Sự phản bội mơ hồ

09:20 SA @ Thứ Năm - 15 Tháng Ba, 2018

Không có văn hóa thì không biết sống như thế nào. Khi những công dân không hiểu văn hóa của dân tộc mình thì đó là những công dân bất hạnh.

Khi tôi ra đời thì cái cổng làng tôi không còn nữa. Người ta đã phá cái cổng làng mấy tháng trước đó. Lên năm, tôi đã chứng kiến họ phá Tam quan ở ngay dốc đê làng tôi rồi phá toàn bộ ngôi nhà cổ kính. Sau này lớn lên và có chút hiểu biết, tôi đã tìm nhiều cách lý giải như thử ngụy biện về việc phá những di tích văn hóa đó để cho lòng tôi bớt đau đớn và xấu hổ. Nhưng bây giờ người ta vẫn tiếp tục phá hoại không ít những di sản văn hóa vô giá của dân tộc, mà coi như chẳng hề có chuyện gì hệ trọng. Tôi không thể lừa dối mình một lần nữa với những lý do mơ hồ về chuyện phá hoại ấy. Chúng ta không còn con đường nào là phải nói ra sự thật.

Những di tích văn hóa ngày nay đang bị phà hoại vì lý do gì? Có hai lý do cơ bản: Một, phá hoại do không hiểu biết. hai, phá hoại do lòng tham và vô trách nhiệm nếu không muốn nói là vô văn hóa. Có không ít những di tích ở một số địa phương đã và đang bị phá hoại. Những ai đã và đang phá hoại những di tích văn hóa này? Đó chính là những người quản lý ở những địa phương đó và những ngưới trực tiếp phục chế hay trùng tu những di tích văn hóa đó.

Đối với tất cả các di tích hay các hiện vật văn hóa đều phải phục chế và trung tu để lưu lại cho các đời sau. Bởi thời gian sẽ làm thay đổi và hủy hoại những di tích văn hóa. Nhưng việc phục chế và trùng tu những di tích văn hóa ở Việt nam đối với không ít công trình lại đang trở thành kẻ thù của những di tích văn hóa đó.

Năm 2008, UBND thành phố Nha Trang đã cho phép phường Phương Sơn phá bỏ Văn chỉ Vĩnh Xương lấy mặt bằng xây dựng trạm y tế. văn chỉ Vĩnh Xương là nơi thờ Khổng Tử và các bậc hiền triết, tôn vinh đạo học và đào tạo nhân tài cho đất nước. Người ta đã phá dỡ di tích văn hóa này và bán những cột, kèo, những liễn dổi, hoành phi, khảm thờ Khổng Tử và nhiều hiện vật khác được chạm khắc tinh xảo, đầy sáng tạo, vô giá cùng khoảng 8.000 viên gạch cổ với nhiều hiện vật cổ khác với một cái giá rẻ như mua đồ phế thải của mấy người làm nghề đồng nát.

Chúng ta hãy thử hỏi xem có nơi đâu phát một di tích văn hóa như phá một cái lều vịt như ở nơi này không? Nếu hành động này là của một người nông dân thì chúng ta có thể hiểu được và có thể tha thứ vì sự hiểu biết của người nông dân ấy hạn chế. Nhưng đó là hành động của những người lãnh đạo một thành phố.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tìm thủ phạm “ám sát” văn hiến

    18/10/2016Nhà văn Võ Thị HảoNhân đại lễ ngàn năm Thăng Long, Hà Nội được ngắm nghía đặc biệt kỹ.
    Chăm sóc nhiều. Khen chê cũng lắm. Nhiều người không khỏi hoang mang tự hỏi: Văn hiến Thăng Long, còn hay mất?
    Nếu mất, ai đã cầm nó trên tay và đánh mất? Bọn Người nhập cư đã đánh mất lối thanh lịch Tràng An? Hay kẻ nào? Cần phải tìm địa chỉ để “bắt đền” chứ?!
  • Chuyện hài hước từ những cái cây ở ban công

    30/03/2016Nguyễn Quang ThiềuTrong khi chúng ta chăm sóc có phần hơi thái quá những chậu cây trên ban công nhà mình, thì chúng ta lại lạnh lùng tàn phá những cái cây trên phố, trong công viên, các khu rừng...
  • Thích ứng một cách khó khăn

    27/11/2014Vương Trí NhànGần đây, trên tờ báo nọ, tôi được đọc một bài viết ngắn, đại ý than phiền là ở nhiều vùng quê, đám trẻ mới lớn (nhất là con gái) vừa bỏ học đã phải ra Hà Nội đỡ việc nhà cho các gia đình, thành ra chịu nhiều thiệt thòi. Ở cuối bài viết, tác giả nêu lên một đề nghị là Nhà nước phải làm sao giúp đỡ để các em tiếp tục đi học, rồi có ngành nghề làm ăn ngay tại quê hương, chứ lên Hà Nội làm "ô-sin" như thế thì tội lắm.
  • Bộ mặt Hà Nội dưới bàn tay quy hoạch của người Pháp

    06/12/2009Kim ThiNhiều công trình kiến trúc tại Hà Nội đã được xây mới, hoàn toàn chịu ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Tuy nhiên, khu phố cổ vẫn giữ nguyên những đặc trưng của kiểu nhà truyền thống Việt Nam, hẹp và sâu. Nhìn vào quy hoạch của Pháp, cũng có thể thấy rõ mục đích muốn biến Hà Nội thành trung tâm quân sự và chính trị (trong tương lai), tạo điều kiện cho công cuộc khai thác thuộc địa.
  • Cái nôi loài người nằm ở đâu?

    04/04/2009Đỗ Kiên CườngSau khi tạp chí Thế Giới Mới số 822, ngày 23-2-2009 đăng tải bài viết “Cái nôi loài người” trong chuyên mục Những bí ẩn của lịch sử, nhằm rộng đường dư luận, chungta.com đã phỏng vấn Đại tá Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng, về một số vấn đề liên quan. Xin giới thiệu bài phỏng vấn...
  • Hoang vắng như nhau

    03/03/2009Nguyễn QuânLàng tôi chỉ có hai, ba ngàn nhân khẩu nhưng có một cái đình to thuộc loại to nhất xứ Đoài, to đẹp hơn bất kỳ nhà văn hóa huyện, tỉnh nào bây giờ. Nó được dựng vào đầu những năm 1840. Và dĩ nhiên, niềm tự hào lớn nhất của dân bất cứ làng nào cũng là cái đình làng mình.
  • Những di sản sống của đất Thăng Long

    20/01/2009Lê Thị TrangQuả thực, có nhiều lúc người ta như không còn tìm thấy những vẻ đẹp của cảnh và người của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến nữa. Đô thị hóa và đời sống hiện đại hầu như đã xóa đi tất cả.
  • Mở rộng Hà Nội: Nỗi lo giữ gìn văn hóa thủ đô

    13/05/2008Đan TâmViệc mở rộng Hà Nội cần được tính toán rất kỹ về nhiều mặt và có bước đi thích hợp nhằm thể hiện được thủ đô là tiêu biểu nhất cho chính trị và văn hóa của đất nước
  • Thế giới tâm linh

    14/01/2008GS, TS. Phạm Đức DươngTạo hóa đã bày đặt cho con người một nghịch lý vĩ đại mà con người từ khi xuất hiện cho đến mãi mai sau, dù thuộc màu da gì, thuộc dân tộc nào và sống bất cứ đâu trên trái đất này đều phải vượt qua nhưng không bao giờ vượt qua được...
  • Đừng bắt chước và nhại lại người khác

    15/11/2006Vũ HuyếnTrên một tin, một bài báo, trên một bức ảnh hay một phóng sự, chỉ nên nói một điều, nhấn mạnh một chủ đề. Nếu không các bài báo sẽ trở thành một thứ “lẩu thập cẩm” ăn nhiều là chán. Vấn đề nêu ra không sai nhưng không rõ, không nổi bật. Đó là thứ hạng của các bài viết ẩu hoặc của các tay viết thường “chỉ sợ độc giả không hiểu mình".
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • xem toàn bộ