Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc

09:45 SA @ Thứ Tư - 20 Tháng Hai, 2019


TS Lê Nguyên Phương, chuyên gia – giảng viên tâm lý học đường tại Hoa Kỳ.

được áp dụng như thế nào trong giáo dục ở Mỹ?

– Trong hai thập niên vừa qua, phương pháp Chánh niệm (Mindfulness) ngày càng được phổ biến hơn tại Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Chẳng hạn, tổ chức Mindful School tại Oakland, bang California, cho biết đã tập huấn cho hơn 25.000 giáo viên từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Càng ngày càng có nhiều nghiên cứu về giá trị của Chánh niệm đối với sức khoẻ tinh thần của không chỉ học sinh, mà còn của nhiều đối tượng với nhiều lứa tuổi và ngành nghề khác nhau.Đối với giới nghiên cứu, giảng viên, và chuyên gia tâm lý thì Chánh niệm đã được xem như một phương pháp chủ lưu (mainstream).

Tuy nhiên, sự phát triển của việc thực hành phương pháp chánh niệm ở Hoa kỳ vẫn bị kỳ thị và cản trở tại nhiều tiểu bang, đặc biệt là tại các tiểu bang thuộc Vành đai Thánh Kinh (Bible Belt) vùng Trung Mỹ, vốn là thành trì của người Mỹ da trắng đạo Tin Lành.

Lúc tôi mới giới thiệu khái niệm “Mindfulness” ở Việt Nam thông qua các hội thảo và khoá tập huấn về tâm lý học, thì tôi đề nghị dùng từ “Minh thức” để dịch từ Mindfulness trong tiếng Anh. Từ Chánh niệm có thể mang nặng dấu ấn Phật giáo, làm cản trở sự phổ biến của phương pháp này.

– Vậy chúng ta sẽ giúp trẻ thực hành sống Minh thức như thế nào, cụ thể là đưa sự Minh thức này vào giảng dạy như thế nào?

– Theo kinh nghiệm của tôi, đầu tiên nên có những hoạt động giúp trẻ chú ý vào những cái “thô” trước như đi, đứng, nằm, ngồi, cử động tay chân, v.v. Chúng ta có thể dùng trò chơi để dạy trẻ con quán thọ, như cho một em học sinh nhắm mắt, ba bốn học viên khác lấy sợi tóc, hoặc lông gà quệt vào chỗ này chỗ kia trên thân thể, và bạn nhắm mắt sẽ đoán là sợi tóc hay lông gà đang chạm vào tay hay chân hay mũi, mắt. Hoặc nhìn hình chụp các cảnh khác nhau rồi xem mình cảm thấy vui buồn như thế nào.Đây là quán thọ, cảm giác và cảm xúc. Ở Mỹ chẳng hạn, giáo viên có thể cho trẻ tiểu học nằm xuống, để gấu bông trên bụng và theo dõi con gấu bông đưa lên đưa xuống theo hơi thở… của mình. Học phương pháp Chánh niệm, cụ thể qua quán “tứ niệm xứ”, gồm thân, thọ, tâm, pháp, bằng trò chơi dễ học dễ nhớ, và giúp trẻ thoát khỏi cái khuôn mẫu là mỗi khi “thiền” là cứ phải kiếm chỗ yên tịnh, nhắm mắt, chéo chân.

Và dĩ nhiên thứ tự quán thân, quán thọ, quán tâm, quán pháp chỉ là phương tiện. Chúng ta có thể đi vào bất cứ cửa nào tuỳ theo cấu tạo và tính cách tâm lý của chúng ta. Một vị thầy còn có thể dùng từng “xứ” như phương pháp đối trị cho từng trẻ với các khó khăn trong hành vi khác nhau.Thật ra bản tính nhận biết của tâm vốn tròn đầy, không trụ hay dính vào đâu, cho nên chia chẻ như “tứ xứ” nói trên chỉ là phương tiện tạm thời.

.

– Ông có thể đơn cử một thí dụ cho thấy Chánh niệm cần cho xã hội của chúng ta hiện nay?

– Tôi về đây ở một thời gian quan sát được một việc như thế này. Tôi thấy mình bớt nhạy bén với môi trường chung quanh mình, giác quan của tôi cùn lụt đi với những tác nhân của thị giác, thính giác và khứu giác. Đối với tôi, không gian sống của người Việt kém trật tự, yên tĩnh, và đẹp đẽ từ trong nhà đến ngoài phố.Chúng ta bị tấn công bởi màu sắc loè loẹt, hình dáng ngổn ngang, mùi vị hôi hám, âm thanh ồn ào.Tất cả những thứ đó tấn công giác quan và làm chúng ta khó chịu.Sự mệt mỏi khiến chúng ta phải lọc những tác nhân này ra khỏi vùng tri giác, mỗi ngày và mọi ngày.

Một hiện tượng khác là khi đi đường tôi hay quan sát khuôn mặt của những người khác. Tôi thấy rất nhiều người đi đường không có sự tự tại. Ai cũng đăm chiêu thậm chí nhăn nhó như đang tư lự, lo toan, hay suy nghĩ điều gì. Người ta sống mải miết chìm đắm trong suy nghĩ hay cảm xúc của mình, nên nhiều khi không để ý đến người chung quanh. Chìm đắm trong tưởng, dù là hoài niệm về quá khứ hay mơ ước về tương lai, đều làm chúng ta đánh mất thực tại và là cửa ngõ vào khổ đau.

Hậu quả của việc mất Chánh niệm là họ sẽ dễ bị thao túng hay bị kích động. Họ bị người khác điều khiển, vì không ý thức về hành vi, lời nói, và ý nghĩ của mình; mà chỉ phản ứng với những hành vi đã bị điều kiện hoá bởi một nền giáo huấn vong thân, hay một hệ thống truyền thông gian trá.

Ngân Hàthực hiện (theo TGTT)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc

    08/12/2014Buổi trực tuyến giữa nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (tổng biên tập VietNamNet) với thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chiều 4.5.2008 diễn ra với nhiều nội dung thú vị. Nhưng điều đọng lại lớn lao nhất, ấn tượng nhất trong người nghe là sự lý giải, gợi mở của thiền sư về hai chữ HẠNH PHÚC của con người...
  • 6 bài học về hạnh phúc đích thực từ Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    10/10/2018Thu HoàiĐã đến lúc bạn cần hiểu những điều cơ bản nhất về hạnh phúc đích thực...
  • Trí thức phải biết thức tỉnh dân chúng

    07/10/2019Hồng Thanh Quang (thực hiện)Tôi thấy người Nhật có một câu rất hay là “nước Nhật trở nên mạnh mẽ bởi nước Nhật có một giới quan chức có liêm sỉ, một giới doanh nhân có dũng khí và một giới trí thức có tiết khí”. Trí thức gồm hai chữ “trí” và “thức”. Trí thức là người hiểu biết và người dùng hiểu biết của mình để thức tỉnh dân chúng...
  • Tại sao Google tìm cầu tuệ giác của Thiền sư Thích Nhất Hạnh?

    30/10/2018Sư cô Tại Nghiêm chuyển ngữTại sao nhiều tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới, trong đó có Google, lại dành sự quan tâm đặc biệt đối với một vị Thiền sư Phật giáo người Việt đã 87 tuổi.
  • Thiền Sư Vạn Hạnh và sứ mệnh lịch sử

    03/02/2018Đào Ngọc PhongThiền Sư Vạn Hạnh ( sinh khoảng năm 937–mất khoảng năm 1018 ) là một tu sĩ Phật giáo từng được sử sách thừa nhận đã giữ vai trò chủ chốt trong cuộc “đảo chánh” êm ả, không đổ máu đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều nhà Lý...
  • Sự thức tỉnh vĩ đại

    05/07/2017TS. Ngô Tự LậpHãy điểm qua toàn bộ lịch sử của nhân loại. Hóa ra nó nghèo nàn hơn chúng ta tưởng rất nhiều...
  • Phan Châu Trinh và sự thức tỉnh dân tộc thế kỷ XX

    03/11/2015Đỗ Hòa HớiVề Phan Châu Trinh, trước đây đã có nhiều người nghiên cứu, nhất là về vai trò, vị trí của ông đối với phong trào cách mạng đầu thế kỷ. Tuy nhiên, do phương pháp, trình độ nhận thức, cững như do hạn chế về tư liệu mà sự đánh giá về ông cũng có nhiều điểm chưa thỏa đáng. Vấn đề Phan Châu Trinh trong điều kiện cho phép hiện nay đặt ra trước các nhà nghiên cứu nhiều khía cạnh mới mẻ. Trong bài viết này tác giả cố gắng tìm hiểu những đóng góp của ông vào sự thức tỉnh dân tộc đầu thế kỷ XX như là một thử nghiệm, một sự lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc...
  • Oprah đàm đạo với thiền sư Thích Nhất Hạnh

    19/03/2014Phù Sa chuyển ngữTrên trang nhà Oprah.com, chúng tôi đọc được lời giới thiệu sau đây của Oprah về Thiền sư Nhất Hạnh, người mà cô được đặc cách phỏng vấn vào tháng 9, 2009 tại Nữu Ước, khi thiền sư tới đó hoằng pháp...
  • Khúc bi tráng thức tỉnh

    19/02/2014Vĩnh QuyềnTrong bối cảnh đen tối của đất nước cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 sĩ phu Việt đã dấy lên một cao trào thức tỉnh “vô tiền khoáng hậu” khi thực hiện một chương trình đào tạo cách tân với mạng lưới trường học “phi chính phủ” thầy ăn cơm nhà lên lớp, trò đi học để làm người nước Nam mới - tân Nam tử - chứ không để làm quan, và với nguồn tài trợ đến từ nhân dân, trong đó chủ lực là doanh nhân trí thức yêu nước...
  • Lợi ích của Thiền

    30/01/2014Đại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên CườngKhi môn đồ của một trong những tôn giáo cổ xưa nhất trên trái đất là Phật giáo Thiền tông muốn đạt tới một trạng thái tinh thần cao hơn, họ thường dùng một kỹ thuật đã có từ hơn 5.000 năm trước để biến đổi các trạng thái của ý thức. Đó là thiền định.
  • Giải mã những bí ẩn của thiền định

    17/05/2010Hồ Trung TúChưa bao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lại được các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đề cập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter các báo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả những khám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởng từ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều mà trước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành.
  • Sự kết nối thơ thiền xưa và nay

    30/01/2009Hoàng Thị Ngọc BíchTrong xã hội hiện đại, con người dường như bị cuốn theo những lo toan, bộn bề của cuộc sống thường nhật. Nhưng không vì lý do đó mà họ đánh mất cảm xúc của mình. Ẩn sâu trong tâm hồn mỗi cá nhân vẫn là "chất nghệ sĩ" mãnh liệt và khi bắt gặp nguồn cảm hứng thì họ có thể làm nên những áng thơ...
  • xem toàn bộ