Tết Dân tộc, nghĩ về Dân tộc

06:25 CH @ Thứ Ba - 25 Tháng Giêng, 2011

Từ xưa đến nay, người Việt Nam dù giàu dù nghèo ai cũng có thói quen lo Tết. Người giàu ăn Tết theo kiểu người giàu, người nghèo ăn Tết theo kiểu người nghèo nhưng chưa chắc ai ăn Tết vui hơn. Năm nào cũng vậy, còn khá lâu mới đến Tết nhưng ai nấy đều đã nghĩ về Tết. Trước hết là những người lo Tết cho các chiến sĩ ở biên cương, hải đảo, là ngành giao thông vận tải lo chuyên chở khách đi lại. Những người sản xuất và buôn bán hàng Tết lo sớm nhất. Sắp đến ngày cuối năm, đường phố đầy người lo sắm Tết, cửa hàng đông khách hơn, quầy bán hàng Tết dần dần xuất hiện khắp nơi…

Tính dân tộc hiện lên đậm nét nhất trong mấy ngày Tết. Từ thú ăn đến thú chơi, thú mua sắm, Tết Ta khác xa Tết Tây. Bữa ăn sum họp gia đình tối 30, mâm cơm cúng ông bà, lời khấn trước bàn thờ tổ tiên, lời chào hỏi chúc tụng nhau ngày Tết…đều khác với ngày thường. Du khách Tây muốn tìm hiểu Việt Nam thường đến nước ta vào dịp Tết.

Trong dịp đón mùa xuân mới, mọi người nghĩ đến gia đình một phần thì nghĩ tới nước nhà mười phần. Suy nghĩ ấy tăng dần bởi vận mệnh dân tộc ta đang đứng trước những thách thức lớn trong, ngoài nước; tình hình kinh tế xã hội đang có những thách thức. Thách thức quả là nhiều và đáng ngại, khiến lòng dân phải lo, nỗi lo dân tộc có thể bị tụt hậu, lo cho biên cương tổ quốc, nạn tham nhũng lan tràn, môi trường sống bị thu hẹp, sự phân hoá giàu nghèo tăng dần…

Trên diễn đàn của báo chí, của nhân dân, nhiều bạn đang thảo luận nghiêm túc những câu hỏi về nguyên nhân vì sao nước ta tụt lại đàng sau một số nước láng giềng thời xưa cũng nghèo như ta, về thời cơ, thách thức của dân tộc.

Chúng ta dễ dàng nhất trí trong đánh giá tình hình và nỗi lo ngại tụt hậu, nhưng điều quan trọng lại là tìm ra nguyên nhân và cách giải quyết.

Có người nói đó là do cơ chế. Có người nói đó là do đạo đức xã hội xuống cấp. Có người đổ lỗi cho các thế lực thù địch bên ngoài…Nhưng bình tâm suy nghĩ kỹ ta sẽ có thể thấy một trong các nguyên nhân sâu xa nhất làm cho tình hình kinh tế xã hội nước ta khó khăn như hiện nay là do tinh thần dân tộc của chúng ta ngày càng phai nhạt. “Chúng ta” ở đây là bạn và tôi, là tất cả mọi người từ lãnh đạo tới dân thường. Đừng đổ lỗi cho ai khác.

Trong lịch sử, dân tộc Việt nổi tiếng về lòng yêu nước, tinh thần bất khuất. Bác Hồ từng nói : “Dân tộc ta có lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết hợp thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”. Các cuộc kháng chiến vừa qua đã chứng minh nhận định ấy.

Nói tinh thần dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng nhất về mặt này, Người luôn luôn đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, tất cả vì dân tộc. Chúng ta học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, phải nhớ điều này.

Hiện nay, sau mấy thập niên sống trong hoà bình chỉ lo làm kinh tế, nhất là từ khi nước ta cuốn theo trào lưu toàn cầu hoá, tinh thần dân tộc của người Việt phai nh ạt dần. Nhà sử học Đinh Xuân Lâm và nhiều người khác đã cảnh báo tình trạng này. Xuất hiện sự “lãnh cảm” đối với các vấn đề thời sự, nhất là các vấn đề gai góc. Người ta lao vào kiếm tiền. Vì đồng tiền người ta sẵn sàng làm tất cả. Thí dụ có người buôn hàng tỷ bạc giả đưa từ bên ngoài vào nước ta. Có cán bộ tiếp tay cho công ty nước ngoài để công ty đó được trúng thầu…Thử hỏi còn mấy người có suy nghĩ : “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương xứ Bắc” (Lời Trần Bình Trọng)?

Có thể bạn sẽ nói : tinh thần dân tộc của chúng ta vẫn rất cao đấy chứ, hãy xem mỗi lần thi đấu bóng đá quốc tế, thanh niên ta hăng hái cổ vũ cho đội nhà tới mức báo chí nước ngoài phải ngạc nhiên kia mà.

Đúng vậy, nhưng khi các cổ động viên ấy rời sân bóng thì khán đài đầy rác họ vứt lại. Sân vận động ở Nhật hoặc Hàn Quốc không như thế, mặc dù người xem bóng đá cổ vũ hăng hái chẳng kém ta. Đó mới là bộ mặt đầy đủ của tinh thần dân tộc.


Tinh thần dân tộc không chỉ thể hiện khi nước nhà bị xâm lăng hoặc khi có các hoạt động bề nổi, mà trước hết thể hiện ở cách hành xử của mỗi công dân. Mỗi quốc gia- dân tộc nạn tham nhũng tràn lan, giả dối gian lận, trộm cắp tài sản hữu hình và vô hình (như nạn đạo văn chẳng hạn), lười lao động…thì không thể coi đó là tinh thần dân tộc cao. Đâu phải vì đói mà người ta bắt chim câu thả trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội. Đâu phải vì thiếu ăn mà cán bộ ta ngang nhiên ăn hối lộ. Rất nhiều thành phố nước ngoài có nạn tắc đường nhưng họ không có nạn tranh cướp đường mà đi như ở ta…

Tinh thần dân tộc trước hết thể hiện ở lòng tự tôn, tự trọng dân tộc, trong mọi việc trước tiên đều nghĩ chớ nên để mất danh dự dân tộc mình. Nếu phần lớn mọi ngừơi đều tự giác nghĩ như thế thì sẽ không có nhiều thói xấu kể trên. Cán bộ công quyền nghĩ thế thì sẽ ngại nhận tiền “bôi trơn” từ người dân. Đan Mạch, Singapore, Phần Lan… là các quốc gia trong sạch vì mỗi người dân đều có lòng tự trọng dân tộc cao, dù họ sống trong chế độ tư bản chủ nghĩa.

Một bạn kể lại: sang thăm Singapore không bao giờ phải lo chuyện giá cả khi mua hàng, khi đi taxi… Nếu ai mặc cả, dân bản địa sẽ nói : “Người Singapore chúng tôi cái gì cũng đúng giá”. Trên đường phố đôi chỗ có biển viết : Nhổ bậy phạt 500 đồng SGD (100 SGD tương đương 1.5 triệu đồng VNĐ), vứt rác bậy phạt 1.000 SGD…Tôi ở đây cả tuần ngày nào cũng ra đường mà chưa hề thấy một viên cảnh sát, vậy ai phạt người vi phạm? Thế mà chẳng ai nhổ bậy, vứt rác cả. Tại sao? Chỉ vì họ tự hào là người Singapore. Khi tôi dùng tiếng Hoa hỏi người lái taxi: “Nghe nói 70% người Singapore các ông là người Trung Quốc?” Ông ta cải chính ngay: “Chúng tôi là người Hoa, không phải là ngừơi Trung Quốc!”.

Một cán bộ làm xuất khẩu lao động kể lại: Khi đàm phán ký hợp đồng với công ty Hàn Quốc, anh đấu tranh đòi bảo đảm ngày làm 8 giờ cho người lao động Việt Nam. Đối tác đồng ý nhưng lại nói : “Dân chúng tôi không bao giờ làm việc 8 giờ một ngày. Nếu làm thế thì Hàn Quốc sao có thể chỉ 30 năm tăng được GDP đầu người từ 92USD lên hơn 10.000 USD? Người Nhật còn làm việc hăng hơn chúng tôi. Đó là tinh thần dân tộc của họ”.

Hàn Quốc chỉ có 50 triệu dân, diện tích chưa bằng một tỉnh lớn của Trung Quốc, cách Trung Quốc một eo biển, chỗ hẹp nhất chưa đầy 170Km, thế mà tàu đánh cá Trung Quốc vi phạm vùng biển Hàn Quốc là bị bắt ngay. Dĩ nhiên không thể hoàn toàn bắt chước tinh thần của một dân tộc nào, mà chỉ nên học phần hay phần tốt của họ. Thí dụ người Hàn Quốc không mua hàng ngoại, người Nhật coi thường người châu Á…thì chẳng nên học. Cũng cần thấy một sự thật: cùng một dân tộc có tinh thần dân tộc cao, nếu có cơ chế chính trị và sự lãnh đạo đúng đắn thì sẽ dân giàu nước mạnh; ngược lại sẽ nghèo đói. Hai miền bán đảo Triều Tiên là thí dụ điển hình. Suy ra nếu dân ta có tinh thần dân tộc cao thì với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, nhất định nước ta sẽ mau chóng giàu mạnh.

Thời gian gần đây, tinh thần dân tộc Việt có sự khởi sắc khá ấn tượng. Chưa bao giờ dân ta bàn thảo nhiều về vận mệnh dân tộc như năm qua. An ninh tổ quốc, môi trường sống, khai thác bô-xít, đường sắt cao tốc, Vinashin…Năm Canh Dần có lắm sự kiện lớn được toàn dân từ già đến trẻ quan tâm. Báo chí bàn bạc nhiều những vấn đề vận nước, phê phán những tồn tại trong kinh tế, điều hành đất nước…Người Việt Nam trong và ngoài nước đập tơi bời bài viết trên báo điện từ đài BBC của Đỗ Ngọc Bích chê các thanh niên trí thức nước ta vì chịu ảnh hưởng của “chủ nghĩa dân tộc do nhà nước điều khiển” mà “ mù quáng phê phán” Trung Quốc có ý đồ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội đã góp phần nâng cao tinh thần dân tộc ta, tuy rằng lẽ ra có thể làm tốt hơn.

Đó quả thật là điều đáng mừng.

Mong sao trong năm Tân Mão người Việt chúng ta sẽ phát huy tốt hơn nữa tinh thần dân tộc, nhanh chóng xây dựng đất nước ta giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn mình, hạnh phúc.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa

    02/02/2010Mai Thị QuýTinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. “Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại...
  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Xin nói thẳng, không có bản sắc dân tộc Việt Nam “hiện đại”

    09/07/2018Lê Mỹ phỏng vấn TS. Nguyễn Vân NamCái mà chúng ta gọi là bản sắc dân tộc VN hiện đại hôm nay, theo tôi khác với bản sắc dân tộc truyền thống. Hay nói thẳng thắn là không có bản sắc dân tộc VN hiện đại...
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Yêu nước

    30/04/2016GS. Tương LaiKhi “sơn hà nguy biến” trước giặc ngoại xâm thì phải bằng súng gươm để hóa giải, nhưng khi đất nước đối diện với nghèo nàn và lạc hậu, với tham nhũng và thoái hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức quyền, thì phải bằng bản lĩnh và trí tuệ của tuổi trẻ để giúp nước. Cuộc chiến đấu này không có gươm súng, không dàn thành trận tuyến nhưng...
  • "Dân tộc không có sông Ngân"

    30/04/2016Anh Minh thực hiệnĐã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác?...Hòa hợp dân tộc không phải là hòa giải giữa trong với ngoài. Đó là hòa hợp giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân. - GS. Cao Huy Thuần.
  • Tư tưởng cải cách qua tờ sớ năm Tân Sửu của một viên quan yêu nước, thương dân

    10/01/2016PGS.TS. Bùi Xuân ĐínhSuốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, luôn trăn trở về tình trạng quan liêu của bộ máy công quyền các cấp - một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm
    quyền, để cải cách nền hành chính nước nhà đưa đất nước tiến lên...
  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Chủ nghĩa dân tộc văn hóa

    30/11/2014Cao Huy ThuầnTrong rất nhiều sắc thái và biến dạng khác nhau của chủ nghĩa dân tộc, tôi chỉ chọn một khía cạnh thôi để hạn chế vấn đề: khía cạnh văn hoá. Sự lựa chọn đó khiến tôi phải trở lui về thế kỷ XVIII, bởi vì đó là lúc mà chủ nghĩa dân tộc xuất hiện tại châu Âu, xuất hiện trước tiên dưới hình thức văn hoá.
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Cội nguồn sức mạnh dân tộc Việt Nam là “Giao Chỉ”

    18/10/2010Võ Đông ChíNhân 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tự nhiên thấy chữ Giao Chỉ (交趾) mà cảm hứng viết nên bài này hầu bạn đọc...

  • Nhân ngày Tết độc lập, nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc

    05/09/2010Trung NgônCó lúc, với không ít người, bản sắc văn hóa dân tộc là điều gì đó xa vời, không thiết thực. Cứ như là câu chuyện chung chung của những người khác, của thế hệ khác, sau này. Nhưng bây giờ thì “cuộc xâm lăng văn hóa” đã xộc đến từng vùng quê, gõ cửa từng nhà, gây bao nông nỗi cho những con người, những số phận...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...
  • Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

    25/02/2010Chu LaiLâu nay, người ta hay có thói quen suy nghĩ trên một lộ trình đường ray rằng, cái gì đã định hình thì mãi mãi định hình, bất biến, không thay đổi. Ví như lòng yêu nước.
  • Tính ít sáng tạo - thách thức và tiềm năng cho dân tộc Việt

    15/11/2009TS. KTS. Phó Đức TùngTrong mỗi dân tộc đều có những người thuộc loại sáng tạo và những người khác thuộc loại thực hiện, nhưng nhìn chung có một cái gọi là văn hóa dân tộc, có thể xuất phát từ nguồn gốc tôn giáo, giáo dục, chủng tộc v.v..
  • Không chấp nhận tách mình ra khỏi dân tộc

    15/09/2009Nguyễn Văn NghiKỷ niệm sinh nhật của Nguyễn An Ninh (15.9.1900) được đánh dấu bằng một “món quà” đặc biệt, đó là tập Nguyễn An Ninh – Tác phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản tại Nxb Văn học, tháng 6.2009 vừa qua.
  • Mỗi người có cách yêu nước riêng

    27/05/2009Hàm ĐanVượt qua mục đích ban đầu là bộ phim tài liệu độc lập của gia tộc, Mạn đàm về “người man di hiện đại” đã dựng chân dung một người “khổng lồ” đầu thế kỉ XX: Học giả Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Một nền văn hóa dân tộc

    08/05/2009Phạm QuỳnhMột cuộc bàn cãi sôi nổi đang diễn ra ít lâu nay trong một số anh em đồng nghiệp báo chí nước Nam chúng tôi. Đó là về việc nước Nam có một nền văn hoá dân tộc không. Một dân tộc nổi danh hiếu học, tự hào về các bậc túc nho, qua bao thế kỷ có sản sinh ra được một nền văn hoá dân tộc mang bản sắc riêng không? Hay rốt cuộc nó chỉ là một cậu học trò, dù đôi khi là một học trò xuất sắc nhưng vẫn là một học trò của nước Trung Hoa, người mẹ của toàn bộ văn hóa và văn minh, cô giáo duy nhất của tất cả các dân tộc Viễn Đông?
  • Đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc

    24/04/2009Tháng 4-1975 sẽ mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc là thời điểm thống nhất đất nước. Nhân dịp 30 năm ngày đất nước về một dải "từ mũi Cà Mau đến địa đầu Móng Cái", nguyên thủ tướng - "lão tướng" Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi với phóng viên tuần báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao) về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc. Ông cho rằng chúng ta phải nhanh chân, đừng tự ru ngủ mình...
  • Nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc

    14/03/2009GS. Tương LaiSứ mệnh thiêng liêng của thế hệ Việt Nam ngày nay là phải giữ gìn độc lập, tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ trong một thế giới đầy biến động. Bản lĩnh của người lãnh đạo là phải biết khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy sức mạnh dân tộc được khởi nguồn từ mệnh lệnh trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
  • Tân văn - Tân thư và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng yêu nước ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

    07/11/2006PGS, TS Lê Thanh BìnhTân thư góp phần giúp cho trí thức Việt Nam tiêu biểu thời đó học được phương pháp mà sau này người ta thường gọi là: “Tự thức tỉnh, tự phê phán" để nhìn nhận rõ các ưu khuyết, nhất là các nhược điểm trầm trọng của chính tầng lớp mình, của nhân dân mình, dân tộc mình đặng sửa chữa, khắc phục...
  • xem toàn bộ