Biển Đông: cơ hội để nhìn lại

05:05 CH @ Thứ Sáu - 23 Tháng Năm, 2014

Mấy ngày nay, cả nước sôi sục vì sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến hạ đặt tại khu vực biển Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn chỉ 119 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...

Đây là một sự kiện đáng lo ngại. Nhưng nếu trầm tĩnh nhìn lại, thì đây lại chính là cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản thân mình, và nhìn lại mối quan hệ Việt - Trung vốn đang thiên lệch và đầy rẫy phức tạp.

Sự phức tạp này không phải chỉ ngày nay mới xuất hiện, mà kéo dài trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Định mệnh đã đặt Việt Nam nằm cạnh một nước Trung Quốc khổng lồ, không chỉ về quy mô dân số và địa lý, mà còn là sức nặng văn hóa. Vì thế, định mệnh cũng đặt ra cho Việt Nam nỗi ám ảnh thường trực.

Nỗi ám ảnh đó không gì khác ngoài mối quan hệ Việt-Trung này. Sự hưng vong của quốc gia cũng không đến từ đâu khác, mà từ mối quan hệ Việt - Trung này mà ra.

Thực tế cho thấy, mối quan hệ này là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc ổn định và phát triển đất nước, dù ở bất cứ thời kỳ nào. Chỉ cần một sơ suất, đất nước sẽ phải trả giá. Chỉ cần một chút mơ hồ, sự tồn vong của dân tộc sẽ bị đe dọa.

Vì thế, mối quan hệ này đã là trung tâm của mọi hoạt động đối ngoại và an ninh của Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.

Việt Nam hiện tại cũng không ngoại lệ. Trong suốt mấy chục năm qua, những chuyển động của hai nước, cả chủ ý lẫn vô ý, đã tạo nên một sợi dây liên kết chặt chẽ, khi thì vô hình, khi thì hữu hình, giữa Việt Nam và Trung Quốc, đến mức chỉ cần nhìn xem Trung Quốc làm gì, thì sẽ đoán ra Việt Nam sẽ bước đi thế nào ở bước kế tiếp.

Sự liên kết này hình thành và duy trì, không chỉ vì sự tương đồng trong văn hóa, trong ý thức hệ, mà còn vì một kế hoạch tinh vi của người hàng xóm khổng lồ phía Bắc.

Tuy là liên kết khắng khít, nhưng thành thực mà nói, sự khắng khít này mang lại khổ đau nhiều hơn hạnh phúc. Từng được ca ngợi như môi với răng, nhưng răng đã thường xuyên cắn môi phải bật máu.

Đây là một cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản chất của người hàng xóm phương Bắc, để từ đó tỉnh ngộ mà có những điều chỉnh thích hợp.

Vì sao như vậy?

Vì trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có một sự bất đối xứng nghiêm trọng trong quan hệ hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc luôn muốn kiểm soát Việt Nam, hoặc ít nhất cũng đưa Việt Nam vào vòng ảnh hưởng.

Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự ảnh hưởng này đã không còn chỉ giới hạn trong văn hóa và ý thức hệ như truyền thống, mà đã hiển hiện ở mọi ngõ ngách của đời sống.

Đi bất cứ nơi nào của đất nước, chỉ cần ngó quanh là đã thấy hàng hóa Trung Quốc bày bán hoặc đang sử dụng.

Nhìn trước nhìn sau, nhìn lên người mình, cũng lại dễ thấy một món đồ xuất xứ từ Trung Quốc đang trên cơ thể mình và đồng loại.

Hệ quả tất yếu là Việt Nam đã từng bước trở thành thị trường tiêu thụ, cũng như bãi rác công nghệ, của Trung Quốc.

Nhiều đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã được lập ra trên đất Việt Nam, lại ở toàn nơi trọng yếu về an ninh quốc gia, và được bảo vệ nghiêm ngặt đến mức chính người Việt Nam muốn vào cũng phải xin phép.

Thống kê cho thấy, có đến 90% các công trình tổng thầu ở Việt Nam là rơi vào tay người Trung Quốc.

Đó là những bề nổi về kinh tế, có thể cân đo đong đếm được. Nhưng các ảnh hưởng về chính trị và văn hóa thì không có cách nào tả xiết.

Những bộ phim Trung Quốc được phát sóng triền miên trên các kênh truyền hình quốc gia. Những bài hát Trung Quốc được hát thường xuyên trên sân khấu và đài phát thanh.

Còn Việt Nam thì sao? Việt Nam luôn thiệt đơn thiệt kép trong mối quan hệ với Trung Quốc.

Những vết thương mà Trung Quốc mang lại cho Việt Nam đến nay vẫn còn rỉ máu.

Các chính sách đối nội đối ngoại của Việt Nam nếu muốn thực hiện cũng phải nhìn trước ngó sau, xem người hàng xóm phương Bắc phản ứng ra sao rồi mới có thể đi thêm bước nữa.

Ai có chút lưu tâm đều biết rằng chữ “việt” có nghĩa là “vượt”. Vậy Việt Nam có nghĩa là gì, nếu không phải là tiến về phương Nam để vượt khỏi vòng kiềm tỏa của người phương Bắc.

Đừng lãng quên thông điệp này mà hãy quên đi những lời đường mật. Nào là chữ vàng, nào là bạn tốt. Nhưng chỉ sau một đêm, những lời này bỗng trở thành chót lưỡi đầu môi.

Vậy nên, trước sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 được neo hạ ngay trước cửa nhà, với máy bay tàu bò hùng hậu yểm trợ, thì đây là một cơ hội để Việt Nam nhìn lại bản chất của người hàng xóm phương Bắc, để từ đó tỉnh ngộ mà có những điều chỉnh thích hợp, trước để cứu mình, sau để tìm đường sống cho con cháu muôn đời.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Viễn cảnh về vấn đề Biển Đông

    01/06/2015Nguyễn Tất ThịnhVấn đề Biển Đông là vô cùng phức tạp, tôi cố gắng mô tả giản lượng nhưng một cách căn bản bằng 1 slide dưới đây!
  • Thách thức Biển Đông và "chiếc nỏ thần" Việt Nam

    09/09/2014TS Vũ Minh Khương (ĐHQG Singapore)Để vượt qua thách thức nghiệt ngã hiện nay, Việt Nam cần hiểu rõ hơn Trung Quốc. Đây là một dân tộc có nền văn hóa lớn, lâu đời, với nhiều thành quả huy hoàng trong quá khứ nhưng đã bị kìm nén nặng nề trong hàng trăm năm qua do chính sách đóng cửa và não trạng mê muội...
  • Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?

    14/05/2014Lê Quang BìnhViệc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước Châu Âu, Úc, Hàn, Nhật và Mỹ. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều...
  • Biển Đông: Việt Nam chỉ có một con đường

    12/05/2014Trần Đăng TuấnCó thể sơ tán một gia đình. Một khu vực. Một vùng đất. Nhưng không thể sơ tán một đất nước. Chỉ có một con đường: Kiên định, tỉnh táo,vận dụng hết trí tuệ và ý chí để gìn giữ không gian sống ông cha để lại, gìn giữ cuộc sống yên lành...
  • Bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc về Biển Đông, bô-xít

    07/08/2011Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, một lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v… mà còn về lòng tin của dân.

  • Vấn đề Biển Đông: Phải giúp nhiều người Trung Quốc tỉnh ngộ!

    27/07/2011Hoàng Hạnh (thực hiện)“Một số người Việt trong nước chưa hiểu hết các sự kiện đã và đang xảy ra, kiều bào thiếu thông tin. Không chỉ vậy, khá đông người Trung Quốc đang bị phương tiện truyền thông nước họ “đánh lừa” nên hiểu sai về Việt Nam”.
  • Còn bạn sẽ làm gì trong tình hình Biển Đông căng thẳng hiện nay?

    13/07/2011Giáo sư Carlyle A. Thayer- Nếu là một người Việt Nam ông sẽ làm gì lúc này?
    - Nếu là một người Việt Nam tôi sẽ bày tỏ sự lo ngại với chính phủ Việt Nam về nguy cơ về chủ quyền quốc gia do hành vi của Trung Quốc gây ra...
  • Biển Đông: Mặt Trận không tiếng súng

    09/07/2011Lê Hồng NhậtTrong chuỗi các tranh chấp về chủ quyền gần đây giữa Trung quốc với Việt Nam và Philippins ngay tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước này, khiến cho dư luận lo ngại nguy cơ chạy đua vũ trang, gây mất ổn định khu vực, và nêu ra sự cần thiết có cơ chế an ninh khu vực đủ hiệu quả để ngăn chặn nguy cơ này. Người viết bài này cho rằng, nguy cơ chạy đua vũ trang của các nước nhỏ trong vùng quanh Biển Đông sẽ không phải là xu thế chủ đạo...
  • Vấn đề trên biển Đông

    06/07/2011Hồn Việt“Vũ hoàng khai biên ý vị dĩ” (Hoàng đế nhà Hán mở rộng biên giới ý chưa thôi) có ý phê phán các hoàng đế Trung Hoa xâm lấn các nước chung quanh. Từ thời Tần, Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh… nước Việt ta đều là đối tượng của các cuộc chiến tranh “khai biên”, xâm lược của họ. Lòng tham của các hoàng đế Trung hoa là vô hạn.
  • Truyền hình Trung Quốc phỏng vấn học giả Việt về tranh chấp Biển Đông

    28/06/2011Hạnh NguyênTiến sĩ Vũ Cao Phan , nhà nghiên cứu quan hệ Việt - Trung, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã có buổi trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Phượng Hoàng (Hồng Kông, Trung Quốc) trong tư cách Cố vấn khoa học Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam). Một phần của bài trả lời phỏng vấn này đã được phát trong Chương trình liên tuyến "Nhất hổ nhất tịch đàm" được truyền phát đến hơn 150 quốc gia trên thế giới tối thứ bảy, 25 /6/2011...
  • Biển Đông và hải đảo Việt Nam

    06/08/2010Biển Đông là biển lớn nhất trong sáu biển lớn của thế giới với diện tích khoảng 3.447.000 km2. Trong Biển Đông bao la đó, lãnh hải của Việt Nam chiếm khoảng trên 1.000.000 km2. Trước khi bị một số nước xâm chiếm, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay từ thế kỷ XVIII nước ta đã thiết lập đội Hoàng Sa để khai thác hải sản và bảo vệ chủ quyền của mình.
  • xem toàn bộ