Sự thức tỉnh vĩ đại

11:50 SA @ Thứ Tư - 05 Tháng Bảy, 2017

Hãy điểm qua toàn bộ lịch sử của nhân loại. Hóa ra nó nghèo nàn hơn chúng ta tưởng rất nhiều...

Hàng triệu năm đã trôi qua kể từ khi những con vượn người nổi tiếng của Darwin bắt đầu tập nói, tập đi bằng hai chân và dấy lên trong bộ não đang ngày một lớn của nó tham vọng trở thành chúa tể thiên nhiên, hàng vạn năm đã trôi qua kể từ khi con người phát minh ra tình yêu, chiến tranh và nghệ thuật.

Thế mà những thay đổi chỉ bắt đầu diễn ra cách đây không quá 10.000 năm, còn những thay đổi lớn - không quá 5-6 ngàn năm. Có nghĩa là hàng triệu năm trước đó gần như để trắng!

Trong bộ sách từng được hàng ngàn trí thức Việt Nam chuyền tay nhau thập niên 1990, Alvin Tofler đã mô tả điều đó bằng cách chia 50.000 năm sau cùng của lịch sử nhân loại thành 800 quãng đời chừng 62 năm một và nhận xét: "Chỉ trong khoảng 70 quãng đời sau cùng mới có thể thông tin từ quãng đời này đến quãng đời khác nhờ chữ viết. Chỉ trong 6 quãng đời sau cùng người ta mới thấy chữ in. Chỉ trong 4 quãng đời sau cùng mới có thể đo chính xác thời gian. Chỉ trong 2 quãng đời sau cùng mới có động cơ điện. Hầu hết hàng hóa chúng ta dùng hàng ngày hiện nay được phát triển trong quãng đời thứ 800 chưa kết thúc".


Hubert Reeves, Yves Coppens, Joel de Rosnay và Dominique Simonnet.

.

Bạn thử đặt câu hỏi, vì sao khoảng trống trong lịch sử kéo dài đến vậy? Phải chăng là do hạn chế về mặt sinh học, hay cụ thể hơn, của bộ não người trong quá khứ?

Nhưng vấn đề chưa dừng ở chỗ đó. Xem xét kỹ hơn quãng thời gian gần đây nhất của lịch sử ta thấy phương Đông đạt tới trình độ văn minh đáng kinh ngạc cách đây khoảng 5-6 ngàn năm nhưng sau đó đã giậm chân tại chỗ và chỉ mới lại sực tỉnh vào những năm cuối cùng của thế kỷ XX.

Trong khi đó lịch sử phương Tây cổ đại bắt đầu muộn hơn nhiều, 3000-4000 năm trước, nhưng đã tiến bộ vượt bậc và bỏ xa các nước phương Đông, đặc biệt là trong khoảng 4-5 thế kỷ gần đây. Bạn giải thích ra sao về điều đó?

Trước hết, chúng ta phải loại bỏ những lý do sinh học vì những nghiên cứu khoa học cho thấy từ khoảng vài vạn năm trở lại đây con người thực tế không có biến đổi gì đáng kể về sinh học.

Những công trình kiến trúc, những tác phẩm triết học cổ chứng minh rằng trình độ tư duy trừu tượng của con người cách đây 5-6 ngàn năm đã rất cao và thậm chí trong nhiều trường hợp còn vượt qua cả hiểu biết của khoa học hiện đại. Hơn nữa, lập luận đó cũng không thể giải thích sự thăng trầm của văn minh phương Đông và phương Tây mà ta vừa nói ở trên.

Vậy gốc rễ của vấn đề nằm ở đâu? Theo chúng tôi, sự trưởng thành và sau đó là sự phát triển của xã hội loài người gắn liền, hay nói đúng hơn là phụ thuộc vào mức độ thức tỉnh của con người đối với quyền tư hữu, một sự thức tỉnh đầy tính ích kỷ và mâu thuẫn.

Theo lối suy nghĩ dựa trên hệ thống quan niệm lưỡng phân chúng ta thường cho rằng công hữu được sinh ra như là một cái gì đó trái ngược hoặc là cái cân bằng của tư hữu.

Thực ra, công hữu, với tư cách là hình thức quan hệ phổ biến giữa con người và vật chất, đã ra đời trước, mặc dù công hữu và tư hữu, hoặc là mầm mống của chúng, đã tồn tại song song trong đời sống bộ lạc nguyên thủy, và trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại sau đó, với vai trò chủ đạo khi thuộc hình thức này khi thuộc về hình thức kia.

Trong đời sống bộ lạc nguyên thủy mọi thứ đều là của chung, kể cả quan hệ giới tính, nhưng con người cũng đã có quyền tư hữu đối với một vài vật dụng như đồ trang sức hay một vài con thú nhỏ nào đó.

Trong một xã hội cào bằng một cách ngây thơ và đơn giản như xã hội công xã nguyên thủy, thật khó tìm thấy một kích thích mang tính xã hội nào. Dĩ nhiên, ngay từ khi đó, những nhu cầu tự nhiên đã đòi hỏi cải tiến những công cụ thô sơ để đảm bảo cho đời sống cộng đồng.

Nhưng mọi người đều có quyền như nhau thì cũng có nghĩa là thiếu-nghĩa-vụ như nhau, ít nhất về việc cải tiến công cụ. Việc cải tiến công cụ, vì thế, nói chung được tiến hành do công sức của rất nhiều thế hệ và không thể diễn ra nhanh chóng. Trên thực tế chúng ta thấy rằng thời kỳ công xã nguyên thủy kéo dài trong hàng chục vạn năm.

Ý thức về tư hữu xuất hiện đã trở thành tác nhân kích thích mang tính xã hội lớn lao đối với sự phát triển. "Sự thức tỉnh vĩ đại" - Chúng tôi không tìm thấy từ nào thích hợp hơn để diễn tả một cột mốc quan trọng bậc nhất ấy trong lịch sử nhận thức của nhân loại.

Diễn ra cách đây vào khoảng 5-10 ngàn năm tùy thuộc vào khu vực trên thế giới, sự thức tỉnh ấy lập tức khiến cho xã hội thay đổi đến mức không còn nhận ra nổi. Nhưng điều đó đã diễn ra như thế nào?

Đầu tiên là vua chúa - thực ra là những thủ lĩnh bộ lạc - rồi đến một số thành viên nhận ra và có khả năng thu lợi cho cá nhân. Họ bắt đầu khai thác rồi dần dần có ý thức duy trì và tăng cường khả năng ấy. Chắc chắn ban đầu những hành động đó bị những thành viên khác chống lại, nhưng giống như một thứ dịch bệnh, nó lan truyền và không ngừng tàn phá cái thân thể đã già nua hàng vạn năm của chế độ công xã nguyên thủy.

.

Bây giờ thì tất cả mọi thành viên của xã hội đều đã nằm trong vòng ảnh hưởng của đòn bẩy kích thích kinh tế. Một số người giàu lên nhanh chóng nhờ tài năng, nhờ may mắn hoặc những thủ đoạn.

Ngoài việc cải tiến công cụ, họ bắt đầu tìm cách thay đổi cách tổ chức sản xuất để làm ra nhiều của cải hơn và thu lợi nhiều hơn. Sức lao động của tù binh trở nên quý giá và những cuộc chiến tranh đã nổ ra không chỉ nhằm tranh cướp của cải mà còn nhằm bắt thêm tù binh.

Sau cùng người ta nghĩ ra cách thuê lao động để tổ chức kinh doanh kiếm lời. Thế là lần đầu tiên không chỉ có vua chúa mà cả thường dân cũng có thể bóc lột người khác. Xã hội đã bị phân chia thành các giai cấp. Đó là một quá trình giản lược, thậm chí quá giản lược về những gì đã diễn ra mà chúng ta không thể biết chi tiết. Tuy nhiên, một quá trình có nhiều nét giống như thế có thể được quan sát thấy ở Liên Xô cũ và các nước XHCN Đông Âu sau khi khối này sụp đổ.

Việc phân chia xã hội thành giai cấp càng thúc đẩy hơn nữa các nhân tố kích thích kinh tế. Vì mục đích bóc lột, họ càng ra sức cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện quá trình sản xuất và quản lý sản xuất... Bắt đầu một quá trình gia tốc về phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, những gì chúng ta đã được chứng kiến trong vòng vài ngàn năm ngắn ngủi gần đây.

Tuy nhiên, như chúng tôi đã đề cập trên đây, sự thức tỉnh đã diễn ra không đồng thời ở mọi nơi trên thế giới và với mức độ triệt để cũng không giống nhau.

Ở phương Đông sự thức tỉnh diễn ra sớm hơn, có lẽ khoảng 6.000 năm trước hoặc trước nữa. Điều này đã cho phép xã hội phương Đông đạt được những thành tựu vượt bậc so với phương Tây. Tuy nhiên, do sự thức tỉnh ở khu vực này mang tính chất nửa vời, biểu hiện ở sự duy trì công hữu về ruộng đất, thứ tư liệu sản xuất quan trọng nhất, cho đến tận thế kỷ XIX, vì thế phương Đông đã không thể đi nhanh được. Ngược lại, sự thức tỉnh diễn ra ở phương Tây muộn hơn nhiều, nhưng lại triệt để hơn.

Ở phương Tây ngay từ thời cổ đại ruộng đất đã dựa trên cơ sở tư hữu. Sở hữu tư nhân về ruộng đất đã thúc đẩy việc tăng năng suất, cải tiến công cụ, đẩy mạnh sự phân công lao động, và từ đó là trao đổi, thương mại. Tất cả những điều đó cuối cùng làm phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc và thúc đẩy sự ra đời của CNTB. Vì thế phương Tây đã đi nhanh hơn và cục diện thế giới từ vài thế kỷ trở lại đây nghiêng hẳn về phương Tây.

Tuy vậy, trong thế kỷ XX đã xuất hiện những nhân tố mới. Phương Đông, khởi đầu là Nhật Bản, bắt đầu nhận thấy thiếu sót trong nhận thức của mình. Và lần thức tỉnh thứ hai này đã đem lại cho châu Á một làn sóng thứ hai của sự phát triển.

Nói như thế, có cảm tưởng rằng chúng tôi ca tụng thái quá hoặc một chiều vai trò của tư hữu đối với nhân loại? Không, hoàn toàn không có gì như thế cả. Có điều, cũng giống như Adam Smith khuyên chúng ta khi ăn chiếc bánh mì ngon hãy biết ơn sự ích kỷ của ông thợ bánh, đây là một trong những paradox lớn của nhân loại.

Chẳng cần nhắc lại những gì xấu xa mà chế độ tư hữu đã đem tới - việc này Marx đã thực một cách tuyệt vời. Gần như đồng thời với sự ra đời của nền kinh tế tự do, con người nhận ra mặt trái của nó.

Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa, những mặt tiêu cực càng bộc lộ trầm trọng hơn: khủng hoảng, lãng phí, nạn thất nghiệp... Thế nhưng cũng chính Marx đã nói rằng chúng ta cũng không thể phủ nhận công lao của nó. Một câu hỏi đặt ra và làm đau đầu những người lãnh đạo quốc gia từ hàng ngàn năm nay là làm thế nào để hạn chế những mặt tiêu cực của nó?


TS. Ngô Tự Lập sinh năm 1962 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Hàng hải (Liên Xô, 1986), ông làm thuyển trưởng một tàu đổ bộ trước khi chuyển về Tòa án Quân sự Trung ương và học Đại học Luật Hà Nội.

Ông nhận bằng thạc sĩ văn chương tại École Normale Superieure de Fontenay/St. Cloud (Pháp, 1996) và tiến sĩ ngôn ngữ và văn chương Anh tại Illinois State University (Hoa Kỳ, 2006). Bắt đầu sáng tác năm 1989, Ngô Tự Lập làm thơ, viết truyện ngắn, tiểu luận, sáng tác ca khúc và cũng là một dịch giả tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh.

Ông là tác giả và dịch giả của khoảng 20 đầu sách. Tác phẩm của Ngô Tự Lập được dịch và công bố tại nhiều nước như Hoa Kỳ, Bỉ, Pháp, Ấn Độ, Thụy Điển, Canada, Trung Quốc, Thái Lan, CH Séc... Tập thơ song ngữ Anh-Việt của Ngô Tự Lập, "Black Stars" (Milkweed, USA, 2013), do Martha Collins và tác giả dịch, được đề cử giải PEN 2014 cho hạng mục thơ dịch (Poetry in Translation).

Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và hiện nay là Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ.


LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đặt lại vấn đề nguồn gốc dân tộc và văn minh Việt Nam

    06/02/2016Nguyễn Văn TuấnHỏi một người Việt bình thường về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, câu trả lời mà người ta thường nghe là tổ tiên của chúng ta xuất phát từ Trung Quốc. Ngay cả người có kiến thức rộng, có quan tâm đến dân tộc và văn hóa Việt cũng có những ý kiến tương tự. Đào Duy Anh, trong Việt Nam Văn hóa Sử cương; và Trần Trọng Kim, trong Việt Nam sử lược, cũng từng cho rằng người Việt có nguồn gốc hoặc từ Trung Quốc hay từ Tây Tạng...
  • Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?

    26/07/2006Đỗ Kiên CườngChâu Hồng Lĩnh, chuyên viên tin học tại Boston có bài viết: “Tri thức thúc đẩy quá trình tiến hóa?” với nhiều nhận định gây tranh cãi về thuyết tiến hóa, một trong những thành tựut rí tuệ sáng chói nhất của nhân loại. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin góp đôi lời bàn luận với tác giả, mong nhận được ý kiến của bạn đọc xa gần...
  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Biểu đồ tiến hóa của nhân loại sẽ như thế nào?

    24/10/2019Hồng Sơn (tổng hợp)Sự biến đổi của con người trong tương lai cũng là một đề tài được các nhà tương lai học tập trung nghiên cứu và đánh giá. Tất nhiên về mức độ chính xác của những dự đoán này thì con cháu nhiều đời sau này của chúng ta mới có thể kiểm chứng.
  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Những quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc

    28/05/2017Gustave Le BonCuốn sách “Những quy luật tâm lý về sự tiến hóa của các dân tộc”, hay đúng hơn có thể gọi tắt là Tâm lý học các dân tộc, hẳn là cuốn sách gây nhiều chỉ trích nhất, gây nhiều chống đối và bất bình nhất trong mọi cuốn sách của Le Bon, và đó là một trong những lý do mãi đến hôm nay, sách mới ra đời...
  • Thế nào là một dân tộc văn minh?

    11/05/2017Cao Huy Thuần“ Thế nào là một dân tộc văn minh?”, muốn trả lời câu hỏi ấy phải trả lời câu hỏi: “Thế nào là văn minh? Văn minh là gì?”. Mỗi vấn đề định nghĩa này thôi, bao nhiêu là phức tạp. Có ai đồng ý với ai đâu? Mỗi tác giả lớn có một giải đáp riêng, lắm khi trái ngược từ căn bản.
  • GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là... không văn hóa!

    05/07/2016Hoàng Hạnh (thực hiện)Người ta thường hay nói, một nửa cái bánh mỳ vẫn là cái bánh mỳ, còn một nửa sự thật có khi là sự giả dối,. “Một nửa văn minh” ở đây chắc là cái gì đó còn tệ hại hơn. Đó là thói ích kỷ, vô trách nhiệm, thiếu văn hóa. – GS Chu Hảo thẳng thắn.
  • Học từ “văn minh hóa” của người Nhật

    26/06/2016Vu GiaLãnh đạo các phong trào Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đều đánh giá cao sự nghiệp “văn minh hóa” của Nhật Bản, coi đó là tấm gương cho Việt Nam trong sự nghiệp khai dân trí, chấn dân khí, hướng tới cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc...
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Quá trình tiến hóa của con người đã kết thúc?

    07/04/2016Vinh ThuTiến hóa có nghĩa những thay đổi theo thời gian. Đó là định nghĩa ý nghĩa rất rộng, song có lẽ mọi người phản đối khái niệm như vậy. Vì thế đáp án cho câu hỏi, liệu chúng ta có tiếp tục tiến hóa, sẽ có nội dung: Chắc chắn tiếp tục. Vả lại trong mỗi thế hệ kế tục đều xuất hiện không ít biến đổi di truyền mới...
  • Khai phá văn minh là nhiệm vụ của tầng lớp trí thức

    16/02/2016Yukichi Fukuzawa (1834-1901)Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện. Có như vậy mới mong thành công.
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Có phải văn hóa xây nên được tháp văn minh?

    07/08/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi nghe thấy không ít học giả hay bình luận: ở Nước ta có nhiều người bị gọi là 'trọc phú' 'thừa văn minh nhưng thiếu văn hoá' !' . Hẳn họ có ý mặc nhiên: Văn hoá cao hơn Văn minh! Còn tôi cho rằng : Văn hoá là nền, Văn minh là đỉnh! Văn hoá tuyệt vời mới tạo nên đỉnh cao đẹp...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Vì hạnh phúc Người Việt: Cần cam kết một “khế ước văn minh”

    08/06/2014Võ Thị HảoSau một phần tư thế kỷ thực hiện chủ trương Đổi mới, thực hiện mở cửa, thể chế quản lý xã hội và sự đa phương hóa của chúng ta đã được cải thiện. Sự thay đổi này cũng có thể đánh giá như một hành vi khai sáng ban đầu được áp dụng ở tầm quốc gia...
  • Sự tiến hóa của ý thức

    29/08/2009M. Scott PeckCon người thường không nhận thức về tôn giáo hoặc thế giới quan của mình, và trong tiến trình trưởng thành về mặt tôn giáo của mình người ta cần phải nhận thức những giả định và những khuynh hướng thiên lệch của mình. Nhờ chú ý lắng nghe và quan tâm yêu thương chúng ta nhận thức được nhiều hơn về người mình yêu và về thế giới.
  • Con người, kết quả của một tiến hóa

    18/08/2009Hoành SơnCon người không chỉ là động vật giữa muôn ngàn động vật khác. Bởi vì những động vật khác chỉ cần sống như con vật mà thôi, chứ con người thì còn phải sống sao cho ra người nữa. Mà để sống cho ra người thì phải có văn hóa. Để có văn hóa, nhờ đó sống cho ra người, người ta lại phải sống thành xã hội, bởi lẽ chỉ có văn hóa và phát triển văn hóa giữa lòng một xã hội. Vậy văn hóa là gì, xã hội là gì, và hai đằng liên quan với nhau ra sao? Để đi sâu vào những vấn đề ấy, không thể không chất vấn chính con người, con người trong bản chất của nó, cả về mặt cá nhân lẫn tập thể.
  • Tiến hóa của tiến hóa

    13/05/2009Đỗ Kiên Cường dịch từ Time, 1-1998Được xem là có ảnh hưởng lớn nhất tới tư duy hiện đại, khoảng một thập kỷ qua, lý thuyết tiến hóa đã tìm ra một khám phá gây chấn động: nó bước đầu mở được cái hộp vốn đóng kín là bộ não của chính chúng ta. Giới Darwin học đang viết những trang bản thảo đầu tiên về một trong những bí ẩn lớn nhất tự nhiên: bản chất của con người...
  • Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến hóa giữa con người và tự nhiên

    22/07/2007Nguyễn Đình HòaHiện nay, khi mà vấn đề môi trường sốngđã trở thành một vấnđề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệtđối hoá yêu cầubảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặclà chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế đều không đáp ứngđược nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi phát triển bền vững, trongđó bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quyluật...
  • Trưng bày về tiến hóa của Robot

    31/08/2006Trưng bày trên đây không chủ định đưa ra rốt ráo mọi tiến trình. Mục tiêu của trưng bày chỉ là ghi nhận các cột mốc trên con đường dài tự động hóa của robot. Sợi chỉ dẫn lỗi nối các mốc thời gian khác nhau cho ta thấy mục tiêu tối hậu của những nghiên cứu hiện nay, triển khai một cái máy, không nhất thiết giống người, thích nghi với một môi trường bấp bênh, có thể giúp cho nghiên cứu và phát triển. Một mục tiêu còn xa mới đạt...
  • Sự tiến hóa theo Gould

    16/06/2006Đặng Xuân Lạng (lược thuật)Cá tính sáng láng, thường hay tranh luận, Stephen Jay Gould là một gương mặt lớn trong các khoa học về sự tiến hoá. Đặc biệt ông đã góp phần làm cho các nhà tiên hoá luận cổ điển và các chuyên gia về phát triển xích lại gần nhau. Đôi khi không trọng truyền thống, các ý kiên của ông về thời gian ngắn và thời gian sâu, về điều ngẫu nhiên và những cưỡng bức, vẫn còn tiếp tục gây cảm hứng cho các nhà nghiên cứu...
  • xem toàn bộ