Thắp lại tinh thần phụng sự Tổ quốc

11:03 SA @ Thứ Bảy - 30 Tháng Tư, 2016
"Phụng sự Tổ quốc" không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một mệnh lệnh dành cho mỗi người dân, trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn, thử thách. GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, chia sẻ cùng Sinh Viên Việt Nam...

Khi Tổ quốc cần

- Thưa, ông nhìn nhận thế nào về diễn biến phức tạp, căng thẳng trên biển Đông thời gian qua?

Theo nhận thức của tôi, hiện nay đất nước đang đứng trước nguy cơ bởi các hoạt động gây hấn có tính chất leo thang của Trung Quốc về yêu sách ở biển Đông. Việc Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; việc đưa ồ ạt tàu đánh cá vào biển Đông để khai thác; việc thành lập thành phố Tam Sa và đưa quân đồn trú trên các đảo Hoàng Sa của Việt Nam… là những hành động vi phạm chủ quyền nước ta, chứ không phải là nguy cơ nữa.

- Thời tuổi trẻ, ở thế hệ ông, khi Tổ quốc cất tiếng gọi thì khí thế thanh niên như thế nào?
Tuyệt đối tin tưởng vào sự sáng suốt của lãnh đạo đất nước. Hăng hái lên đường làm nhiệm vụ. Không sợ khó khăn gian khổ. Đã có một thời như thế đấy!

- Để đất nước trở nên hùng mạnh, theo ông, sinh viên nên phấn đấu thế nào?
Phải học giỏi để có một nền tảng học vấn vững chắc, chứ không phải chủ yếu là để đi thi lấy bằng cấp. Phải trở thành người tử tế và có trách nhiệm xã hội.

"Thất phu hữu trách"

- Về vấn đề biển Đông, giới trí thức (trong đó có những trí thức trẻ, sinh viên) cần phải làm gì, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng, những người thực sự có lòng yêu nước, những người tự nhận thấy mình là trí thức, cần nhớ đến câu của tiền nhân: "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách" (Tạm dịch: Nước nhà hưng thịnh hay suy vong, (đến) dân thường phải có trách nhiệm). Trách nhiệm đó phải được nhận thức là của mỗi cá nhân trước Tổ quốc, chứ không phải thứ trách nhiệm đặt lên vai của người khác, hay ỷ lại, cho rằng mọi việc đã có Đảng và Chính phủ giải quyết. Đảng và Chính phủ có thể đề ra chủ trương, chính sách. Nếu thuận lòng dân theo, nếu chưa thuận lòng dân thì dân có ý kiến. Nhưng từng người một phải có thái độ chính trị với Tổ quốc.

- Nhưng yêu nước không thể chung chung, mà cần có những hành động cụ thể, thưa ông?
Đúng vậy! Tôi không tin rằng, tất cả những người trí thức thì đều phải hoạt động chính trị. Nhưng đã là người có học thức, là trí thức thì phải có thái độ chính trị và bày tỏ chính kiến hết sức rõ ràng trước sự an nguy của Tổ quốc.

"Nước mất thì nhà tan", sứ mệnh của trí thức càng được đặt ra hơn bao giờ hết, để hiến kế và đoàn kết một lòng bảo vệ đất nước. Nhưng tôi buồn rằng, hình như vẫn có một bộ phận không nhỏ trí thức nhận thức mơ hồ, vẫn không chịu tỉnh táo theo dõi tình hình thời sự bằng nhãn quan và trí tuệ của mình, mà hình như ỷ lại và theo một sự lệ thuộc suy nghĩ nào đó. Một bộ phận khác khá bàng quan, không nghĩ đến những việc sát sườn của đất nước mà chỉ nghĩ đến những lợi ích trước mắt của mình. Một loại nữa, là biết tất cả mọi chuyện, nhưng vô trách nhiệm. Và một bộ phận khác, thì sợ hãi. Sợ hãi là một căn bệnh thâm căn cố đế của không ít người tự nhận mình là trí thức. Chính vì vậy, tôi rất ấn tượng với cuốn sách của bà Aung San Suu Kyi (người Myanmar đạt giải Nobel Hòa bình) nhan đề Thoát khỏi sự sợ hãi (Freedom from fear). Để có một Myanmar chuyển mình như bây giờ, đó là cả một quá trình vượt lên những sự sợ hãi.

- Còn vai trò của anh em trí thức trẻ hiện nay thế nào?

Tôi lạc quan vì nhiều bạn trẻ đang quan tâm đến những vấn đề chung của đất nước. Họ có chuyên môn và kỹ năng tốt. Rất nhiều người cống hiến thầm lặng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đất nước. Nhưng mặt khác, tôi khá buồn vì có không ít thanh niên tự soi mình vào một hệ giá trị méo mó. Trước đây, những giá trị được thừa nhận một cách phổ biến trên thế giới và trong xã hội truyền thống, là: Nhân cách, năng lực, sự sáng tạo, đóng góp cho xã hội… Bây giờ, thang giá trị đó được thay bằng: Có nhiều tiền, có những mối quan hệ tốt để kiếm ăn… Những biểu hiện như thế không ít. Trong bối cảnh, văn hóa và đạo đức của xã hội đang xuống cấp thì điều đó thật đáng lo ngại. Nhưng cho dù ai, theo bất cứ hệ giá trị nào thì đều có một mẫu số chung là bảo vệ đất nước. Trước đây, khi đất nước trong chiến tranh chống đế quốc, thực dân xâm lược, tinh thần phụng sự Tổ quốc được đặt lên hàng đầu. Và giờ đây, nó cần được phát huy trở lại.

Bản năng tự vệ

- Bản năng tự vệ luôn giúp ta ý thức và tự bảo vệ mình trước những nguy cơ. Nhưng nếu chỉ để bản năng thức tỉnh thì chưa đủ, ông đánh giá thế nào về vai trò của công tác giáo dục truyền thống?
Những bài học về lịch sử chống ngoại xâm sẽ giúp tăng cường sức đề kháng trước các mối nguy từ bên ngoài. Và vai trò của trí thức trong việc này rất quan trọng. Nhưng để làm được nhiệm vụ đó, trước hết, trí thức phải tự thức tỉnh chính mình, đừng để người dân gọi là trí... ngủ khi mà u mê về nhận thức, bàng quan trước vận mệnh của dân tộc và sợ hãi trước những áp lực vô hình. Những người đó phải tự thức tỉnh để làm gương cho giới trẻ.

- Trong cái rủi có cái may, thử thách hiện nay biết đâu là một cơ hội của đất nước?
Đây là cơ hội chúng ta phát huy dân chủ thực sự, lấy lại lòng dân, tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân. Về vấn đề biển Đông, chúng ta đang có chính nghĩa: Những nước lớn, các nhà khoa học và dư luận quốc tế đều cho rằng chúng ta có nhiều bằng chứng lịch sử, nhiều lợi thế về mặt pháp lý và có tính chính đáng để bảo vệ vùng biển của mình. Chính phủ cần làm cho nhân dân hiểu được Chính phủ đã tận dụng lợi thế này thế nào, để người dân yên tâm và tin tưởng.

Nhìn lại lịch sử, trong thời nhà Hồ, do một số chính sách làm mất lòng dân và không dựa vào dân nên khi quân Minh xâm lược, không được sự ủng hộ của người dân. Chính vì thế, trong Cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi viết: "Vừa rồi, nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận". Lịch sử cho thấy rằng, những lúc nước ta yếu, phương Bắc sẽ tìm cách gây hấn. Nhưng hiện nay, nước ta không phải đơn độc như thời nhà Hồ, có rất nhiều nước lớn muốn hợp tác, trao đổi với Việt Nam. Chúng ta cần tin vào dân, dựa vào dân. Trong lúc này, cần toàn dân một lòng vì sự vẹn toàn của Tổ quốc.

- Việt Nam cần có chiến lược gì trong thời gian tới?
Trước mắt là kiềm chế được tham vọng bá quyền của họ trên cơ sở giữ vững độc lập, tự cường và đoàn kết quốc tế. Lâu dài là kiên trì và chân thành xây dưng quan hệ láng giềng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.

- Xin cảm ơn ông!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Lãng quên Liệt sĩ, là đang sống vật vờ bên ngoài Tổ quốc

    26/07/2019Nếu lúc nào chúng ta lãng quên những Liệt sĩ của mình, chính là lúc ta đang sống vật vờ bên ngoài Tổ quốc...
  • Học cách nói thật để yêu Tổ quốc mình

    26/07/2019Phan ĐăngTôi muốn bắt đầu bài viết có chủ đề rất vĩ mô này bằng một câu chuyện rất vi mô. Đó là khoảng 2 năm trở lại đây, tôi có thói quen hay ngồi ở một hàng trà đá bên Bờ Hồ vào các buổi tối để ngắm người đi đường – ngắm cái “dòng chảy thiên hạ” với muôn hình vạn trạng những biểu hiện khác nhau...
  • Khi Tổ quốc cần

    15/09/2018Thanh ThảoCó một câu thơ trong bài thơ nổi tiếng Cuộc chia ly màu đỏ của nhà thơ
    Nguyễn Mỹ: “Khi Tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau”. Đó là những cuộc
    chia ly trong chiến tranh, khi người chồng lên đường ra trận, người vợ
    trẻ ở lại hậu phương làm việc và đợi chờ, sự chia ly ấy là lời đáp cho
    mệnh lệnh: “Khi Tổ quốc cần”. Biết sống xa nhau khi ấy cũng là biết hy
    sinh vì Tổ quốc.
  • Làm gì để phát triển cá nhân và Tổ quốc?

    24/07/2017Huy NguyễnTôi đã đọc qua những bài viết và nhận định của bạn đọc trên VnExpress về cách định hướng cho tương lai của mình. Phần đông có khuynh hướng thiên về cách làm ra tiền dựa trên nền tảng đột phá cá nhân trong kinh doanh, hơn là căn cứ vào kiến thức phổ quát theo nguyên lý người Việt thà làm chủ hơn làm công...
  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • Tư tưởng cải cách qua tờ sớ năm Tân Sửu của một viên quan yêu nước, thương dân

    10/01/2016PGS.TS. Bùi Xuân ĐínhSuốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, luôn trăn trở về tình trạng quan liêu của bộ máy công quyền các cấp - một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm
    quyền, để cải cách nền hành chính nước nhà đưa đất nước tiến lên...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Tổ quốc lâm nguy lòng người sao bình lặng được!

    21/07/2011Hoàng HườngTrước tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện này, mỗi công dân Việt Nam đều mong muốn biểu cảm lòng yêu nước của mình. Dù là nhạc sĩ chuyên nghiệp hay không chuyên thì những tác phẩm ra mắt là những cảm xúc chảy ra từ tim và có khả năng làm hàng triệu trái tim Việt Nam cùng thổn thức.
  • Công chức - thái độ hiện nay về lòng yêu nước

    09/07/2011Vinh AnhTrước đây, thường chỉ nghe nói đến cái sự hèn của trí thức. Chưa thấy ai nói đến cái sự hèn của công chức. Chỉ biết là có công chức mẫn cán và có công chức lười biếng và người có chút hiểu biết, coi đó chỉ là những tay làm thuê, chẳng khác gì những người lao động cơ bắp...
  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Đưa yêu sách bằng báo chí, truyền đơn một cách yêu nước

    07/04/2011Bùi Quang MinhMột thế kỷ đã qua, chúng ta nhớ lại cách thức thể hiện lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc bằng hình thức phát hành rộng rãi các tài liệu như tác phẩm đầu tay “Yêu sách của nhân dân An Nam” bằng tiếng Pháp và bản dịch thành thơ “Việt Nam yêu cầu ca” cùng dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc trong một chế độ thực dân bạo tàn, phản dân chủ...
  • Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

    02/09/2010Nguyễn Đăng TấnAi cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • xem toàn bộ