Tiếng Hà Nội hay nên... hiếm

03:07 CH @ Thứ Sáu - 12 Tháng Ba, 2010

Có nhà văn nữ viết trong một truyện ngắn của mình thế này: "Người Hà Nội phát âm âm xát nhẹ như tiếng gió thổi qua chiếc lá mỏng tang". Tuy nhiên, dường như tiếng Hà Nội lịch lãm đang rơi vào quy luật muôn đời: Hay nên... hiếm.

Nhẹ như gió thổi

Nói “nhẹ như gió thổi” là niềm tự hào của người Hà Nội. Tất cả những âm “nặng” dường như đều bị người Hà Nội bỏ qua. Âm xát s thành x, âm uốn lưỡi tr thành ch, r thành d và không có âm rung r - khác biệt lớn nhất trong ngữ âm Hà Nội.

Tiếng Hà Nội đã trở nên quen thuộc với trên 80 triệu dân. Sau khi đất nước thống nhất, giọng nói Hà Nội càng có điều kiện lan tỏa ảnh hưởng ra mọi miền Tổ quốc. Qua các buổi phát thanh và phát hình, cả nước đâu đâu cũng âm vang giọng nói của người Hà Nội. Có lẽ vì thế vấn đề hệ thống âm chuẩn (chính âm) của tiếng Việt đã được đưa ra bàn thảo nhiều lần, nhưng chưa ngã ngũ.

Nói “nhẹ như gió thổi” là niềm tự hào của người Hà Nội.

Có người đã hô hào, cần phải tạo ra một “cuộc vận động” nói tiếng Hà Nội! Có người đề xuất chọn giọng nói của Hà Nội làm hệ thống ngữ âm chuẩn mực. Lại có người đề nghị “một giải pháp quá độ” là chọn tiếng Hà Nội làm mẫu hình phát âm chung cho học sinh các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế trở ra Bắc (từ Huế trở vào chọn tiếng Sài Gòn). Bằng chứng là, những người miền Trung ra Bắc lập nghiệp và sinh sống, sau một thời gian dài, giọng nói của họ đã dần biến đổi, nói pha phương ngữ Bắc một cách không ý thức và có khả năng “nhập hệ” ngữ âm Hà Nội.

Theo TS Chu thị Thanh Tâm (ĐH Ngoại ngữ), đã có một nghiên cứu từ 250 SV ngoại tỉnh học năm thứ nhất về tiếng Hà Nội. Tỉ lệ thích/ không thích/ vừa thích vừa không thích gần tương đương nhau. Đáng lưu ý, hầu hết ý kiến không thích tiếng Hà Nội lại khẳng định tiếng Hà Nội chuẩn, thanh thoát, dễ nghe, hơi điệu nhưng hay và lịch sự. Như vậy, hầu hết đều công nhận tiếng Hà Nội hay, nhưng có học tiếng Hà Nội hay không thì đó lại là chuyện khác, thuộc về tâm lý, tính cách và chiều sâu văn hóa mỗi người.

Tìm ở đâu bây giờ?

Tuy nhiên, có một thực tế là theo PGS Tất Thắng, Hội Sân khấu Hà Nội, “bây giờ, người Hà Nội pha tạp đến mức không thể xác định họ là người ở đâu nữa. Nếu xác định đó là người Hà Nội gốc thì rõ ràng, con người Hà Nội gốc ấy, thật khó kiếm tìm. Người Hà Nội gốc chỉ cần nghe tiếng nói cũng biết và nhìn chung không nói tục. Trong các gia đình có truyền thống gia giáo, nói tục được coi là con nhà mất dạy. Thí dụ, để diễn đạt ý phủ định, người Hà Nội gốc ngay cả từ "không" cũng ít dùng. Còn từ "đếch" hoặc tục hơn nữa thì tuyệt đối không nói, bất luận trong trường hợp nào.


Tuy nhiên, hiện giờ người Hà Nội pha tạp đến mức không thể xác định họ là người ở đâu nữa.

Có thể thấy ở đường phố Hà Nội ngày nay xuất hiện không ít các từ "lở mày lở mặt", "Ba Vi có con bo vang"… Bên cạnh đó còn có những hiện tượng bất thường trong sử dụng ngôn ngữ. “Khái niệm” như "lũ thừa cơm thiếu muối", "phe đầu keo", "phe tóc ép"…, biến thể sai chính tả như: "oánh giá". Nói giảm, nói tránh như: "màn hình phẳng", "phê lòi mắt", hay "tĩ tã"...

Con gái Hà Nội gốc kiêng kỵ nói tục, mà nếu trót lỡ lời thì xấu hổ đến đỏ mặt. Còn ngày nay, các cô xinh đẹp nói tục đến nỗi, người nghe thì ngượng chứ “các nàng” thì không (dĩ nhiên, đây là các cô gái “phố” chứ dân phố cổ gốc ít có người nói tục như vậy).

Trong tiến trình đô thị hóa, người các địa phương đang sống áp đảo ở Hà Nội. Vậy, tiếng Hà Nội gốc đang được bảo lưu ở không gian địa lý nào? Theo TS Vũ Kim Bảng (Viện Ngôn ngữ học), câu trả lời là khu vực 36 phố phường. Rộng hơn là vùng đất được ba con sông bao bọc: sông Hồng, Tô Lịch, Kim Ngưu – lũy thành tự nhiên bảo vệ Thăng Long từ thời Lý Thái Tổ dời đô. Còn khu vực ngoại thành ổn định nhất sau mọi biến thiên của lịch sử là hai huyện Thanh Trì, Từ Liêm.

Nhà văn Tô Hoài giải thích đơn giản hơn: “Không nên xem ngang nhau tiếng bờ hồ Hoàn Kiếm hoặc chợ Đồng Xuân với tiếng vùng ngoại ô. Bởi nguồn gốc hình thành và tạo nên tiếng nói, giọng nói hai vùng này hoàn toàn khác nhau”. Và nhà văn coi tiếng bờ hồ Hoàn Kiếm là tiếng Hà Nội và tiếng ngoại ô là tiếng... các làng.

Có học giả chia tiếng Hà Nội làm 4 thời kỳ. Thăng Long thời Bắc thuộc, từ Lý Thái Tổ tới trước 1873 dùng chữ Hán, mà nói như GS Hoàng Tuệ thì “không còn là ngoại lai mà đã thành cổ truyền của dân mình rồi”. Từ 1873 - 1954, Hà Nội chịu ảnh hưởng của chính sách “Pháp hóa” và muốn đạt mục đích, người Pháp phải “phi Hán hóa” tới tận gốc rễ. Thế là ra đời chuyện gọi chồng là cậu, gọi vợ là mợ, gọi ba, mẹ theo cách của người Pháp. Giai đoạn 1954 - 1975, tiếng Hà Nội mất đi các từ con sen, thằng xe, cao lâu, cô đầu… và các từ cò, cẩm, thông ngôn, ký lục, cu li… được thay bằng công an, cảnh sát, phiên dịch, thư ký, công nhân. Và giờ đây, khi có sự tiếp xúc, giao lưu giữa các cộng đồng nói năng, bắt đầu xuất hiện các từ hết xảy, cặp bồ, cù lần, cha nội, dễ sợ, hết chịu nổi…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Hà Nội, di sản nghìn năm và tốc độ của đời sống hiện đại

    09/02/2015Nguyễn Trương QuýBắt đầu câu chuyện về Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến kho "di sản gạch ngói" hay là những thứ "văn vật", thời thượng hơn thì dùng từ "văn hoá vật thể" để chỉ những cấu trúc xây dựng của đô thị, trong đó chủ đề phố cổ luôn nóng hổi và dù nghe đã nhàm tai, đã biết quá rõ những gì gọi là đẹp đẽ, những gì trầm kha của một khu phố luôn được nhắc đến hằng đầu trong những nghị quyết về văn hoá xã hội thủ đô hay những hội thảo chuyên đề về Hà Nội, nhưng hình như vẫn chưa ra được đáp số.
  • Một trường học yêu nước đầu tiên ở Hà Nội

    10/09/2013Nguyễn Vinh PhúcTừ giữa năm 1906 dân phố Hàng Đào thấy các nhà nho có tên tuổi như phó bảng Hoàng Tăng Bí, cử nhân Dương Bá Trạc, tú tài Lê Đại, huấn đạo Nguyễn Quyền... thường xuyên lui tới nhà cụ cử Lương Văn Can ở số nhà 4. Lại có cả các vị thanh niên Tây học danh tiếng như Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn, Bùi Đình Tá... cũng có mặt. Chẳng biết họ bàn việc gì song ai nấy đều đoán là liên quan đến "quốc sự" rồi.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Hà Nội phố, Hà Nội quê

    10/10/2009Trần TuấnBa mươi mấy năm rồi, Hà Nội với tôi chỉ còn là những chuyến đi, về. Bởi chừng ấy tháng năm, giã từ tuổi thơ bắt ve trèo sấu, giã từ tuổi niên thiếu bắt đầu chớm biết xao lòng buổi cắp cặp đi học ở ngõ Quỳnh, tôi về phố biển miền Trung...
  • Hàng quà ở Hà Nội ngày xưa

    29/07/2009Văn NgọcMỗi lần nhớ lại những hàng quà ngày xưa ở Hà Nội, là tôi lại nhớ lại cả một quãng đời thơ ấu. Nhớ lại những tiếng rao, tiếng động phố phường, mới ngày nào còn gần gũi ... Những tiếng xe cộ lúc sớm mai trên đường phố, những tiếng rao quà trong trưa nắng, những tiếng hát của người xẩm loà lúc phố xá lên đèn, tất cả những âm thanh đó, những hình ảnh đó, đã ghi khắc vào tâm hồn tôi.
  • Phố cổ Hà Nội

    13/07/2009Nguyễn Văn VĩnhBài viết này được trích từ cuốn Lịch sử, sự thật và sử học (Tạp chí Xưa&Nay, Nhà xuất bản Trẻ, 12/1999) tập hợp một số bài viết trên tạp chí Xưa&Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bài viết nguyên bằng tiếng Pháp đăng trên tờ Annam Nouveau số 140 ngày 2/6/1932 của nhà báo-chủ bút Nguyễn Văn Vĩnh, đã được một bạn đọc dịch và gửi đến tòa soạn Xưa&Nay, góp phần giải thích về việc tìm hiểu khái niệm "Ba mươi sáu phố phường".
  • Văn hóa Tràng An trong chuyện đặt tên đường phố

    10/02/2009Đoan Trang2008 là một năm chính quyền thủ đô nhiều lần được báo chí nhắc tới để phê phán: Từ việc mở rộng gây tranh cãi, sự lúng túng trong đối phó với trận lụt lịch sử, dự định xây TTTM ở chợ 19/12, tới vụ để sứt mẻ thương hiệu "Tràng An" khi người dân vặt hoa ở lễ hội v.v. Dù vậy, trong chuyện đặt tên đường phố, thì Hà thành có một nét văn hóa đáng ca ngợi, ít nhất cũng đáng để các nơi khác tham khảo.
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Hà Nội ơi!

    25/03/2008Trung Trung ĐỉnhHà Nội ơi, khi nào người được sống bình an thanh lịch như ngàn năm văn hiến, đã từng có nhiều lúc nhiều thời sang trọng nhất trong thiên hạ...
  • Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

    08/02/2006Nguyễn Vinh PhúcKhông kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • xem toàn bộ