Thích ứng một cách khó khăn

01:12 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Mười Một, 2014

Chuyện về những ô-sin ra thành phố

Gần đây, trên tờ báo nọ, tôi được đọc một bài viết ngắn, đại ý than phiền là ở nhiều vùng quê, đám trẻ mới lớn (nhất là con gái) vừa bỏ học đã phải ra Hà Nội đỡ việc nhà cho các gia đình, thành ra chịu nhiều thiệt thòi. Ở cuối bài viết, tác giả nêu lên một đề nghị là Nhà nước phải làm sao giúp đỡ để các em tiếp tục đi học, rồi có ngành nghề làm ăn ngay tại quê hương, chứ lên Hà Nội làm "ô-sin" như thế thì tội lắm.

Thoạt nghe tôi cũng thấy phải.

Ai mà chẳng một lần da đến ruột! Giá kể con cái nhà mình phải đi xa làm ăn, thì cũng còn đắn đo chán, cái thế không giữ được mới phải đành lòng cho con ra đi, chứ quanh quẩn ở nhà vẫn hơn.

Thế nhưng nghĩ cho kỹ, lại không hẳn như vậy. Trong tình hình hiện nay, nên xem đây là hiện tượng bình thường. Tại sao?

Câu chuyện tiếp tục đi học, nghe thì hay, nhưng đâu có được thực hiện. Mấy năm trước, việc học đơn giản và ít tốn kém, chỉ cần bảo con chăm chỉ là được. Nhưng nay không thế. Học hành đòi hỏi kỳ công theo đuổi, lại nhiều khoản chi phí đi kèm, không phải gia đình nào cũng chạy đủ.

Còn chuyện làm thêm nghề phụ? Nhưng ngày nay, ở nhiều vùng nông thôn, đến người lớn cũng thất nghiệp nữa là đám trẻ choai choai?

Thế thì việc đổ ra đô thị kiếm ăn không có gì là quá kỳ cục. Trong thế bí, nó là cái lối thoát chẳng thơm tho danh giá gì, nhưng dẫu sao cũng vẫn là một lối thoát.

Có một chi tiết dễ khiến người ta mủi lòng khi nghe chuyện này: ấy là trẻ ra đô thị giúp việc như thế, tức là đi ở. Rồi học đòi, rồi hư hỏng, bao nhiêu tai vạ đe dọa.

Để cái chuyện sĩ diện hão Huyền sang một bên, phải nhận nỗi lo trẻ hư là một nỗi lo chính đáng. Song ở đâu, mà trẻ chẳng hư được. Còn như nếu trẻ khôn ngoan, ra thành thị học được kinh nghiệm làm ăn, rồi quay về quê hương, tổ chức lại đời sống, thì càng hay chứ sao.

Câu chuyện về đám "ô sin" chỉ là một ví dụ về cách gỡ ra những khó khăn hiện thời đang chồng chất ở nông thôn. Tôi nhớ một câu danh ngôn đại ý: "Nghèo thì cơ cực, nhưng không biết nhẫn nhục để vượt qua cái nghèo lại là đáng trách".

Cũng là một cách tự hạ giá!

Trong một cuốn sách dạy nghề bán hàng, tôi thấy người ta từng .đưa ra một lời khuyên ngược đời: đừng nên mời mọc quá nhiều. Đôi khi sự mời mọc lại gây phản cảm ở người mua hàng.

Không rõ điều nghịch lý trên có đúng với mọi người khác, riêng với tôi, thì nó hoàn toàn chính xác: ra chợ, ai mời nhiều quá, tự nhiên cứ nghĩ chẳng qua hàng xấu hàng hỏng, người ta phải lo bán tống bán táng, nên mới muốn mình rước vội đi cho như vậy. Thành thử đang định mua cũng rụt cả lại, không muốn mua nữa.

Thế nhưng không ở đâu, cái cảnh mời mọc người ta mua hàng - ở đây là sức lao động - lại mang tính cách lộ liễu ép buộc như ở ngoài bến xe bến tàu. Xe chưa đỗ đã có hàng loạt người xô đến, người này chào, người kia mời, người khác nữa lôi kéo, những là “lên xe tôi đi", “hàng ông anh đâu, đưa em xếp ", "nào đưa đây em gánh giúp" - khiến người xuống xe hoang mang, không biết rằng mình đang rơi vào một bát quái trận đồ nào đây, và biết tin ai bây giờ?

Trong cái việc mời chào quá mặn mà đến mức trở nên thắt buộc, những người bán hàng - ở đây là người bán sức lao động - tự bộc lộ thế yếu của mình: họ quá cần việc. Biết rằng việc không đủ cho đám đông nhiều người cùng làm, ở người ta hình thành một thói quen là vừa van vỉ khách, vừa tranh cướp với đồng nghiệp. Có biết đâu làm thế tức là khiến cho công việc - ít ra là trên phương diện tinh thần - bị hạ giá rõ rệt.

Không cần phải hỏi, cũng có thể tin chắc rằng một phần đáng kể trong đám người thường lượn lờ quanh những chiếc xe chở khách kia là những người nông dân quanh vùng. Cày cấy chỉ tạm đủ ăn, người ta phải xoay xỏa thêm để có đồng bạc tiêu pha trong gia đình. Lao động đơn giản, công việc lại bấp bênh, không có gì bảo đảm. Biết thế nhưng vẫn phải làm, tự phát mà làm.

Giữa lao động tự phát với lao động có tổ chức thật đã khác nhau một trời một vực. Có điều làm sao để sắp xếp công việc cho hợp lý, thì không ai biết, và hình như không ai nghĩ tới nữa, nó là câu chuyện ở những đâu đâu xa vời lắm lắm.

Hiệu sách phố huyện

Những năm chiến tranh và mươi năm tiếp theo đó, sách còn quý và việc đi lùng sách là cả một trò vui. Bởi vậy, mỗi lần có dịp đi công tác ở các tỉnh, bọn tôi thường bảo nhau ghé qua các phố huyện. Ở đó, bên cạnh cửa hàng mậu dịch bách hóa lèo tèo vài mặt hàng nội địa, thường các hiệu sách nổi lên khá khang trang sạch đẹp. Do khối lượng sách in hồi đó khá lớn (mỗi cuốn thường từ dăm bảy ngàn bản trở lên) nên cả những sách dịch mà ở Hà Nội khó kiếm, người ta cũng mang về bán ở huyện, thành thử đối với chúng tôi, các cửa hàng sách phố huyện tự nhiên có thêm sức hút: biết đâu ghé qua đấy chẳng tìm thấy một hai cuốn sách quý mà dân sở tại chưa kịp mua? Và nhớ đến phố huyện là nhớ tới hiệu sách. (Nên nói thêm là chịu khó đi lùng như thế, song không phải bao giờ cũng có được sách hay, kể cả sách dịch của các tác giả cổ điển nước ngoài. Sức đọc của mọi người, đo đó là sức lan tỏa phổ biến của sách, hồi ấy ghê lắm).

Mấy năm nay, tự nhiên, cái sức hấp dẫn ấy của các phố huyện mất hẳn. Hàng hóa nhiều hơn, các sạp hàng mọc ra nhan nhản. Cửa hàng sách vẫn còn, nhưng cứ như người bị bắt nạt, bé nhỏ thảm hại. Nó không còn là nó ngày trước. Không còn là một bộ phận làm nên niềm tự hào của phố huyện. Và trên các quầy sách, không phải những tác phẩm văn học nước ngoài, cũng không phải những cuốn tiểu thuyết, những tập thơ được soạn nghiêm chỉnh, mà chỉ là một ít sách vụ án, truyện tranh cho thiếu nhi, cùng là sách dạy nấu ăn, dạy chữa xe máy... chen chúc lộn xộn. "ôi chao? Bây giờ thì mấy ai đọc sách nữa" - Nghe chúng tôi than thở, một người đế thêm.

Lại nhớ cái nhận xét mà nhà văn Nguyễn Khải có lần viết trong một bài báo (đại ý): về nông thôn bây giờ đâu cũng thấy người ta đóng tủ chè, nhưng tủ sách thì chịu, không thấy.

Nghe bâng quơ mà thoáng thấy một chút xót xa!

Và nếu mọi lần, nói đến phố huyện ngày xưa trong văn chương tiền chiến (chẳng hạn trong một số truyện ngắn của Thạch Lam) chúng tôi thấy buồn buồn, thì ngày nay, nghĩ đến phố huyện sầm uất, vẫn không khỏi buồn, mặc dù mỗi lần lại buồn theo một kiểu khác.

Nguyên nhân duy nhất

Anh H và tôi chẳng những là bạn cùng cơ quan mà quê cũng gần nhau. Làng tôi nổi tiếng vì nghề làm Dân làng anh H phải quảy cá con đi bán khắp nơi, lam lũ vất vả hơn. Một hôm, tôi không khỏi tròn mắt nhìn anh bạn khi nghe anh kể rằng: Trong số cái lạ của quê anh gần đây có chuyện dân chịu cho con cái đi học lăm viên trong làng hiện đã lên tới con số vài chục.

Tôi phải thú thực ngay rằng thế thì đáng phục quá, bởi ngay bây giờ, cả làng tôi cũng chỉ có vài anh ngoi ngóp theo học những trường đại học loàng xoàng. Có anh cầm được cái bằng gọi là tốt nghiệp xong không kiếm được việc ngon lành, lại về chạy chợ như mọi người.

Sau phút ngạc nhiên, tôi gặng hỏi:

- Theo ông thì tại sao dân ông lại nổi máu hăng như thế?

- Làng tớ hồi trước có ai học đâu. Người ta vẫn tự nhủ là làng không có đất học. Dốt lắm! Nhưng từ hồi có mấy cậu đi Nga đi Đức về, có của, khai trương một lúc cả mấy cái khách sạn sang trọng ở Hà Nội cũng như trong Sài Gòn, người ta mới ngớ ra: Đám có học, khi nó đã định làm giàu, thì chỉ có chết với nó. Nay đang là thời buổi của những anh có bằng cấp. Vậy, phải đi mà học chứ còn gì nữa!

Đến chỗ này thì tôi hiểu.

Nghe nói địa phương có truyền thống hiếu học (những là một đông ông đồ một bồ Tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một tHuyền bảng nhãn) cũng đã sướng tai. Nhưng nghĩ cho kỹ, chuyện đi học có khác gì chuyện mưu sinh hàng ngày. Làng tôi, thanh niên ngại học cũng là vì miếng ăn: thì cái nghề hàng mã đang chạy, tội gì không theo?! Còn khi đến bên anh H, giờ đây ham học như thế, nói xuôi nói ngược một hồi rút cục cũng là vì miếng ăn. Ví von một cách thô thiển: Hôm nay trồng khoai tây, trồng dưa chuột có người mua, tôi trồng mấy thứ rau đó. Đến mai có ai bảo phải trồng vải, trồng nhãn mới sống, tôi trông trước trông sau mà thấy đúng, là sẽ xoay sang mấy thứ cây lưu niên ấy ngay. Quyết tâm và chăm chỉ có thừa, khôn ngoan rồi tự nó sẽ đến, chỉ khổ một nỗi làm gì cho được lâu dài thì không biết. Nông thôn của ta là thế, hãy nghĩ về quê ta một cách thiết thực như thế, anh sẽ hiểu được mọi truyền thống hôm qua, cũng như bộ mặt hôm nay cua nó.

Không biết quản lý

Giả sử một người nông dân chưa biết sử dụng xe máy bỗng có chiếc Dream trong tay. Khuyên bác ta rằng tội gì, cứ ngồi lên xe mà phóng đại đi, bác sẽ cười cười, bụng nghĩ là tôi nói đùa, nếu không thì tôi xui dại. Rồi bác sẵn sàng cất kỹ chiếc xe có thể lao đi với dăm bảy chục km một giờ đó, để ngồi lên chiếc xe đang cọc cạch, hoặc... cuốc bộ lên tỉnh.

So với một chiếc Dream thì một di tích văn hóa còn là cái gì... rắc rối hơn nhiều. Bảo quản trùng tu ra sao, tổ chức cho người đến tham quan thế nào để giữ được cảnh quan lâu dài - hàng trăm câu hỏi phải đặt ra khi đưa vào "khai thác".

Ấy vậy mà có những tỉnh những huyện (nơi có di tích xem đây là chuyện dễ ợt. Cứ mở cửa tràn cho người đến xem thu tiền, ngoài ra đường sá đi lại, chỗ ăn ở vệ sinh, cách phục vụ... không cần biết. Rồi năm này qua năm khác, sông suối ngày một bẩn thỉu, đồi núi vào mùa lễ hội khai mù, đền chùa biến dạng... người ta cũng nhắm mắt coi như không có. Chỉ thấy khách thập phương đổ xô đến là xoa tay yên tâm "Di sản đang được khai thác để góp phần giáo dục truyền thống".

Biết rằng muốn điều khiển xe phải học, người nông dân tạm "vô kho" chiếc xe không sử dụng vội. Tức bác đã tính được là nếu ngồi lên xe, mình sẽ làm hỏng cái của quý kia. Và không chừng còn gây tai vạ cho người khác. Thế nhưng những tỉnh những huyện thích quản lý di tích văn hóa không biết sợ như vậy. Họ tự tin, họ cứ theo nếp cũ mà làm, và nhắm mắt coi như không có cái chuyện cổ tích bị phá hoại. "Liệu lúc ấy mình có còn sống mà ngay từ bây giờ phải lo cho mệt?" - họ thản nhiên tự nhủ!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đô thị - thiên đường hay nấm mồ của nhân loại

    31/01/2018Hân HươngDân Đô thị xài năng lượng nhiều hơn nông thôn - các thành phố ngốn tài nguyên hơn bất cứ một loại định cư nào...
  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Một số đặc điểm tâm lý của người nông dân Việt Nam ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hội nhập kinh tế

    14/10/2008Nguyễn Hồi LoanTrong quá trình vận động và phát triển của mỗi dân tộc trên thế giới, các dân tộc đều hình thành truyền thống văn hoá đặc trưng cho dân tộc mình. Văn hoá là sản phẩm của con người và tự nhiên, nên mọi sự khác biệt trong truyền thống văn hoá của các dân tộc là do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử kinh tế) quy định. Trong phát triển kinh tế hiện nay, xu hướng hội nhập kinh tế giữa các nước là một tất yếu và như vậy sẽ dẫn đến sự "va chạm" giữa các nền văn hoá khác nhau.
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề

    12/04/2008Nguyên thủ tướng Võ Văn KiệtNgười nghèo trên thực tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo...
  • Sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay

    07/12/2005Ngọc LanCông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là cuộc cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để về mọi mặt, nhất là trong đời sống tâm lý của người nông dân. Bài viết này góp phần tìm hiểu sự biến đổi tâm lý của người nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • xem toàn bộ