Hà Nội nơi mở cửa những đổi mới văn hoá

10:01 CH @ Thứ Tư - 08 Tháng Hai, 2006

Không kể chuyện xa xưa, khi ở đây từng diễn ra sự tiếp xúc và cải biến văn hoá Ấn Độ - Trung Hoa, mà chỉ kể chuyện 100 năm trở lại đây, việc hội nhập rồi phát triển cùng văn hoá thế giới cũng đủ nói lên Hà Nội là nơi mở đầu những đổi mới trong đời sống văn hoá.

Cuối thế kỷ XIX, văn hoá phương Tây đến đây, ở lại đây hoà nhập vào đời sống cư dân đang thị dân hoá, đã xuất hiện nhiều tầng lớp mới với những ý thức và nhu cầu mới. Về sinh hoạt, người Hà Nội đi đầu trong thay đổi trang phục, phục sức. Cùng với việc bỏ cây bút lông và mực tàu giấy bản, cầm cây bút sắt và viết trên giấy tây là trang phục, phục sức Tây phương được chấp nhận. Rằng không nhuộm đen nữa, đàn ông bỏ khăn xếp, áo dài, bỏ giày hạ, đội mũ phớt, mặc com-plê, đi giày đơculơ, nữ giới thì bỏ khăn, vấn tóc trần, bỏ áo mớ ba mớ bảy, mặc áo tân thời, bỏ hài cánh phượng, đi giày mang cá. Hà Nội là nơi khai sinh một thể loại văn chương mới: báo chí, những tờ báo đầu tiên ở Hà Nội - cũng là ở toàn Bắc Kỳ và Trung Kỳ - như Đại Việt quân báo(1905), Đăngcổ tùng báo(1907), Đông Dương Tạp chí (1913)... với những cây bút mà sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng: Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Tản Đà...Cũng phải kể đến những tác phẩm của trường Đông kinh nghĩa thục, một trường dạy lòng yêu nước. Bên cạnh các sách dạy chính trị, lịch Sử… có những sáng tác như “Chiêu hồn nước”, “Mơ tổ mắng”, “Đề tỉnh quốc dân ca”… của Nguyễn Phan Lãng, Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu… chưađổi mới về nghệ thuật nhưng nội dung thì hoàn toàn mới: chống tư tưởng phong kiến, thức tỉnh lòng yêu nước, kêu gọi mọi người bỏ lối học chỉ nhằm ra làm quan mà hướng vềthực nghiệp, mở mang công thương để tiến tới tự lập, tự cường. Nối sang thập kỷ thứ 2, văn xuôi mới phát triển mạnh, nhiều tiểu thuyết viết theo kỹ thuật mới ra đời như của Phạm Duy Tốn, Đặng Trần Phất, Hoàng Ngọc Phách... với những tác phẩm mở đầu cho những dòng hiện thựcphê phán và lãng mạn sau này. Về thơ ca, mấy đại thụ đầu thế kỷ XX là Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Tương Phố... Một số bài của Tản Đà coi như mở đầu cho Thơ mới. Và như mọi người đã biết, chỉ cần 10 năm, thơ Việt đã tiếp thu và đi trọn chặng đường hai thế kỷ của thơ Pháp với đủ mọi trường phái: cổ điển, lãng mạn, tượng trưng, trừu tượng, siêu thực… làm thành phong trào Thơ mới, một cuộc cách mạng thi ca lớn từ trước tới nay của cả nước ta. Và cái nôi hình thành phong trào này là những trang báo, trang sách ra đời ở Hà Nội với những thi sĩ sinh trưởng ở Hà Nội: Nguyễn Nhược Pháp, Phạm Huy Thông... hoặc từ nhiều nơi tụ hội về Hà Nội làm mưa làm gió trên thi đàn như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Vũ Hoàng Chương, Nguyên Bính...

Cho tới tận cuối thế kỷ XIX ở Hà Nội vẫn chỉ có chèo, tuồng, nơi diễn là các sân đình hoặc các cầu chợ... Sang đầu thế kỷ XX, một số người yêu nghệ thuật đã theo khuôn mâu rạp hát Tây xây rạp cho tuồng, chèo. Có rạp tức là có sân khấu, có phông màn vẽ cảnh thực: triều đình, sông hồ, rừng núi.. đế tăng thêm tính hấp dẫn. Tới thập kỷ thứ 2, chèo được cải tiến với Nguyễn Đình Nghị gọi là chèo cải lương. Sau đó là "Cải lương Nam Kỳ" tràn ra Bắc. Người Hà Nội cũng rất hoan nghênh, cũng học theo, thành lập những ban hát riêng hát cải lương theo giọng Bắc. Cũng bắt đầu từ thập kỷ thứ 2 này, người Hà Nội còn sáng tạo ra một loại hình sân khấu mới: kịch nói.Mới đầu là diễn những vở kịch dịch từ kịch Pháp, sau là tự soạn các vở phản ánh đời sống đô thị. Vở mở đầu cho kịch nói Hà Nội và cả Việt Nam là "Chén thuốc độc" của Vũ Đình Long lần đầu công diễn tháng 11/1921.Cùng thời với kịch nói, năm 1924 ra đời phim Kim Vân Kiều, quay ở vùng Bưởi, diễn viên là các đào kép của các rạp tuồng. Về kiến trúc, ngay từ cuối thế kỷ XIXI khi thực dân phá huỷ các làng cô, mở ra phố mới ven hồ Gươm thì loại hình "nhà ống" bị chối bỏ. Kiến trúc phương Tây được chấp nhận. Tại dãy phố Hàng Khay, nhà hai ba tầng mọc lên. Điều thú vị là ngôi nhà số hiện nay ở trên nóc mặt tiền còn đắp mỗi con số 1886là ghi lại năm xây dựng. Về mỹ thuật, trường Cao đẳng mỹ thuật Đông Dương ra đời năm 1925 - mà hai người sáng lập thì một là hoạ sĩ Pháp Victor Tardieu và một là hoạ sĩ Hà Nội: Nam Sơn. Trường này đã tạo ra một đội ngũ nghệ sĩ ban đầu sáng tác theo kỹ thuật và phong cách phương Tây, sau đã dân tộc hóa, phát triển thành những dòng tranh lụa, tranh sơn mài... hoà nhập được vào mỹ cảm chung của thế giới. Chính Nam Sơn từ năm 1930 đã từng có tranh được đưa vào Bảo tàng quốc gia Pháp như bức "Chợ gạo bên sông Hồng" và năm 1932, ông lại được Huy chương Bạc với bức "Chân dung mẹ tôi" tại triển lãm hội hoạ Paris, chất liệu Tây phương những đề tài Hà Nội và phong cách Việt. Từ đấy 15 khoá tiếp tục đã đào tạo lần lượt các hoạ sĩ tài danh Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Đỗ Cung, Trần Văn Cẩn... đã làm vẻ vang cho nền mỹ thuật Hà Nội. Tới nay, Hà Nội là một cái nôi mỹ thuật lớn với đủ loại tranh tượng, chất liệu và phong cách rất đa dạng, được bạn bè năm châu đón nhận.

Âm nhạc chậm hơn một chút, bên cạnh nhạc năm cung từ thập kỷ thứ 3, thanh niên Hà Nội học ký âm bảy nốt, hát bài hát Pháp rồi soạn ra bài hát tiếng Việt theo âm giai Tây phương, nayta gọi là tân nhạc. Phải kể đến những người đi đầu như Lê Thương, Văn Chung, Thẩm Oánh, rồi Đặng Thế Phong, Doãn Mẫn... đều dựng nghiệp từ Hà Nội, gây niềm tin cho các bậc tài danh sau như Văn Cao... Tất nhiên không thể không nhắc tới tên tuổi một nhạc sĩ - ca sĩ xứ Huế có vai trò cổ xuý cho tân nhạc Nguyễn Văn Tuyên, năm 1938 đã đi suốt từ Sài Gòn ra Hà Nội diễn thuyết về tân nhạc và trình bày những bài hát do chính ông sáng tác, đánh dấu sự toàn thắng của tân nhạc.

Ngành nghệ thuật mới mẻ được nhân dân Hà Nội thu nhận sớm nhất lại là nhiếp ảnh. Ngày trước, các cụ không quen vẽ hình ảnh chân dung vì có quan niệm nếu đe hoạ hình mình thì bức hoạ sẽ lấy mất "hồn". Nhưng cuối thế kỷ XIX, quan niệm đó đã thay đổi. Năm 1896, một đại nho làm Bình Chuẩn sứ (phụ trách ngoại thương) ở Hà Nội là Đặng Huy Trứ đã đem từ Hồng Kông về máy chụp ảnh và thợ ảnh, mở hiệu ở phố Thanh Hà (gần ô quan chưởng) đặt tên là "Cảm hiếu đường". Có hiệu chụp ảnh, người Hà Nội hưởng ứng nên sau đó người Hoa sang Hà Nội mở thêm nhiều hiệu ảnh, ban đầu ở phố Hàng Bồrồi sau sang phố Hàng Quạt... Rối người Việt mà tiêu biểu là nhà nhiếp ảnh yêu nước Nguyễn Đình Khánh tức Khánh Ký, nối tiếp thành tựu của Đặng Huy Trứ, đào tạo một số học trò và từ đó các hiệu chụp ảnh phát triển nhanh ở những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.

Như vậy, nói về mặt văn hoá, Hà Nội từ xa xưa đã là một đô thành mở, sẵn sàng đón gió bốn phương, sàng lọc, khơi trong gạn đục đón nhận những tinh hoa thế giới, làm ra cái của chính mình và phát triển kết hợp hài hoà truyền thống và thời đại, luôn tìm cách canh tân, đổi mới vì lợi ích của nền văn hoá toàn dân tộc. Thực ra trong chiều dài lịch sử, người Hà Nội đã luôn tỉnh táo và chủ động trong vấn đề này. Họ đã từng đối thoại nghiêm chỉnh với quá khứ, gạt bỏ những gì và kế thừa những gì, làm sao để không sa vào chủ nghĩa bảo thủ, trở thành xơ cứng trước một hoàn cảnh lịch sử đã đổi thay, cũng như làm sao để không rơi vào chủ nghĩa hư vô, phủ nhận những di sản quý giá của quá khứ.

Trong thực tế, không phải truyền thống nào cũng cần giữ lại hay phục hồi. Dân tộc ta luôn tiến lên chính là đã gạt bỏ lại đằng sau những gì không còn phù hợp. Truyền thống phải gắn với hiện đại, nghĩa là truyền thống phải chứng minh lý do tồn tại của nó là phải góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Truyền thống phải đổi mới và thích nghi cùng thời đại. Nó không phải là sản phẩm của ngẫu nhiên hay sự sắp đặt tuỳ tiện của con người. Nó hình thành và phát triển cùng quá trình tổ chức đời sống xã hội. Chính quá trình đó, đã tạo nền bản sắc dân tộc với nội hàm phong phú. Đó là sức sống mãnh liệt và ý chí tự cường, là tinh thần sáng tạo vì cuộc sồng tự do và hạnh phúc của xã hội. Đó là sự khát khao một cuộc sống không chỉ phồn vinh về vật chất mà còn ưu việt về văn hoá cũng như phẩm chất con người.

Người Hà Nội hiểu rõ như vậy nên luôn tự điều chỉnh, đổi mới, canh tân để phát huy những thế mạnh truyền thống Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Nguyễn Hiến Lê - một người Hà Nội

    10/10/2015Ngô Thế OanhBút danh Lộc Đình được nhà văn hoá của dân tộc Nguyễn Hiến Lê dùng ký dưới một bài văn ngắn từ hồi trẻ… Lộc là ngõ Phất Lộc, còn Đình là cái đình ấy…
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội

    20/12/2005… Sẽ có nhiều việc phải làm. Bởi rất nhiều nét đẹp, văn hóa Hà Nội còn… lạo xạo những hạt sạn...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác