Thế trận mới ở Biển Đông

12:11 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Ba, 2016

Giữa bối cảnh Trung Quốc gần như sẵn sàng cho một hệ thống quân sự để kiểm soát toàn bộ Biển Đông, có chuyên gia cho rằng cần hình thành liên kết diện rộng trong khu vực...

Ngày 27.2, nhận định với Thanh Niên về những động thái gần đây của Bắc Kinh trên Biển Đông, giáo sư James Holmes, thuộc Trường chiến tranh hải quân Mỹ, nhận xét: “Các tuyên bố chủ quyền sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu thiếu năng lực quân sự đi kèm. Vì thế, để phục vụ cho tham vọng chủ quyền trên Biển Đông, Trung Quốc mưu đồ đạt ưu thế tuyệt đối về quân sự tại đây. Bắc Kinh từng thực hiện ưu thế đó thông qua lực lượng tàu cảnh sát biển và một số tàu mang vỏ bọc phi quân sự, nhưng nay họ dường như đang chuẩn bị với một “cây gậy” lớn hơn”.

Rõ hơn, ông Holmes đánh giá: “Việc triển khai chiến đấu cơ, hệ thống tên lửa đối không HQ-9... để đòi hỏi cái mà họ tuyên bố là chủ quyền. Những gì đang triển khai là khung nền cho một sức mạnh hải quân hùng hậu tại Biển Đông, với chiến đấu cơ có thể hoạt động tầm xa, bao phủ khu vực rộng, kèm theo là tên lửa đối không tối tân”. Từ thực tế đó, giáo sư Holmes dự báo: “Bắc Kinh sẽ dùng quân sự hậu thuẫn cho các chính sách ngoại giao đối với Biển Đông”.

“Hàng không mẫu hạm” ở Hoàng Sa
Quả thực, trước đây, sức mạnh quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông chủ yếu chỉ dựa vào các căn cứ hải quân và không quân đóng trên đảo Hải Nam. Tuy nhiên, lực lượng của Bắc Kinh tại đảo Hải Nam khó đảm nhiệm việc bao phủ toàn bộ Biển Đông bởi vùng biển này trải khá dài. Thế nhưng, Trung Quốc nay đã có khả năng kiểm soát không - biển khắp Biển Đông nhờ lực lượng bao phủ rộng hơn.

Một hệ thống đồng minh mới đang dần nổi lên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nối liền Ấn Độ Dương"

(Tiến sĩ Satoru Nagao)

Cụ thể, các căn cứ không quân và hải quân ở đảo Hải Nam tập trung nhiều loại chiến đấu cơ, máy bay vận tải quân sự, radar, tàu chiến nhiều loại và thậm chí là tàu ngầm hạt nhân. Khu vực này chỉ cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 200 hải lý. Các loại tàu chiến từ Hải Nam chỉ mất khoảng 8 giờ để đến Hoàng Sa, chiến đấu cơ thì tốn chưa đầy 20 phút bay, hệ thống radar đủ tầm bao phủ.

Tiếp nối các căn cứ ở đảo Hải Nam chính là lực lượng được Bắc Kinh triển khai trái phép trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Các tổ chức, cơ quan nghiên cứu quốc tế dẫn nhiều bằng chứng chỉ ra Bắc Kinh đã ngang nhiên triển khai chiến đấu cơ J-11, oanh tạc cơ HJ-7, hệ thống tên lửa đối không HQ-9 cùng nhiều cơ sở được cho là kho chứa vũ khí, nhà chứa máy bay… cùng đường băng trên đảo Phú Lâm. Vài năm trước, một số hình ảnh cho thấy Bắc Kinh cũng đã triển khai trái phép radar tại đây.

Theo một số chuyên trang quân sự, máy bay tiêm kích J-11 có bán kính chiến đấu khoảng 1.500 km, có thể trang bị nhiều loại bom và tên lửa, đặc biệt là tên lửa đối không. Nhờ đó, J-11 có thể hoạt động khắp vùng trời Biển Đông, kéo dài từ vịnh Bắc bộ đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hỗ trợ đắc lực cho J-11 còn có oanh tạc cơ HJ-7. Nhận xét với Thanh Niên ngày 27.2, tiến sĩ Koh Swee Lean Collin, chuyên gia quân sự của Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam (Singapore), cho biết: “JH-7 có một phiên bản tác chiến đa nhiệm là FBC-1 tương tự dòng Tornado (chiến đấu cơ do Anh, Đức, Ý cùng phát triển - NV). Vì thế, JH-7 hiệu quả hơn J-11 trong việc đối phó với tàu chiến. HJ-7 có khả năng nạp nhiên liệu trên không, được trang bị tên lửa chống tàu chiến, bán kính chiến đấu cũng lớn hơn dòng oanh tạc cơ Q-5 đã lỗi thời. Cùng với hệ thống điện tử tiên tiến hơn, JH-7 sẽ giúp Bắc Kinh sở hữu lực lượng không đối hải đáng lo trên Biển Đông”.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thường xuyên điều động tàu chiến hiện diện trong khu vực.

Hình ảnh được cho là tháp radar và một số cơ sở phi pháp khác của Trung Quốc ở đá Gạc Ma - Ảnh: CSIS/AMTI
Kết hợp những yếu tố đó, có thể xem đảo Phú Lâm mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép sẽ giúp Bắc Kinh hình thành một lực lượng tương tự nhóm tác chiến tàu sân bay trên Biển Đông khi chưa thể triển khai tàu sân bay đến khu vực này. Tiến sĩ Collin nhận định: “Khi chưa thể triển khai hàng không mẫu hạm, JH-7 và chiến đấu cơ Su-30MK2 sẽ giúp Bắc Kinh triển khai lực lượng tấn công trên biển theo cách mà Anh từng làm trong cuộc chiến Falklands/Malvinas”.

Ở phía nam, các hệ thống radar cao tần mà Trung Quốc triển khai trái phép trên một số cấu trúc, thuộc quần đảo Trường Sa của VN, đóng vai trò “tai mắt” để cảnh báo từ xa.
Cần mạng lưới liên kết mới

Đó là ý kiến của tiến sĩ Satoru Nagao, chuyên gia của Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản - giảng viên ngành an ninh tại Đại học Gakushuin (Nhật Bản), khi nhận định với Thanh Niên về những căng thẳng gần đây tại Biển Đông khi Bắc Kinh tăng cường quân sự hóa.

Ông Nagao phân tích: Suốt một thời gian dài, các liên minh song phương của Mỹ với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Philippines đã đảm bảo tình trạng cân bằng tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong khi đó, những đối tác trong các liên minh song phương với Mỹ lại không hợp tác mạnh mẽ hơn nhau. Ví dụ, cả Tokyo và Canberra đều là đồng minh thân cận với Washington, nhưng giữa Tokyo và Canberra lại không hợp tác chặt chẽ về an ninh, quân sự. Tất cả đều lệ thuộc vào nguồn lực quân sự của Washington. Vì thế, trước đây, khi Mỹ còn đủ nguồn lực quân sự để phân bổ thì mạng lưới đồng minh trên có thể phát huy tác dụng, nhưng nay tình hình đã thay đổi, tài nguyên quân sự bị suy giảm, phân bổ ra nhiều khu vực. Bởi vậy, hiện tại, mạng lưới đồng minh trên không còn đủ sức duy trì ổn định trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh đang thể hiện mưu đồ trỗi dậy, có nhiều hành động cứng rắn đối với các tuyên bố chủ quyền mà họ theo đuổi.

Chính vì thế, tiến sĩ Nagao khẳng định cần hình thành một hệ thống liên kết mới nhằm đảm bảo hòa bình ổn định cho khu vực.

Tiến sĩ Nagao chỉ ra rằng: “Một hệ thống đồng minh mới đang dần nổi lên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nối liền Ấn Độ Dương”.

Cụ thể, theo ông, một số thỏa thuận hợp tác đa phương đã dần hình thành như: Nhật Bản - Ấn Độ - Mỹ, Nhật Bản - Úc - Ấn Độ, Nhật Bản - Mỹ - Úc, Nhật Bản - Ấn Độ - Mỹ - Úc - Singapore... Ông dự báo: “Những thỏa thuận ba bên, đa phương sẽ kết hợp cùng các hợp tác song phương sẵn có để hình thành một tập thể liên minh mới. Năm 2015, lần đầu tiên Nhật - Ấn - Úc tổ chức đối thoại ba bên mà không có sự tham gia của Mỹ.

Cũng trong năm 2015, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ khẳng định hoan nghênh việc Nhật Bản tham gia tuần tra trên Biển Đông. Đó chính là những diễn biến cho thấy các đồng minh của Mỹ đã nối kết với nhau, để chia sẻ trách nhiệm cùng nhau”. Tiến sĩ Nagao cho rằng mạng lưới liên kết này nên có sự tham gia tích cực của nhiều nước khác trong khu vực.

ASEAN cảnh báo về bồi đắp ở Biển Đông
Ngày 27.2, các ngoại trưởng ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến ở Biển Đông sau khi Trung Quốc triển khai phi pháp tên lửa và chiến đấu cơ tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN, theo Reuters.

Trong tuyên bố đưa ra sau hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở thủ đô Vientiane của Lào, các ngoại trưởng cảnh báo hoạt động bồi đắp và những hành động leo thang khác khiến căng thẳng gia tăng, có thể phá hủy hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. TTXVN dẫn lời Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh tại Vientiane rằng ASEAN cần phát huy đoàn kết thống nhất và tiếng nói chung trước những diễn biến phức tạp ở khu vực, nhất là Biển Đông; chia sẻ quan ngại về tình hình đang ngày càng phức tạp ở Biển Đông, nhất là việc quân sự hóa và những hệ lụy đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Chiều cùng ngày, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongloun Sisoulith khẳng định với giới phóng viên rằng với tư cách Chủ tịch ASEAN, Lào sẽ cùng các thành viên thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc nhằm tiếp tục thực hiện Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm hoàn thành việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Minh Trung
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Viễn cảnh về vấn đề Biển Đông

    01/06/2015Nguyễn Tất ThịnhVấn đề Biển Đông là vô cùng phức tạp, tôi cố gắng mô tả giản lượng nhưng một cách căn bản bằng 1 slide dưới đây!
  • Biển Đông: Khi 'cáo' đã rắp tâm 'thò chân'

    24/10/2014Duy ChiếnRất có thể, việc cấp tốc cải tạo và xây dựng trên các bãi đá ngầm như Gạc Ma, Chữ Thập... nằm trong ý đồ chiến lược của TQ đặt công luận quốc tế vào việc đã rồi trước khi Tòa án quốc tế ra phán quyết...
  • Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

    09/09/2014TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội...
  • Giá trị tài chánh của Biển Đông

    06/08/2014Alan PhanGần đây, những diễn biến về Biển Đông gây nhiều tranh cãi trên thế giới và lôi kéo vào cuộc tranh chấp những quyền lực lớn như Mỹ, Nhật, Úc… Trong khi đó, những bài viết hay bình luận trên nhiều mạng lề phải hay lề trái thường xoay tròn trong tình yêu nước (Việt và Trung), pháp lý, quân sự, ngoại giao và chính trị…
  • Biển Đông: Sau phát ngôn là… hành động ấn tượng?

    08/07/2014Kỳ DuyênChuyện Biển Đông, cuối cùng, câu trả lời lại là ở… đất liền, ở chính nội lực, đòi hỏi tư duy mềm dẻo và thức thời của nước Việt...
  • Bà Hillary Clinton nói về Dương Khiết Trì và Biển Đông

    19/06/2014Thụy MyXin lược dịch hai đoạn ngắn có liên quan đến Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc này trong hồi ký « Hard Choices » (Những lựa chọn khó khăn) của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bản tiếng Pháp mang tên « Le Temps des décisions » (Thời điểm quyết định) vừa được phát hành cách đây đúng một tuần, ngày 11/6/2014...
  • Biển Đông: cơ hội để nhìn lại

    23/05/2014TS. Giáp Văn DươngMấy ngày nay, cả nước sôi sục vì sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hạ đặt tại khu vực biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...
  • Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?

    14/05/2014Lê Quang BìnhViệc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều...
  • Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường

    12/05/2014Trần Đăng TuấnCó thể sơ tán một gia đình. Một khu vực. Một vùng đất. Nhưng không thể sơ tán một đất nước. Chỉ có một con đường: Kiên định, tỉnh táo,vận dụng hết trí tuệ và ý chí để gìn giữ không gian sống ông cha để lại, gìn giữ cuộc sống yên lành...
  • Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
  • Còn bạn sẽ làm gì trong tình hình Biển Đông căng thẳng hiện nay?

    13/07/2011Giáo sư Carlyle A. Thayer- Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?
    - Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra...
  • Biển Đông: Mặt Trận không tiếng súng

    09/07/2011Lê Hồng NhậtTrong chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung quốc với Việt Nam và Philippins ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này, khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này. Người viết bài này cho rằng, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo...
  • Vấn đề trên biển Đông

    06/07/2011Hồn Việt“Vũ hoàng khai biên ý vị dĩ” (Hoàng đế nhà Hán mở rộng biên giới ý chưa thôi) có ý phê phán các hoàng đế Trung Hoa xâm lấn các nước chung quanh. Từ thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… nước Việt ta đều là đối tượng của các cuộc chiến tranh “khai biên”, xâm lược của họ. Lòng tham của các hoàng đế Trung hoa là vô hạn.
  • Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

    28/06/2011Hạnh NguyênTiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011...
  • Biển Đông và hải đảo Việt Nam

    06/08/2010Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3.447.000 km2. Trong Biển Đông bao la đó, lãnh hải của Việt Nam chiếm khoảng trên 1.000.000 km2. Trước khi bị một số nước xâm chiếm, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay từ thế kỷ XVIII nước ta đã thiết lập đội Hoàng Sa để khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền của mình.
  • xem toàn bộ