Giữ vững để tăng đà phát triển

08:43 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Mười Một, 2006

Ngày 7.11.2006, Việt Nam vừa được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tập đoàn Intel (Mỹ) vừa quyết định tăng vốn đầu tư từ 600 triệu USD lên 1 tỉ USD vào nhà máy ở TP.Hồ Chí Minh.

Việt Nam đang tổ chức thành công Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, một cộng đồng bao gồm 21 nền kinh tế năng động bên hai bờ Thái Bình Dương. Việt Nam đã đạt được những thành tích tăng trưởng kinh tế ngoạn mục suốt hơn 20 năm đổi mới. Đấy là những biểu hiện của đà phát triển lành mạnh.

Sau nhiều khó khăn, gian khổ chúng ta đã lại bắt đầu bước theo trào lưu chung của thế giới trong phát triển kinh tế và xã hội. Nhân dân Việt Nam đã khởi động quá trình chuyển biến vĩ đại ấy với bao nỗ lực. Vượt qua bao cản trở, từ năm này qua năm khác quá trình đó dần dần lấy được đà.

Gần 10 năm sau khi khởi động quá trình đổi mới, ngày 4.1.1995 nước ta nộp đơn xin gia nhập WTO. Ngày 28.7.1995 Việt Nam gia nhập ASEAN. Năm 1998 Việt Nam tham gia APEC. Và tháng 11 này thực sự là một cột mốc mới trong quá trình hội nhập. Quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập đó đang có đà mạnh mẽ. Giữ, duy trì, tăng cường cái đà lành mạnh này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.

Khi một quá trình đã lấy được đà theo một hướng nào đó thì cái đà ấy sẽ giúp khắc phục những cản trở và giữ cho quá trình đi tiếp theo hướng đó. Đà càng lớn thì sức cuốn phăng cản trở của nó càng mạnh.

Để hiểu kỹ hơn quá trình này hãy làm quen với vài khái niệm kỹ thuật. Trong một hệ thống điều chỉnh, người ta phân biệt hai loại phản hồi. Phản hồi âm xuất hiện khi một phần đầu ra quay trở lại thành đầu vào ngược pha. Nói cách khác hệ thống phản hồi âm phản ứng đối với sự xáo động theo chiều ngược lại với xáo động.

Phản hồi âm giúp ổn định, duy trì hiện trạng. Có thể thấy vô vàn thí dụ về phản hồi âm trong cuộc sống. Chẳng hạn khi nóng ta đổ mồ hôi để làm mát cơ thể, để giảm "sự tăng nhiệt độ cơ thể" nhằm duy trì thân nhiệt ở mức ổn định; hay khi gặp lạnh chúng ta nổi da gà bịt lỗ chân lông khiến sự toả nhiệt giảm, thậm chí run "cầm cập" để làm nóng cơ thể.

Thí dụ khác, khi nhiệt độ trong phòng có điều hoà tăng lên, máy điều hoà bật làm giảm nhiệt độ, khi nhiệt độ giảm quá mức quy định nó tự động ngắt.

Người ta nói về phản hồi dương khi sự phản hồi đồng pha với đầu ra, hay khi hệ thống phản ứng với xáo động theo cùng chiều với xáo động. Thí dụ dễ thấy của phản hồi dương là hệ thống âm thanh rồ lên khi tiếng loa vang vào micro đủ mạnh.

Một thí dụ khác, khi thị trường cổ phiếu tăng, lòng tin (hay kỳ vọng) rằng giá cổ phiếu có lẽ sẽ còn tăng nữa khiến các nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu, việc mua này lại đẩy giá cổ phiếu tăng thêm (phản hồi dương). [Nhưng biết rằng giá không thể tăng mãi, và nhất là khi thấy cổ tức không xứng với giá mua, việc này làm cho giá sẽ giảm xuống (phản hồi âm)].

Khi thị trường đi xuống và một số nhà đầu tư tin rằng giá sẽ còn xuống nữa nên kiềm chế việc mua vào (hay lại bán ra ồ ạt) làm cho giá càng xuống nữa (phản hồi dương), việc này có thể dẫn đến đổ vỡ thị trường.

Tóm lại phản hồi âm giúp ổn định, duy trì hiện trạng; còn phản hồi dương đẩy hệ thống ra ngày càng xa hiện trạng. Phản hồi dương có thể có kết quả đáng mong muốn, như tăng trưởng, nhưng cũng có thể có kết quả không mong muốn như gây ra đổ vỡ chẳng hạn.

Gắn cho giá trị "xấu" hay "tốt", phản hồi dương kéo theo hai loại vòng mà người ta thường gọi là "vòng luẩn quẩn" hay "vòng ác" (vicious cirle) và "vòng đức" hay "vòng thiện" (virtuous cirle). Thí dụ điển hình về "vòng luẩn quẩn" là vòng nghèo đói.

Do nghèo nên không có các khoản tiết kiệm, không có vốn để đầu tư, không có đủ tiền cho học hành và đào tạo nên không có kỹ năng, không đủ tiền chăm sóc sức khoẻ nên ốm yếu... và tất cả những điều này làm cho hoạt động kém hiệu quả dẫn đến càng nghèo hơn.

Một thí dụ khác, trong thời bao cấp hàng hoá thiếu hụt, do thiếu hụt người dân có khuynh hướng tích trữ, việc tích trữ lại làm cho thiếu hụt càng trầm trọng thêm. Phá vỡ cái "vòng luẩn quẩn" ở khâu nào đó (thí dụ như khoán 10) có thể thủ tiêu "vòng luẩn quẩn", rồi phản hồi dương có thể tạo ra "vòng đức", "vòng thiện".

Từ việc để cho người dân tự do kinh doanh dẫn đến tăng trưởng kinh tế, người ta giàu hơn, có của ăn của để, nên có vốn đầu tư, có sức khoẻ khá hơn, có thể học thêm kỹ năng,..., những cái đó tạo điều kiện cho họ kinh doanh hiệu quả hơn... và... dẫn đến tăng trưởng chung của đất nước.

Sự tăng trưởng làm cho nguồn thu của đất nước nhiều hơn và có thể xây dựng đường sá, xây trường học, mở mang hợp tác quốc tế,... việc ấy lại giúp các cá nhân và các doanh nghiệp hoạt động hữu hiệu hơn.

Có thể nói chúng ta đã phá vỡ được vòng luẩn quẩn và đã dần tạo ra được "vòng đức" thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên vẫn có nhiều thứ kìm hãm "vòng thiện" này và có thể tạo ra các "vòng luẩn quẩn", như nạn tham nhũng chẳng hạn.

Đẩy mạnh hội nhập, khuyến khích tự do kinh doanh, tích cực chống tham nhũng, có các chính sách xã hội khôn khéo sẽ tăng cường đà cho "vòng thiện" cuốn phăng các vòng luẩn quẩn sắp hình thành, hay sẽ phá vỡ các "vòng luẩn quẩn" khi còn trong trứng nước. Hãy cố gắng giữ lấy cái đà đó.

Nguồn:Lao Động
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Đánh đổi" lấy giải Nobel

    11/09/2013TS. Nguyễn Quang AViện Hàn lâm Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định tặng giải Nobel kinh tế cho Giáo sư Edmund S.Phelps, Đại học Columbia Hoa Kỳ, "vì phân tích của ông về những đánh đổi liên thời gian trong chính sách kinh tế vĩ mô"...
  • Hãy xây dựng chế độ quan liêu

    28/10/2006TS. Nguyễn Quang ACó thói quan liêu, bệnh quan liêu, tác phong quan liêu, tất cả đều được hiểu theo nghĩa nên tránh, phải bỏ. Phải đập tan bộ máy quan liêu phong kiến và tư sản. Thay vào đó xây cái gì? Tôi đành bạo nói rằng chúng ta chưa có bộ máy quan liêu, nên việc chống ấy là chống một kẻ thù ảo, được tự hình dung ra. Chúng ta đã hiểu phiến diện, hiểu sai về quan liêu...
  • Mâu thuẫn lợi ích

    24/10/2006Nguyễn Quang AMâu thuẫn lợi ích không phải là sự xung đột của những lợi ích khác nhau củanhững nguôi hay tổ chức khác nhau. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích là bất cứ tình huống nào trong đó một cá nhân hay một tổ chức được ủy thác trách nhiệm (như quan chức Nhà nước, Giám đốc Công ty, chuyên gia, nhân viên, các tổ chức tư nhân hay Nhà nước) có những lợi ích chuyên môn hay riêng tư của mình đủ lớn để ảnh hưởng (hay tỏ ra có thể ảnh hưởng) đến việc điều hành các trách nhiệm được ủy thác...
  • Ngừa & cai nghiện

    05/10/2006TS. Nguyễn Quang APhòng và cai nghiện quyền lực rất khó. Thế giới đã chứng kiến bao kẻ nghiện quyền lực đã gây ra cái chết của hàng chục triệu người, sự đau khổ của hàng trăm triệu người. Đấy là bệnh nghiện đáng sợ nhất, khó trị nhất...
  • Chuyện về hưu

    01/01/1900Nguyễn Quang ThânThời nay, nhiều quan to về hưu không có được cái thanh cao như thế của tiến nhân. Người thì bòn Nhà nước (tức là nắn túi dân đóng thuê) một chuyến du lịch giả mạo hàng chục ngàn đô
  • Nhà nước làm đến đâu?

    26/09/2006Nguyễn Quang ATrên thế giới người ta tranh cãi nhiều vềNhà nước nên làm gì và làm đến đâu, tranh cãi về Nhà nước to, Nhà nước nhỏ. Chúng ta, những người Việt Nam đã sống nhiều chục năm dưới thời Nhà nước lo cho dân từ cái kim sợi chỉ, miếng cơm manh áo. Chúng ta đã và vẫn quá ỷ lại vào Nhà nước. Cái gì chúng ta cũng đòi Nhà nước can thiệp, đòi Nhà nước phải lo, phảilàm. Vậy Nhà nước nên làm gì và làm đến đâu?
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến…

    14/08/2006Lan NgọcTôi không thích ngồi một chỗ mà than vãn. Người ưa than vãn hoặc là người không có tài hoặc là người tự thỏa mãn với sự kém cỏi của chính mình. Nhà tài phiệt Soros có một định nghĩa rất hay về hạnh phúc: “Hạnh phúc là cái mình nghĩ về mình và xã hội nghĩ về mình. Hai hình ảnh này càng gần nhau thì càng hạnh phúc, và ngược lại".
  • Ai kiểm soát ai?

    24/07/2006TS. Nguyễn Quang ATất cả đềuhữu hạn.Vô tận là sảnphẩm của trí tuệ conngười. Cáilớn quá,to quá cao quámà con ngườikhó hình dung nổi thìđược coi làvô tận.Đó làmột sựsáng tạo tuyệt vời của con người, với khái niệmvô tậncon ngườicó thểmô tả (gần đúng) rấtnhiều hiệntượng. Không có cái kháiniệm vô tậnấy khoa học chắc thật khó phát triển. Ấy nhưng, đừng có thần thánhhoá con người làsinh vật dễ lầm và rất nhiều khi mắc vào cái bẫydo chính tư duy...
  • Người đàn ông gồ ghề trong "thế giới phẳng"

    19/06/2006Lưu Quang ĐịnhThế giới phẳng là tên cuốn sách thứ 13 trong tủ sách SOS2 mà TS.Nguyễn Quang A vừa dịch xong, sắp xuất bản. Tác giả sách là Thomas Friedman, một nhà báo nổi tiếng của tờ New York Times. Sách nói về toàn cầu hoá và công nghệ thông tin, về cuộc tấn công của "bầy thú điện tử" - những tập đoàn đa quốc gia - cùng cơ hội và thách thức của mỗi con người, doanh nghiệp, quốc gia trước cuộc tấn công đó...
  • Bức xúc nhức nhối

    17/06/2006Nguyễn Quang Thân (Nhà báo)Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...
  • Cởi mở và khoan dung

    24/01/2006TS. Nguyễn Quang ATính mở, thích nghi, hội nhập của một nền văn hoá là rất quan trọng, vì nó là xu hướng tôn trọng người khác vì tài năng và khả năng của họ, nó có tính khoan dung. Nhân tố then chốt thực sự là tài năng văn hoá của một nước, đặc biệt là mức mà nước đó tiếp thu được các giá trị của lao động chăm chỉ, tiết kiệm, trung thực, kiên trì và nhẫn nại…
  • Vượt đèn đỏ…

    29/11/2005Nguyễn Quang ThiềuCó thể có những người khi đọc xong bài này thì bĩu môi: "Nói gì không nói lại đi nói toàn chuyện vặt vãnh”. Xin thưa các quí bà và các quí ông của tôi, những chuyện vặt vãnh đó đang làm cho các thành phố của chúng ta lộn xộn trong giao thông (gây chết người không ít), bẩn thỉu trong môi trường và vô nguyên tắc trong lối sống....
  • Mô hình Kornai về các hệ thống kinh tế

    07/07/2005Tác phẩm Hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chính trị kinh tế học phê phán và Con đường dẫn đến kinh tế thị trườngcủa Kornai János, nhà kinh tế học người Hung, giáo sư Harvard (Mỹ), đều do Nguyễn Quang A dịch, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, vừa ra mắt đã lập tức được coi là những cuốn sách quan trọng nhất năm 2002 ở Việt Nam. Để bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận với hơn 1000 trang sách ấy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của dịch giả Nguyễn Quang A sau đây.
  • xem toàn bộ