinh tế, bao dung và tế nhị trong việc đối xử với những tật xấu của người tài để thực sự giúp họ rèn luyện có hiệu quả đạo đức mà tài năng không bị thui chột. Thành kiến, vô hiệu hóa. thậm chí truy trù, diệt những người có tài có tật là phũ phàng, là có tội với lịch sử, với đất nước. Phải nhìn con người trong trạng thái động, trong sự tiến hóa của xã hội, cho rằng người tài mà có tật là vứt đi, không làm nên cơm cháo gì cũng là một quan niệm phiến diện, lệch lạc, không hợp với tính chất của thời đại.

Song không phải ai có tật đều có tài. Tật không phải là dấu hiệu của tài. Tật vẫn là tật. Tật không phải do tài tạo ra. Trên thực tế, những người lắm tật mà không có tài vẫn nhiều. Thậm chí những người lắm tật thường bị hạn chế rất nhiều kết quả trong học tập trau dồi tài năng.

Rõ ràng phải phân biệt tinh tế giữa tài và tật, phải hiểu đầy đủ nội hàm độc lập của nó và mối quan hệ giữa chúng với nhau. Điều kỳ diệu của người lãnh đạo, của cộng đồng là sử dụng được, phát huy được tài mà không khuyến khích tật, hạn chế tật, xóa bỏ tật mà không bóp chết tài.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Vị nhân sinh đúng hay sai?

    04/10/2016Đỗ Kiên CườngXin mọi người đọc thuật kỹ và thật bình tâm, đặt một ấm nước, lúc đọc xong là lúc nước sôi, pha bình trà, uống và ngẫm nghĩ về người Mỹ, về quan điểm đạo đức xem nó ra răng...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Giữ chân người tài bằng văn hoá

    04/04/2006Thuỳ ÂnPhần nhiều những doanh nhân tham dự toạ đàm "Giữ chân người tài" do CLB Doanh nhân Sài Gòn tổ chức chiều 31.3 tại TPHCM đều có chung ý kiến giữ chân người tài (NT) bằng văn hoá công ty...
  • Biện chứng cá nhân – xã hội trong cảm thụ thẩm mỹ

    12/02/2006TS. Lê Đinh LụcCảm thụ thẩm mỹ là hoạt động mang đậm dấu ấn cái "tôi" cá nhân của chủ thể, gắn liền với những năng lực tinh thần chủ quan, với tình cảm, thị hiếu của mỗi người...
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Nhân tài nhìn từ hai phía

    09/01/2006Nhà báo Phan Quang...khi đi tìm minh chúa để phò, những người có tài không chỉ vì muốn thi thố tài năng, mà còn muốn được vinh hiển, có quyền cao chức trọng. Nghĩa khí không loại trừ nhu cầu vật chất. Đãi ngộ vật chất rất quan trọng song chưa hẳn là điều kiện tiên quyết trong việc sử dụng nhân tài
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Nhân tài trong thời đại mới

    23/12/2005Chu HảoChưa có thời đại nào chúng ta lại cần có nhiều nhân tài và phải trọng dụng nhân tài như ở thời đại này. Bởi vì chính họ, những nhân tài là những cỗ máy cái quan trọng nhất sản xuất ra tri thức và biển tri thức thành của cải vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Chỉ có họ mới có năng lực vượt trội trong việc sử dụng tri thức cho phát triển...
  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
  • Bàn về chữ tài

    26/10/2005Vũ Duy Thông...khát vọng và ý chí bền bỉ, kiên cường trong lao động quyết định mọi thành công trong hoạt động sáng tạo, mà tài năng chỉ nảy sinh trong lao động sáng tạo....
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

    04/08/2005Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?
  • Thế nào là người tài?

    09/07/2005Nhìn thấy trước một tài năng là điều rất khó. Một tài liệu của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị của các nhà giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra những quan sát nhằm phát hiện người tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường...
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Nghĩ về đào tạo nhân tài

    24/11/2003Nhân tài phải được coi là tài sản vô giá của quốc gia. Nó vừa là nguồn vốn, vừa là công cụ để nước ta bước vào nền kinh tế tri thức. Trong thực tế hiện nay, việc phát hiện, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập...
  • Chúng ta đang bỏ phí nhân tài ?!

    18/11/2003Hiện nay, về số lượng người có học hàm học vị cao, Việt Nam đứng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Song vì sao các trường đại học (ĐH) tốt nhất của ta lại được xếp loại thấp hơn khoảng 50 bậc so với Thái Lan, còn khoa học công nghệ (KHCN) của ta tụt hậu so với Thái Lan khoảng 30 năm? Mấu chốt vấn đề nằm ở chỗ, "thực" - "ảo" trong khoa học vẫn còn lẫn lộn; các nhà khoa học thực sự chưa được nhìn nhận đúng và chưa được tạo điều kiện tốt nhất có thể để làm việc; trong khi đó, các nhà lãnh đạo lại chưa tỏ rõ quyết tâm trọng dụng người tài...
  • Cuộc chiến giành nhân tài ở thế kỷ 21

    10/02/2003Cuộc cạnh tranh giữa các nước trong thế kỷ 21 sẽ là cạnh tranh của sức mạnh tổng hợp quốc gia, mà thực chất diễn ra trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao. Điều then chốt của cuộc cạnh tranh này là cạnh tranh về tố chất dân tộc và trình độ nhân tài. Có ưu thế nhân tài sẽ có thể tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước, đứng vững trong cộng đồng thế giới.
  • Vấn đề đào tạo nhân tài

    08/02/2003Nếu cứ để cung cách đào tạo nhân lực như hiện nay thì sẽ kéo dài tình trạng chậm tiến, phụ thuộc vào nước ngoài...
  • xem toàn bộ