Thừa kế và phát triển

08:21 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Hai, 2007
Năm 2006 vừa trôi qua. Trong lịch sử hiện đại của Việt Nam, đây là một năm để lại những dấu ấn rất sâu trong quá trình đi lên của đất nước.

Đương nhiên, tự thân năm 2006 - Bính Tuất không phải sáng tạo mọi diễn biến, cả tích cực lẫn tiêu cực, mà thừa kế những gì người Việt Nam chúng ta phấn đấu bền bỉ để vươn lên trong quá khứ, đặc biệt từ ngày Đổi mới đã được 20 năm rồi, nếu tính từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cái nền ấy, năm 2006 - Bính Tuất chứa bao nhiên là sự kiện dồn dập - không chỉ tính về số lượng mà chủ yếu về chất lượng. Bây giờ, chúng ta đã có thể tự tin vào tương lai ngày mỗi sáng sủa hơn và một tương lai như thế đo đếm bằng thời gian cụ thể. Trọng tâm của tất cả biến động nằm ở chỗ thoát dần số phận nghèo và lạc hậu, xét chung toàn quốc gia và xét riêng từng con người sống trong cộng đồng thuộc các tầng lớp và khu vực khác nhau. Tôi muốn nhấn mạnh đến động lực thúc đẩy tính khẩn trương nói trên: sự kiên trì bước đi cùng mục tiêu mà mọi người Việt Nam đều mong mỏi. Lợi ích toàn cục gắn chặt với lợi ích từng con người, nếu có một so le nào đó thì vẫn cho thấy triển vọng từ cái chung sẽ xử lý cái riêng một cách hiệu quả, bởi chúng ta không hề ảo tưởng về điều tốt lành sẽ đến trong nháy mắt. Trì trệ vẫn còn đó, trì trệ trong nếp nghĩ và cách làm từ bộ phận lãnh đạo và quản lý chung đến mỗi con người trong xã hội. Rất dễ hiểu, đường lên của đất nước và con người nằm trong quá trình đẩy lùi, thu hẹp những trì trệ và thắng lợi giành được trên cơ sở cái gì đúng quy luật thì cái đó sẽ đăng quang.

Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam đi vào lịch sử vì nó là hiện tượng “Đổi mới của đổi mới”, tức nâng lên bình độ mới tư duy của Đại hội VI, phát huy nội lực đồng thời khai thác thời cơ, thực hiện một chính sách linh hoạt một cách kiên định, hoặc kiên định một cách linh hoạt. Bằng chứng dễ thấy nhất là sự bố trí nhân sự ở cơ quan lãnh đạo đầu não, một số đồng chí chủ chốt hàng đầu của Đảng và Nhà nước năng động kéo theo một loạt những thay đổi có chiều sâu, ít ra cũng dự báo khả năng thay đổi nhất thiết phải xảy ra. Tuy chưa thể nói rằng nước ta đã tạo được một sự hài hòa tốt đẹp giữa nghĩa vụ chung của quốc gia và lợi ích của những bộ phận công dân, kể cả số người Việt sinh sống ở nước ngoài, nhưng hình ảnh đồng thuận của lãnh đạo với đông đảo người dân hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết, dù mọi thứ đều ở bước khởi động ban đầu. Lý luận hẳn còn cần bổ sung cho hoàn chỉnh hơn, song cái đáng quý là hành động đã bám sát thực tế - ví dụ đối phó với các trận bão liên tục như phong cách “làm ra làm” của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Năm 2007 Đinh Hợi chắc chắn không phải là một năm nhẹ nhàng trong cuộc hành trình lâu dài của dân tộc, những nó được năm tiền nhiệm trực tiếp 2006 Bính Tuất tháo gỡ một loạt vướng mắc, hành trình do đó sẽ thông thoáng hơn. Rồi đây thực tế sẽ chỉ ra cần chỉnh đốn chỗ nào và năm mới vừa thừa kế vừa phát triển thành quả cũ dứt khoát cho những tín hiệu lạc quan hơn...

Nguồn:Thanh niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảm hứng của sự phát triển

    27/09/2016Minh Châu thực hiệnTham gia vào cuộc đua toàn cầu mà ở đó không hề có sự ưu tiên, ưu đãi nào, WTO mở ra cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, và rộng hơn nữa, với các thể chế phát triển của thế giới. Có một chuyên gia đã từng cho rằng từ “chợ” nhà ra “chợ” WTO, doanh nghiệp, doanh nhân phải làm rất nhiều...
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Cách mạng tháng Tám

    19/08/2016Lê Đăng DoanhCách mạng Tháng Tám là bước nhảy vọt vĩ đại của tư tưởng phát triển, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Độc lập, tự do, hạnh phúc, mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, đó là những chân lý có sức mạnh mãnh liệt phát huy và khơi dậy sức mạnh của một dân tộc bị nô dịch, áp bức, bị chiến tranh và nạn đói tàn phá. Chính những tư tưởng bất hủ này đã trở thành sức mạnh vật chất của cả một dân tộc, chắp cánh cho dân tộc Việt Nam làm nên những kỳ tích trong chiến đấu và dựng nước...
  • "Phát triển bền vững" nhìn từ góc độ xã hội và văn hóa

    25/09/2014Trần Hữu DũngTừ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước...
  • Phát triển bền vững: Tiền đề lịch sử và nội dung khái niệm

    24/01/2007Nguyễn Đức ChiệnDựa vào nguồn tư liệu thu thập được, với cách tiếp cận xã hội học, bài viết này trước tiên tổng quan sơ lược tiền đề lịch sử ra đời thuật ngữ "Phát triển bền vững" sau đó đề cập khái niệm "Phát triển bền vững" theo Brundtland, và cuối cùng bàn về khái niệm này qua một số nghiên cứu ở Việt Nam gần đây....
  • Biện chứng của phát triển

    02/01/2007GS. Tương LaiCon thuyền đất nước đã vượt qua quãng nước lợ pha vị mặn ở đầu cửa sông, khởi đầu một vòng lượn ngoạn mục ở khúc quanh của dòng chảy hướng ra biển, ngoái nhìn lại những thác ghềnh sông nước năm 2006, càng cảm nhận sâu về sức cuộn chảy kỳ diệu của dòng sông cuộc sống, càng thấm hiểu về biện chứng của sự phát triển...
  • Giữ vững để tăng đà phát triển

    21/11/2006TS. Nguyễn Quang AQuá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập đó đang có đà mạnh mẽ. Giữ, duy trì, tăng cường cái đà lành mạnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Khi một quá trình đã lấy được đà theo một hướng nào đó thì cái đà ấy sẽ giúp khắc phục những cản trở và giữ cho quá trình đi tiếp theo hướng đó...
  • Vận động, phát triển, tiến bộ với tư cách là những phạm trù triết học

    28/09/2006Phạm Văn ĐứcCác phạm trù "vận động", "phát triển”, ‘tiến bộ" là những phạm trù cơ bản, phạm trù "tế bào" của phép biện chứng duy vật. Chính vì vậy trên sách báo triết học mấy chục năm gần đây, đặc biệt từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ này ở Liên Xô đã diễn ra cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề xung quanh các phạm trù vận động, phát triển, tiến bộ...
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Để Phát Triển Con Người Một Cách Bền Vững

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnPhát triển con người một cách bền vững là mục tiêu của sự phát triển. phát triển con người một cách bền vững là phát triển thường xuyên và liên tục, lâu dài mọi năng lực thể chất, tinh thần trí tuệ, nhân cách con người - phát triển những năng lực bản chất nhất, những năng lực đang ở trong lĩnh vực tiềm năng của con người nhằm làm phong phú thêm và ngày cang nâng cao hơn chất lượng cuộc sống của mỗi người cũng như của cả cộng đồng và qua đó, tạo động lực bền vững cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển con người một cách bền vững, cần phải tuân thủ quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện và cách tiếp cận đúng. Cách tiếp cận đúng đắn là cách tiếp cận quán triệt quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển và xem xét con người trên quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện.
  • xem toàn bộ