Ngũ Đức, vốn liếng lớn nhất cho sự thành đạt

10:27 CH @ Chủ Nhật - 11 Tháng Bảy, 2010
Bộ Binh pháp Tôn Tử*) nổi tiếng của Trung Quốc đã nêu ra “Ngũ Đức” cần có đối với kẻ làm tướng thời cổ là “Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm”. Tuy đây vốn được Tôn Tử coi là 5 phẩm chất cần có ở những người chỉ huy quân đội, nhưng người ta xác định rằng nó cũng là 5 phẩm chất mà những nhà kinh doanh trên thương trường cần có và hội tụ đủ.

Trí là trí tuệ cơ mưu. Thị trường cũng có sự cạnh tranh ác liệt chẳng kém chiến trường. Các nhà kinh lý luôn phải mưu cầu sống còn và phát triển trong những môi trường mà kẻ mạnh đầy rẫy, tin tức rối mù, không đủ trí năng và mưu lược thì không thể tồn tại và phát triển. Muốn có được trí năng hoàn bị, thứ nhất cần chịu khó học tập lý luận về thị trường và các tri thức hữu quan, nắm vững các quy luật kinh doanh thị trường; thứ hai, cần ra sức học tập kinh nghiệm và rút ra bài học từ người khác, lấy cái hay của người bù đắp chỗ khiếm khuyết của mình; thứ ba, cần mạnh bạo lao vào thực tiễn, không ngừng tìm tòi, tích lũy hiểu biết, nâng cao tài năng kinh doanh.

Tín là coi trọng tín nghĩa, danh dự. Doanh nghiệp khác nào chiếc cầu bắc giữa nhà kinh doanh và khách hàng. Tín nghĩa của công ty xí nghiệp ra sao tùy thuộc rất lớn ở sự phát huy vai trò “cửa sổ” của ngành tiêu thụ. Điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải đối đãi với khách hàng bằng lòng chân thành, đã nói là làm, đã làm là có kết quả, dùg sự trọng tín nghĩa để lôi cuốn, chinh phục khách hàng. Đồng thời, phải trung thực chấp hành chiến lược kinh doanh của công ty xí nghiệp, tận lực thực hiện mục tiêu đề ra, không làm bất cứ điều gì tổn hại đến danh dự và lợi ích của công ty, xí nghiệp.

Nhân là một lòng phục vụ với tiêu chí “khách hàng trên hết”, “Mọi điều nghĩ về khách” là biểu hiện về nhân nghĩa của công ty, xí nghiệp. Làm nhà doanh nghiệp, phải nghĩ những gì khách nghĩ, đáp ứng những gì khách cần bảo khách những gì họ chưa biết, gỡ chỗ bí cho khách. Chớ nên “lúc hàng bán chạy thì vênh váo, lúc hàng ế ẩm thì nài nỉ”. Chất lượng phục vụ về ý nghĩa nào đó quyết định tuổi thọ thị trường của một mặt hàng và hiệu quả kinh tế của nó. Nhà doanh nghiệp còn cần phải hợp tác chân thành với đồng sự, quan tâm ủng hộ lẫn nhau, hợp lực với nhau, biến điểm bán hàng thành “lô cốt đầu cầu” trông ra thị trường của công ty, xí nghiệp.

Dũng là dũng cảm, điềm tĩnh. Trong thị trường vạn biến khôn lường, mỗi hành động kinh doanh đều mang tính mạo hiểm và bị thách thức. Điều đó đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải có tinh thần dám đương đầu với thách thức, bình tĩnh ứng phó tình huống bất ngờ, mạnh bạo mở ra con đường mới. Đối với nghiệp vụ bán hàng, phải tích cực thúc đẩy lôi cuốn người mua, gặp lúc khó khăn, không được oán trách trời trách phận, mà phải chủ động ra tay, tích cực điều chỉnh sách lược kinh doanh tiêu thụ, dùng những thủ pháp độc đáo của mình để xoay chuyển tình thế.

Nghiêm là nghiêm túc cần mẫn. Một là phải nghiêm với bản thân mình, gương mẫu tuân thủ kỷ luật quy định; hai là làm đúng phương án kinh doanh, không coi nhẹ một khâu nào, giữ vững các “cửa ải trọng yếu”.

*)Binh pháp Tôn Tử, do Tôn Vũ soạn thảo vào năm 512 TCN đời Xuân Thu được tôn xưng là Tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại. Tuy là một bộ binh thư cho quân sự, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh pháp Tôn Tử có thể áp dụng vào lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Câu cuối chương 3 thường được chúng ta nhắc nhiều đến : "Biết người biết ta, trăm trận không nguy; Không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; Không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại."
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Sự thành đạt và bí quyết thành bại

    13/10/2015Bùi Quang MinhAi làm kinh doanh cũng muốn người đời công nhận mình là người thành đạt. Ý niệm Thành Đạt chiếm cứ tâm trí ta từng giây phút bởi nó là một trong những nhu cầu căn bản của con người – 2 mức nhu cầu tâm lý cao nhất của tháp nhu cầu Maslow. Bởi vậy, biết được làm sao để thành đạt, những nhân tố cơ bản làm nên sự thành công là biết được một bí mật to lớn, vô giá đối với một con người...
  • Những bài học của một doanh nhân thành đạt

    15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Chữ "lễ" hay chữ “đồng thuận"?

    19/11/2010Phạm Toàn"Đồng thuận là một cách sống của con người hiện đại, dân chủ và tự do, có giáo dục và có trách nhiệm, cả trong đời sống xã hội cũng như trong cái tế bào của xã hội - gia đình" - nhà giáo - nhà văn Phạm Toàn.
  • Vài kết quả về điều tra nhân cách người thành đạt theo phương pháp NEO PI-R

    29/02/2008Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đều nhận thấy mỗi người một khác không ai giống ai và sự khác nhau này thể hiện ra từ những hình thức đơn sơ nhất. Mục đích của thuyết 5 nhân tố (Five Factor Model) là nhằm "quan sát người khác, ghi chép lại những sự khác biệt giữa các cá nhân đó"...
  • Các nhà lãnh đạo thành công suy nghĩ như thế nào?

    05/10/2007Thu Phươngtác giả đã tiến hành phỏng vấn hơn 50 nhà lãnh đạo được coi là thành công (nhiều người được phỏng vấn tới 8 giờ đồng hồ) và phát hiện ra rằng, hầu hết trong số họ có chung một đặc điểm bất thường: họ có khả năng giữ trong đầu hai quan điểm trái ngược cùng một !úc và sau đó, họ có khả năng giải quyết một cách sáng tạo sự căng thẳng giữa hai ý tưởng...
  • Tám đức tính để lãnh đạo

    29/10/2006Nguyễn Công Phú, Tổng giám đốc Apave Việt Nam và Đông Nam ÁTrong môi trường kinh tế quá độ, một số lãnh đạo doanh nghiệp hay biện minh cho hành động hoặc triết lý hành động của mình bằng câu: “Thương trường là chiến trường”.Nhận thức trên chỉ đúng trong một bối cảnh, một khoảng thời gian ngắn và cá biệt. Bởi lẽ lịch sử đã chứng minh rằng hòa bình và phát triển bền vững để giàu mạnh, hạnh phúc là điều mong muốn của con người.
  • Đi tìm chân dung nhà lãnh đạo hiện đại

    01/01/1900Phạm NguyễnNhững ngày này, các thuật ngữ "thế giới phẳng", "toàn cầu hóa", "hội nhập", "WTO"... xuất hiệnvới mật độ chưa từng có trên báo chí và trong cả những cuộc thường đàm. Điều ấy cho thấy rằng trong tình hình hiện nay, những vấn đề trên đang là mối quan hàng đầu, thương trực củagiới kinh doanh trong nước. Một lần nữa, buổi hội thảo" CEO trong thế giới phẳng" lại thổi bùng lên mối quan tâm này. Ở đây, vấn đề được khubiệt trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp...
  • Để trở thành người đàn ông thành đạt

    06/04/2006Ngọc BíchNhiều đàn ông có hoài bão làm chủ một doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, chỉ một số ít với tới được cái đích đó. Đa số mọi người chỉ nghĩ đến những thuận lợi và kết quả tốt đẹp phía trước, ít ai hiểu rằng có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều điều phải biết, rất nhiều trở ngại sẽ gặp trong quá trình thiết lập sự nghiệp...
  • 8 lời khuyên cho người lãnh đạo dũng cảm

    31/10/2005Huỳnh Hoa lược dịch, Alice DragoonNgười lãnh đạo dũng cảm cần giữ được thăng bằng giữa việc thúc đẩy cải tổ và sự bảo đảm rằng tổ chức của mình sẽ chấp nhận. Dưới đây là những chiến lược mà nhiều người trong 100 giám đốc công nghệ thông tin (CIO) được tôn vinh năm nay đã sử dụng...
  • Đặc điểm của những con người thành đạt

    22/07/2005“Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. ...
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • 6 khả năng cần rèn luyện để trở thành người lãnh đạo

    27/01/2004Bạn muốn trở thành nhà lãnh đạo, nhà kinh doanh, một tổng giám đốc, một chuyên gia đầu ngành, một nhà thiết kế tài năng ... chúng tôi mời bạn cùng tìm kiếm và khám phá những bí quyết đó...
  • Xây dựng phong cách lãnh đạo

    11/11/2003Quản trị không đơn thuần giống như việc xử lý một đơn đặt hàng. Một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng phong cách lãnh đạo là nhân cách và uy tín. Những nhân tố khác như tình thương, sự nhạy cảm, tính độ lượng và nhân từ cũng là những yêu cầu rất quan trọng.
  • xem toàn bộ