Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

09:10 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Năm, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

John Locke viết ra câu về quyền của con người được có “cuộc sống, tự do và tài sản.” Nhưng khi Thomas Jefferson viết Tuyên ngôn Độc lập, ông ta đã đổi câu này thành “cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Phải chăng Jefferson muốn truyền đạt một sự phân biệt quan trọng khi ông ta thay đổi như vậy? Hoặc phảichăng là có mối liên hệ nào đó giữa quyền sở hữu tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc?

W.F.H.

W.F.H. thân mến,

Câu hỏi của bạn thật tuyệt vời. Thoạt nhìn ta thấy chẳng có liên hệ gì lớn giữa quyền sở hữu tài sản và quyền mưu cầu hạnh phúc. Do đó khi lấy cái này thay cho cái kia, thì nó có vẻ như một sự thay đổi kỳ quái. Tuy nhiên, ta hãy khảo sát các thuật ngữ và xem liệu ta có thể hiểu ra điều Jefferson cố gắng làm hay không.

Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự.

Ý nghĩa thứ nhì mà Locke dành cho từ “tài sản” thì hạn hẹp hơn. Trong nghĩa thứ hai này nó đồng nghĩa với “điền sản” và hàm ý chủ yếu là sự sở hữu đất đai. Tuy nhiên ý nghĩa thứ hai này có thể dễ dàng mở rộng để bao gồm mọi hình thức quyền sở hữu đối với tài sản sinh lợi và vẫn được biện biệt rõ ràng với nghĩa thứ nhất mà Locke dành cho từ này. Quyền sở hữu tài sản hoặc, khái quát hơn, tài sản sinh lợi, đã được Jefferson đổi thành quyền mưu cầu hạnh phúc.

Xin hãy chú ý rằng Jefferson không tuyên bố về quyền bất khả tiêu hủy của con người là quyền được hạnh phúc, mà chỉ nói tới quyền mưu cầuhạnh phúc. Không chính quyền nào có thể bảo đảm quyền được hạnh phúc vì trên đời này không có cách chi để bảo đảm rằng các công dân sẽ được hạnh phúc. Điều tốt nhất mà chính quyền có thể làm là tạo ra một số điều kiện mà nhờ đó người dân có thể mưu cầu hạnh phúc. Đó là những điều kiện mà những hành động của chính quyền có thể trực tiếp bảo đảm. Những yếu tố khác trong việc mưu cầu hạnh phúc đều nằm ngoài khả năng của chính quyền và nó không thể trực tiếp làm gì được.

Một chính quyền không thể làmcho mọi cá nhân trở nên đức hạnh, hoặc thu xếp cho họ có được những người bạn tốt hoặc một đời sống gia đình đáng hài lòng.

Một chính quyền có thể bảo đảm rằng không ai bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng, nhưng nó không thể khiến cho mọi người biết tiết chế hoặc ngăn không cho người ta hủy hoại sức khỏe qua việc ăn uống quá độ. Tương tự, một chính quyền có thể cung ứng những tiện nghi giáo dục thích đáng cho mọi người, nhưng nó không thể khiến mọi người khai thác được những cơ hội này. Tóm lại, một số sản phẩm cần thiết cho hạnh phúc lại thuộc về cuộc sống riêng hoặc nội tại của một cá nhân. Việc một người có thể đạt được những sản phẩm đó hay không là tùy ở người ấy. Về những sản phẩm đó, chính quyền chỉ có thể khuyến khích việc mưu cầu hạnh phúc một cách gián tiếpbằng cách tác động đến các điều kiện bên ngoài hoặc điều kiện chung của đời sống cá nhân nhằm cung ứng cho cá nhân ấy một số hàng hóa kinh tế và chính trị.

Các sản phẩm chính trị là những thứ được liệt kê trong phầnmở đầu của Hiến pháp Mỹ. Nếu con người sống trong một xã hội vốn công bằng, có thanh bình cả trong lẫn ngoài, và muốn đem lại tự do cho các công dân, thì họ đã có được những điều kiện chính trị để mưu cầu hạnh phúc. Đây là trường hợp của thế kỷ 18 và nay cũng vậy.

Để có một cuộc sống tốt đẹp, con người cũng cần một nguồn cung cấp hợp lý những sản phẩm kinh tế mà chúng tạo thành của cải hoặc nhờ của cải đem lại – những món như các phương tiện sinh tồn, các tiện nghi và các tiện lợi cho cuộc sống, chăm sóc y tế và bảo vệ sức khỏe, các cơ hội giáo dục, các cơ hội giải trí và nhiều thời gian rảnh không phải lao động. Quyền thủ đắc những sản phẩm kinh tế ấy hiển nhiên là một phần của quyền mưu cầu hạnh phúc.

Trong thế kỷ 18, những người có tài sản đáng kể đã sở hữu hoặc tiếp cận được những sản phẩm ấy cho mình cũng như gia đình. Do đó nếu chính quyền bảo vệ tài sản của họ (tức là điền sản), thì nó đã bảo đảm cho họ các điều kiện kinh tế để mưu cầu hạnh phúc. Điều này có thể giải thích điều suy nghĩ của Jefferson khi thay thế từ “tài sản” bằng “mưu cầu hạnh phúc”. Chắc chắn rằng, cụm từ thay thế ấy bao hàm điều đó và hơn thế nữa: nó bao gồm những điều kiện kinh tế cũng như chính trị cần phải có.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Các nhà tâm lý học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy điều làm cho họ hạnh phúc

    21/03/2017TS. Đào Thị OanhSự giàu có về vật chất không làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc. Và, các nhà tâm lý học cần phải làm rõ xem điều gì làm cho con người hạnh phúc...
  • Nguồn gốc của hạnh phúc và bất hạnh

    20/03/2016Trong cuộc sống, mọi người đều có thể cùng nhau vun đắp hạnh phúc. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cặp nam nữ nào cũng có thể chung sống đến đầu bạc răng long. Hôn nhân trong cuộc sống hiện đại là một thử thách lớn cho hai người trưởng thành...
  • Nghịch lý CIO: Làm sao để vừa thành công vừa Hạnh phúc?

    25/10/2014Minh Anh dịch, Megan SantosusKhi nói về nghề giám đốc công nghệ thông tin (CIO), người ta nghĩ đến dạng người gần như độc tưởng - luôn đi sớm về khuya, cống hiến bản thân cho công việc, không có thời gian để tạo sự thăng bằng trong cuộc sống...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • “Tài sản” quyền lực

    05/02/2006Bạn đang giữ một vị trí quản lý trong công ty? Có bao giờ bạn nhận thấy xung quanh mình có những người dù đang giữ những chức vụ có vẻ "không cao" nhưng ai cũng phải "ngước nhìn”. Tiếng nói của họ dường như rất có ảnh hưởng, rất có trọng lượng đối với mọi người, thậm chí cả với cấp trên...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Hạnh phúc vẫn hơn là “cái đúng”

    20/10/2005Huy MinhTrong gia đình, làm cho mình và các thành viên khác hạnh phúc hơn mới là đúng nhất! Điều đó không có nghĩa là chúng ta nên tránh né mọi cuộc tranh luận, hay ngoan ngoãn đi theo sự dẫn dắt của người bạn đời, hày chiều chuộng mọi sở thích của con cái
  • Tài sản của chúng ta: nỗi nhục nghèo khó!

    06/10/2005Trương Bảo ChâuTự nhận tài sản lớn nhất của mình là sự nghèo khó, thấy “nhục khủng khiếp” khi xin visa đi dự hội nghị đều nhận được câu hỏi: “Anh có tính ở lại luôn không đấy?”. Bức xúc, ray rứt… anh viết thư cho Thủ tướng để chia sẻ “nỗi nhục của thanh niên một đất nước nghèo”
  • Hạnh phúc = Giàu có?

    07/07/2005Phương ĐôngTheo nghiên cứu của các nhà kinh tế và các chuyên gia về gia đình thì tiền bạc, tài sản và những yếu tố tài chính khác chỉ đem lại cho con người khoảng 15% hạnh phúc, phần còn lại bắt nguồn từ những nhân tố khác như thái độ sống, khả năng làm chủ cuộc sống và những mối quan hệ xung quanh...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác