Tài năng hay cơ hội?

07:57 SA @ Chủ Nhật - 09 Tháng Tám, 2009

Tiếp nối thành công của hai cuốn sách thuộc dạng tư duy đột phá là Điểm bùng phát (Tipping Point) và Trong chớp mắt (Blink) được xếp trong số các cuốn sách bán chạy nhất tại Mỹ trong vài năm qua, Malcolm Gladwell vừa cho ra mắt cuốn sách mới nhất mang tên Outliers (mà chúng tôi đặt tên tiếng Việt là: Những kẻ xuất chúng). Cuốn sách là một cách nhìn, khám phá mới mẻ về thành công của những con người phi thường trên thế giới. Và theo lối tư duy của tác giả trong cuốn sách, tôi cũng muốn luận bàn về “những kẻ xuất chúng”, hay là những bước ngoặt, những sự kiện có thể tiên đoán được... ở Việt Nam.

1. Malcolm Gladwell là một trong những học giả hàng đầu thế giới hiện nay. Ông là cựu phóng viên của tờ Washington PostThe New Yorker. Năm 2005, ông được tạp chí Time bầu chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới. Hiện nay, Malcolm Gladwell còn đứng trong top 25 diễn giả được trả tiền cao nhất thế giới.

Outliers là một thuật ngữ toán học chỉ những điểm bên ngoài đường thẳng/người nằm ngoài/điểm nằm ngoài và có thể gọi là điểm kỳ dị; nhưng ở đây tôi muốn dùng là Những kẻ xuất chúng, để mô tả những con người có thành công vượt bậc, hơn hẳn những người khác. Vậy những thành công đó do đâu?

2. Trong cuốn sách, Malcolm Gladwell liệt kê 75 người giàu nhất trong lịch sử vài nghìn năm của thế giới. Từ Pharaoh Amenophis III của Ai Cập cổ đại, Nữ hoàng Cleopatra đến Marcus Licinius Crassus, Nguyên lão La Mã cổ đại; từ Bill Gates đến Warren Buffett thời hiện đại... Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao trong 75 người giàu nhất thế giới ấy có tới gần 20%, khoảng 12 người là người Mỹ sinh vào thập niên 1830 như: Vua dầu mỏ Rockefeller - 1839, vua thép Andrew Carnegie 1835, Jay Gould - 1836; trùm ngân hàng J.P Morgan- 1837...? Tiếp nữa, Gladwell lại liệt kê những sư tổ ngành IT thế giới và nhận thấy họ đều sinh trong những năm 1955-1956. Bill Gates – 28/10/1955, Steve Jobs – 24/1/1955, Steve Balmer, Chủ tịch hiện nay của Microsoft – 24/3/1956, Paul Allen, người cùng sáng lập Microsoft với Bill Gates - 21/1/1953; Eric Schmith, CEO Google – 27/4/1955...?

Bạn có đoán ra lý do tại sao rất nhiều người xuất chúng lại sinh ra vào thời điểm đó không? Khác với các cách lý giải nguyên nhân thành công đã từng được nhiều người đưa ra, Gladwell lần lại lịch sử và nhận thấy nhiều mốc biến chuyển lịch sử có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của những con người xuất chúng này. Đối với nước Mỹ, cuộc cách mạng công nghiệp - có lẽ cũng là sự chuyển đổi vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước này - với hàng loạt những sự kiện rúng động như: Xây dựng đường xe lửa từ Đông sang Tây, tìm ra mỏ dầu ở Texas, phố Wall hình thành... diễn ra trong thập niên 1860-1870. Và những người biết chộp lấy cơ hội này để làm giàu cần phải ở độ tuổi 30 vì nếu bạn sinh ra vào thập niên 1840, tính đến 1860 bạn mới ngoài 20 tuổi, có nghĩa là còn quá trẻ, không đủ trưởng thành, không đủ kinh nghiệm, quan hệ để chộp được cơ hội có một không hai đó. Còn nếu bạn sinh trong thập niên 1820, tính đến 1860, bạn đã ngoài 40 tuổi, tư tưởng của bạn đã bị hình thành bởi môtip tư duy của thời kỳ trước Nội chiến. Hơn nữa, lúc đó bạn đã quá già để có thể dám chấp nhận mạo hiểm.

Tương tự như vậy, cũng không quá khó để tìm ra nguyên nhân cho sự thành công của những người xuất chúng trong ngành IT, dù có hơi khác biệt so với trường hợp kể trên. Malcolm Gladwell cho rằng sự kiện cách mạng trong ngành IT thế giới xảy ra vào tháng 1/1975, khi tạp chí Popular Electronic thông báo việc ra đời chiếc máy kỳ diệu Altair 8800, mở đầu kỷ nguyên máy tính điện tử. Vậy vào tháng 1/1975, thế hệ nào có điều kiện tốt nhất để được hưởng lợi nhất từ cơ hội này? Đó chắc chắn không thể là những người đã 30 hay 40 tuổi. Khi đó có lẽ họ đang giữ vị trí kha khá nào đó ở IBM hay đâu đó, họ không đủ dũng cảm và mạo hiểm để rời bỏ vị trí và chộp lấy cơ hội mới. Tư duy của họ cũng không đủ “trắng tinh” để lĩnh hội những công nghệ mới mẻ. Nhưng họ cũng không thể là những học sinh trung học vì họ chưa đủ khả năng để làm được việc gì đó cho mình. Và Gladwell cho rằng, độ tuổi tốt nhất cho cơ hội này là những người khoảng 20 tuổi. Đó chính là Bill Gates, Steve Jobs, Steve Balmer, Paul Allen, Eric Schmith...

3. Dựa trên cách phân tích của Malcolm Gladwell, tôi cố gắng mày mò viết và phân tích về đặc điểm của khoa học Việt Nam. Giới học giả Việt Nam lâu nay vẫn bị chê là hiếm có các bài báo/công trình nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí khoa học quốc tế, trong khi nhìn sang những nước láng giềng như Thái Lan, Malaysia, Singapore thì số lượng này nhiều hơn hẳn. Đó không phải do lỗi của các học giả Việt Nam. Nếu một người thông minh, yêu khoa học, nhưng nếu không được tiếp xúc máy tính từ cấp 2, cấp 3, không được tiếp cận nguồn thông tin mới mẻ, hiện đại của thế giới (sách khoa học, tạp chí, Internet...) và ngoại ngữ không đủ tốt để đọc các tài liệu từ tiếng nước ngoài ngay khi là sinh viên; thì khó có thể chen chân được vào làng khoa học thế giới hiện đại. Ở Việt Nam, thế hệ chúng tôi sinh năm 1970-1972, được tiếp xúc với máy tính lần đầu tiên là quãng 1992-1993, bắt đầu học tiếng Anh vào khoảng năm 1990... lần đầu tiếp cận Internet khoảng 1997, và những người khá nhất thì có thể đọc tạp chí quốc tế đầu tiên vào những năm 1995 - 1996!

Quả thực tôi thấy những người thuộc lứa tuổi mình rất ít người có khả năng để có thể viết các bài báo/công trình đăng tạp chí quốc tế, không có cơ hội nào để trở thành nhà khoa học “có tầm vóc quốc tế”, ngoại trừ vài trường hợp cá biệt như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn... (họ được ra nước ngoài sớm, được tiếp cận sớm với ngoại ngữ/tri thức mới, tiên tiến...). Và như vậy, tôi cho rằng lứa người Việt Nam đầu tiên có đủ điều kiện trở thành nhà khoa học tầm vóc khu vực hay thế giới ít nhất phải sinh vào những năm 1980-1985. Họ sẽ chỉ đạt đến trình độ cao khi đã 35-40 tuổi. Như vậy, chỉ đến khoảng những năm 2015-2020 thì các bài báo khoa học của Việt Nam may ra mới lần lượt được xuất hiện.

Tôi cũng suy luận về lứa doanh nhân tầm vóc châu lục và quốc tế của Việt Nam. Lần lại lịch sử, dấu mốc quan trọng cho hội nhập quốc tế của nước ta là 1997-2007 khi Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập WTO. Theo cách suy luận của Gladwell, thế hệ bắt đầu bước chân vào đại học lúc này mới có cơ hội hình thành tư duy mới. Và để những người này thành đạt, đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp kinh doanh phải là những năm 45-50 tuổi, tức là những năm 2020-2025, Việt Nam mới có thể xuất hiện những tỷ phú, những thương hiệu tầm vóc khu vực.

4. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là một người nếu chỉ sinh vào thế hệ đó, nắm được cơ hội của giai đoạn đó, liệu đã đủ để trở thành kẻ xuất chúng chưa? Câu trả lời đương nhiên là chưa. Malcoml Gladwell đưa thêm một điều kiện nữa, điều kiện có thể khiến bạn ngạc nhiên: Để trở thành người xuất chúng thì bạn buộc phải thông minh, và phải là một trong những người rất thông minh, sáng láng và liều lĩnh của thế hệ đó. Đặc biệt bạn không được quá thông minh. Nếu bạn quá thông minh bạn không có cơ hội để thành công. Thật kỳ cục! Nhưng sự thực là như vậy. Bởi những người thông minh nhất thường tính toán được mọi tình huống, cơ hội cũng như rủi ro có thể xảy ra; họ sẽ không dám mạo hiểm nắm lấy các cơ hội lớn trước mắt, đồng nghĩa với việc họ không thể có được những thành công xuất chúng. Gladwell phát hiện rằng không có ai trong số những người được đánh giá là có chỉ số IQ cao nhất lại làm nên những thành công lớn lao. Dường như họ đều biến mất khi trưởng thành chỉ vì họ quá thông minh để có thể thành công. Ví dụ điển hình là Chris Langan, được mệnh danh là người thông minh nhất nước Mỹ, tham gia cuộc chơi Đấu trường 100. Chris Langan đã từ bỏ cuộc chơi – đầu hàng - khi đã đạt được mức thưởng 250.000 đô-la... vì không dám mạo hiểm ở câu hỏi tiếp theo. Nếu đã đến 250.000 đô-la rồi mà bỏ cuộc thì làm sao có thể giành được 1 triệu đô la? Thực tế, từ lâu, nhiều học giả Mỹ cũng đã nói rằng, những nhân vật thông minh nhất của Mỹ không thể trở thành Tổng thống. Gladwell cũng thống kê và chứng minh rằng những người được giải Nobel cũng không phải là những người thông minh nhất khi còn bé...

5. Một nguyên tắc nữa để thành công là phải kiên trì rèn luyện: Không có ai thành công mà không phải trải qua 10.000 giờ luyện tập. Hãy xem xét cường độ làm việc của những người xuất chúng như Bill Gates, ban nhạc The Beatles hay gần đây là Michael Jackson, bạn sẽ hiểu về nguyên lý Khổ luyện thành tài. Riêng tôi, tôi cũng suy nghĩ mãi về con số 10.000 giờ luyện tập mà tác giả cuốn sách đưa ra. Mỗi năm mỗi người chỉ làm việc 300 ngày là cùng. Mỗi ngày một người làm việc nhiều là 8 giờ, nhưng gọi là làm việc thực sự có lẽ chỉ khoảng 3-4 giờ. 10.000 giờ như vậy tương đương với trên 8 năm, và thông thường là 10 năm rèn luyện. Đó là câu chuyện về những nghệ công, nhạc sĩ…

6. Với chủ đề “Những kẻ xuất chúng” hẳn nhiều độc giả sẽ muốn chia sẻ ý kiến của mình. Chúng tôi mong muốn sẽ nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các học giả cũng như bạn đọc quan tâm đến cuốn sách này. Chúng tôi cũng hy vọng quan điểm thành công rất độc đáo của Gladwell sẽ được phổ biến rộng rãi tại Việt Nam; và những ai đó như những nhà tư tưởng, giáo dục hay ngay cả các bậc phụ huynh quan tâm đến việc đào tạo nên những thế hệ nhân tài mới của Việt Nam cũng sẽ đọc cuốn sách và áp dụng những quan điểm rất đáng cổ vũ của tác giả có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới này.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thành đạt và bí quyết thành bại

    13/10/2015Bùi Quang MinhAi làm kinh doanh cũng muốn người đời công nhận mình là người thành đạt. Ý niệm Thành Đạt chiếm cứ tâm trí ta từng giây phút bởi nó là một trong những nhu cầu căn bản của con người – 2 mức nhu cầu tâm lý cao nhất của tháp nhu cầu Maslow. Bởi vậy, biết được làm sao để thành đạt, những nhân tố cơ bản làm nên sự thành công là biết được một bí mật to lớn, vô giá đối với một con người...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Thân phận công dân thế giới hạng hai!

    27/03/2014Nguyễn TrungCông dân thế giới hạng hai, đấy là cái cùm đang xích vào chân dân tộc Việt Nam ta sau khi giành được độc lập thống nhất đất nước năm 1975. Tên gọi của thân phận này dấy lên trong tôi hình ảnh cái triện sắt nung đỏ thời trung cổ xa xưa thường được đóng vào trán kẻ nô lệ - để phân biệt với những người không phải là nô lệ. Khác chăng, là thời nay cái triện sắt nung đỏ ấy vô hình!
  • Thành công là một cuộc hành trình

    27/12/2008John C. MaxwellBạn đã khởi hành như thế nào trong cuộc hành trình tìm kiếm thành công ? Bạn cần trang bị những gì để đi đến thành công? Có hai điều bạn cần phải có đó là: một quan niệm đúng đắn và các nguyên tắc thích hợp để thực hiện. Vua Solomon của người Israel cổ đại, vị vua nổi tiếng thông thái và giàu có từng nói: “Những ai ham thích tiền bạc sẽ không bao giờ cảm thấy đủ, và những ai khao khát sự giàu có sẽ không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với những gì mình kiếm được”. Vậy thành công đích thực là gì?
  • Sự thành đạt

    08/06/2008Nguyễn Nhàn Cát ĐằngSự thành đạt là một giá trị sống của con người, ở Tây Phương cũng như Đông phương. Đặc biệt, Tây phương rất chú trọng đến phát triển xã hội và sự thành đạt trong mặt xã hội của mỗi cá nhân nên về kinh tế xã hội, họ luôn luôn đi trước. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các loại sách “học làm người” có một bước tiến mới. Những cuốn sách này được dịch ở Việt Nam khá nhiều, ở đây chỉ nêu vài cuốn tiêu biểu...
  • 50 cuốn sách kinh điển về sự thành công

    05/04/2008Tom Butler- Bowdon hiện được xem là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực phát triển cá nhân. Cuốn sách của ông được xem là những chỉ dẫn tường tận về lĩnh vực “văn học của những khả năng”. Cuốn sách từng được giải thưởng Benjamin Franklin và giải thưởng sách năm 2004 do Forewort Magazin bình chọn...
  • Một số vấn đề về văn hóa và phát triển

    25/05/2007Ngô Thế Phúc
  • Nhân tài và sử dụng nhân tài

    18/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrước khi bàn về việc làm thế nào để phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài, cần xem xét lại quan niệm về nhân tài...
  • Kiểm soát thành công

    09/01/2006Hoàng Quỳnh LiênBạn đã phải chiến đấu trong nhiều năm để đưa doanh nghiệp nhỏ của bạn phát triển. Bạn đã lập kế hoạch, tìm thị trường, bán hàng. Bạn đã dành rất nhiều thời gian mà không hề nghỉ ngơi. Sau đó, đột nhiên nó đến: thành công. Thỉnh thoảng vượt qua thành công còn khó hơn giải quyết thất bại...
  • Tại sao có người thành công, có người lại không?

    07/07/2005Võ Đắc KhôiTừ lâu lắm rồi, có một thắc mắc mà rất nhiều người thường nêu ra lúc trà dư tửu hậu: vì sao cùng trang lứa, cũng học hành đỗ đạt như nhau nhưng mức độ thành đạt mỗi người lại khác nhau?
  • xem toàn bộ