Nhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo.
Cuốn sách gồm 5 phần:
Muôn mặt đời thường
Nếp sống nếp nghĩ
Về di sản và lễ hội
Từ nông thôn tới đô thị
Nỗi niềm người muôn năm cũ
chỉ một phần nào nói lên những nỗi ưu tư, trăn trở của một người yêu và gắn bó với nền văn hóa nước nhà.
Đọc từng câu, từng chữ ta thấy đó là một tình yêu không hề dễ dãi. Để rồi, tất cả mọi vấn đề đều trả lời cho câu hỏi: Chúng ta xuất phát từ đâu để hội nhập với thế giới nếu không phải xuất phát từ thực tế Việt Nam hôm nay? Dù có đi đâu, làm gì, thì dòng máu Việt Nam vẫn mãi mãi chảy trong huyết quản chúng ta, và những bộ gien bền vững của nền văn hóa dân tộc còn tiếp tục chi phối mọi hành động và suy nghĩ của chúng ta.
Đọc để nhìn lại mình, nhìn hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hóa nước nhà.
Lời nói đầu
Báo chí hàng ngày một vài năm gần đây đầy rẫy những bài vở tin tức có liên quan tới các hiện tượng mà ta quen gọi là tiêu cực xã hội: Đó là ăn cắp, tham nhũng, hối lộ làm hàng giả, gian lận, dối trá. Là chơi bời hưởng lạc lãng phí. Là tham lam vụ lợi, làm bất cứ việc gì có thể làm miễn sao có tiền, triết lý thực dụng này mở đường cho cách sông vô cảm tàn nhẫn lan ra trên phạm vi rộng. Đó cũng là tình trạng mất lòng tin sâu sắc dẫn đến mê tín dị đoan, và mở rộng ra là hiện tượng tha hóa, tức tự mình thấy mình bị làm hỏng, mình đang xấu đi, một điều chắc chắn khiên cho những người còn chút lương tri cảm thấy có lỗi mà không biết cách nào thay đổi.
Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn: - Sinh năm 1942 tại Hà Nội - Tốt nghiệp ĐH Sư phạm Vinh (1961-1963) và ĐH Sư phạm Hà Nội (1963-1964) - Bắt đầu viết phê bình từ năm 1965 - Từ 1968 -1978: Làm phóng viên tại Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội - Từ 1979-2007: Chuyển sang làm biên tập viên tại NXB Hội Nhà văn - Năm 2003, Vương Trí Nhàn được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, với tập phê bình Cây bút, đời người - Từ 2007: về hưu
Các tác phẩm chính: 1. Sổ tay người viết truyện ngắn (NXB Tác phẩm mới, 1980, tái bản: 1994, 1999) 2. Một số nhà văn Việt Nam hôm nay với Hà Nội (kể chuyện đời sống văn học, NXB Hà Nội, 1986) 3. Bước đầu đến với văn học (NXB Tác phẩm mới, 1986) 4. Những kiếp hoa dại (NXB Hội Nhà văn, 1993, 1994, 2000) 5. Buồn vui đời viết (NXB Hội Nhà văn, 1999, 2000) 6. Cánh bướm và hoa hướng dương (NXB Hải Phòng, 1999, tái bản 2000 với tên "Nghiệp văn") 7. Chuyện cũ văn chương (NXB Văn học, 2001) 8. Cây bút, đời người (NXB Hội nhà văn, 2002) 9. Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam : Từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945 (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005) 10. Ngoài trời lại có trời (NXB Phụ nữ, 2006) 11. Những người làm nghề viết văn (NXB Hội nhà văn, 2006) 12. Nhân nào quả ấy (NXB Phụ nữ, 2004, 2006 ) 13. Có những nhà văn như thế (NXB Hội nhà văn, 2006) 14. Chuyên mục Thói hư tật xấu người Việt (đăng nhiều kỳ trên Thể thao Văn hóa)
Nhiệm vụ của báo chí là đưa các hiện tượng ra ánh sáng.
Văn chương - trong nghĩa cao đẹp của nó - đảm nhiệm một việc khó khăn hơn là lôi cuốn con người vào việc suy nghĩ và lý giải các hiện tượng nói trên, từ chiều sâu của kinh nghiệm lịch sử và văn hóa).
Là một người viết văn, tôi cũng muôn góp phần nhỏ bé của mình vào công việc lớn lao đó. Trước khi đưa vào sách, các bài sau đây đã in trên các báo Thể thao & văn hóa, Nông thôn ngày nay, Văn nghệ, Người lao động, Văn hóa , Tuổi trẻ...
Xin phép được nói qua về nhan đề của cuốn sách, theo các từ điển Phật giáo, thì nhân là cái có thể sinh ra cái khác (năng sinh), mà quả là cái được sinh ra (sở sinh). Chuốc quả là nhân, thu được là quả. Giáo lý đạo Phật cũng nói Chân quả nhất như, từ đó dẫn tới câu tục ngữ mà chúng ta hãy nói: Nhân nào quả ấy. Xét ở phạm vi hẹp của thế giới lượng tử thì câu nói đó còn quá thô thiển, thường thì nhiều nguyên nhân mới sinh ra một kết quả mà một nguyên nhân lại sinh ra nhiều kết quả. Bởi vậy, có khi nhân đi một đằng mà quả đi một nẻo. Song xét trên đại quát thì cái sự nhân nào quả ấy vẫn hết sức chính xác. Sở dĩ các thói tật không dễ gạt bỏ bởi nó vốn có gốc rễ sâu xa thâm căn cố đế trong quá khứ lịch sử. Đã đến lúc chúng ta phải vượt lên trên những huyền thoại mang tính cách ảo tưởng để tự nhận thức về mình sâu xa hơn. Muôn thay đổi hoàn cảnh, ta phải tính chuyện thay đổi chính ta trước.
Bạn đọc thân mến, rất mong nếu bạn đã có lần cầm tới cuốn sách thì xin bớt chút thời giờ đọc tới trang cuối và hiểu cho cả những điều người viết chưa kịp trình bày trên mặt giấy.
Sự lên ngôi của thói vụ lợi Hiện tượng "lại gạo" Cái đứng đằng sau luật pháp Sự hỗn độn kéo dài Tập tục, tốt và xấu Di sản giữa đời thường Giữ gìn và tôn tạo như thế nào? Yêu nhau như thế bằng mười phụ nhau Làm sao để vượt lên trên tình trạng tự phát và manh mún? Quá khứ vẫn đang có mặt Sự bao dung không cố ý
Vắng vẻ ga xép Muốn đến với người phải tự hiểu mình Sự chuyển pha còn dang dở Người muôn năm cũ hay là những ông đồ giữa chúng ta Thành kính và thuần phục Con đường nhọc nhằn Sống sao trong những ngày vui? Một dịp trỏ về với dĩ vãng Thế nào là một cành đào đẹp? Gìn giữ lấy sự thiêng liêng Vẫn còn chỗ xứng đáng cho những ... độc đáo cá nhân