Thành đạt là gì?
Thành đạt (thành công) chỉ có ở cá nhân, cộng đồng con người. Nếu không có sự thành đạt của cá nhân, cộng đồng, quốc gia sẽ kém phát triển; ngược lại, quốc gia kém phát triển sẽ hạn chế sự thành đạt của cá nhân, cộng đồng trong quốc gia. Để nhận thức khái niệm thành đạt, cần tìm nguồn gốc của nó...
Nguồn gốc khái niệm thành đạt
Thành đạt là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng khách quan trong thế giới tự nhiên và xã hội loài người. Mỗi sự vật, hiện tượng khách quan trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có các mặt “đối lập”. Mặt đối lập tức là mặt “đứng ở phía đối ngược lại” với mặt kia. Trong thế giới tự nhiên và xã hội có các mặt đối lập cơ bản là: đối lập “song - hành” và đối lập “nhân - quả”. Các mặt đối lập song - hành (phải - trái, trên - dưới,…) được hình hành trên cơ sở quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh nó; còn các mặt đối lập nhân - quả (trước - sau, đầu - cuối,…) được hình thành trên cơ sở quay vòng của Trái đất tự quay xung quanh Mặt trời. Chính sự chuyển động không ngừng của Trái đất như vậy là cội nguồn sâu xa hình thành nên hiện tượng (khái niệm) thành đạt nói riêng, các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội nói chung.
Nói đến sự vật, hiện tượng, chẳng hạn như các chữ số, thì không thể không nói đến chữ số 2 - số nhiều nhỏ nhất; không thể không nói đến chữ số 9 - số nhiều lớn nhất. Chữ số 2 được coi là sự khởi đầu của các số nhiều; còn chữ số 9 là sự kết thúc của các số nhiều. Không có chữ số 2 sẽ không có các chữ số nhiều khác, cũng như sẽ không có chữ số 9. Nói cách khác, không có khái niệm “thành” sẽ không có khái niệm “đạt” trong khái niệm thành đạt.
Các mặt đối lập cơ bản trong khái niệm thành đạt là thành và đạt. Nhìn nhận từ góc độ các mặt đối lập song - hành, thành là muốn nói tới kết quả (mục tiêu) đạt được thông qua việc cân đối giữa các phương pháp thực hiện mục tiêu đó; còn đạt là muốn nói tới mục tiêu đạt được thông qua việc cân đối giữa mục tiêu và các phương pháp thực hiện mục tiêu, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhìn nhận từ góc độ các mặt đối lập nhân - quả, thành là muốn nói tới sự cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu ở mức độ thấp (ban đầu); còn đạt là muốn nói tới sự cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu ở mức độ cao. Do vậy, khi ta mong muốn bản thân thành đạt, hay chúc sự thành đạt cho ai, cộng đồng nào đó cũng tức là mong muốn có sự cân đối hơn giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện của bản thân, hoặc mong muốn cá nhân, cộng đồng đó điều chỉnh cân đối hơn giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện để có thành đạt. Mỗi con người mong muốn thành đạt trong hiện tại và tương lai đều phải cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện. Đó cũng là sự tuân thủ các quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập để có thành đạt của cá nhân, cộng đồng con người.
.
Thành đạt của cá nhân, cộng đồng con người
Thành đạt là khái niệm chỉ sự cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu của cá nhân, cộng đồng con người trong hiện tại và tương lai. Trong thực tế, có những cá nhân xác định mục tiêu trở thành một nhà giáo và phương pháp thực hiện mục tiêu đó bằng tự học là chính; còn cộng đồng thì vạch ra các mục tiêu “dân chủ, công bằng, văn minh” và thực hiện các mục tiêu đó bằng phương pháp chuyên chính là chủ yếu; có những cá nhân khác lại xác định mục tiêu trở thành một bác sĩ và phương pháp thực hiện mục tiêu đó không phải chủ yếu là tự học; còn cộng đồng thì vạch ra các mục tiêu “tự do, bình đẳng và bác ái” và thực hiện chúng bằng phương pháp dân chủ là chính;..v..v.. Tuy nhiên, cá nhân, cộng đồng con người là các sự vật, hiện tượng, phụ thuộc vào quy luật vận động khách quan của Trái đất - thế giới tự nhiên, xã hội. Do vậy, cá nhân, cộng đồng con người sống trong thế giới đó đều phải phụ thuộc vào các quy luật khách quan, tức là mỗi cá nhân, cộng đồng đều phải biết cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu đó để có sự thành đạt. Điều đó đã cho thấy rằng, thành đạt thật sự của cá nhân, cộng đồng con người được hiểu là sự cân đối giữa mục tiêu đặt ra và các phương pháp thực hiện mục tiêu của bản thân cá nhân, cộng đồng.
Sự cân đối giữa các mặt đối lập như vậy chính là nguồn gốc có thể tạo nên sự thành đạt của cá nhân, cộng đồng con người. Nếu sự vật, hiện tượng thành đạt không có các mặt đối lập nhân - quả, tức không có sự cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu, thì cá nhân, cộng đồng sẽ khó có được sự thành đạt. Nói cách khác, cá nhân, cộng đồng con người sinh ra, tồn tại trong thế giới này cần phải biết cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu. Cá nhân, cộng đồng nào trong quá khứ, hiện tại dù chưa thành đạt “có thể” sẽ thành đạt trong tương lai, nếu cá nhân, cộng đồng đó biết cân đối giữa mục tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu; ngược lại, cá nhân, cộng đồng nào trong quá khứ, hiện tại đã thành đạt bước đầu, nhưng không biết cân đối tiếp giữa mục tiêu và phương pháp thực hiện mục tiêu, cũng khó có thể thành đạt thật sự trong tương lai. Chính sự có thể thành đạt hoặc chưa thành đạt đã dẫn đến việc đưa ra các mục tiêu, khẩu hiệu, câu chúc khác nhau và các phương pháp thực hiện chúng để thành đạt, thành công,… cho cá nhân, cộng đồng con người. Song cũng chính từ sự có thể đó đã dẫn đến có cá nhân, cộng đồng lại đề ra các mục tiêu, khẩu hiệu mang tính “viển vông” (giáo điều, ấu trĩ, duy ý chí…), không có phương pháp thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả, tức phương pháp không phù hợp với khả năng thực tế thực hiện mục tiêu,…dẫn đến kết quả đạt được thấp, làm giảm uy tín, niềm tin, ý chí của cá nhân, cộng đồng con người.
Làm gì để cá nhân, cộng đồng thành đạt?
Thành đạt là mục tiêu, khẩu hiệu được nhiều cá nhân, cộng đồng ở các quốc gia mong muốn trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, để có được điều đó, mỗi cá nhân, cộng đồng ở các quốc gia cần phải nhận thức được nguồn gốc, bản chất của thành đạt, tức cần phải biết cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu. Bởi nếu không hiểu nguồn gốc, bản chất của thành đạt, mỗi cá nhân, cộng đồng sẽ không biết tự kiềm chế “tham vọng”, tức mong muốn không chính đáng hay mục tiêu đặt ra quá xa vời, phương pháp thực hiện mục tiêu không phù hợp, mặc dù có quyết tâm thực hiện rất cao; ngược lại, có khi còn dẫn đến các căn bệnh như duy ý chí, giáo điều trong việc xác định các mục tiêu, hay các căn bệnh thành tích, nóng vội trong phương pháp thực hiện mục tiêu. Mỗi cá nhân, cộng đồng con người muốn thành đạt cần phải nhận thức thấu đáo về nó, biết cân đối giữa mục tiêu đặt ra và phương pháp thực hiện mục tiêu. Điều đó có nghĩa là, những cá nhân và cộng đồng nào thật sự biết điều chỉnh một cách cân đối giữa mục tiêu đặt ra và các phương pháp thực hiện mục tiêu, tức biết kết hợp giữa “lời nói” (mục tiêu đặt ra) và “việc làm” (phương pháp thực hiện mục tiêu) sẽ là những cá nhân, cộng đồng có nhiều thành đạt nhất.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn