Phải tỉnh táo

Viện Nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM
04:17 CH @ Thứ Năm - 11 Tháng Mười Hai, 2008

Làm thế nào để tiếp nhận và lớn lên qua làn sóng toàn cầu hóa? Vừa phải nhập cuộc vừa phải tỉnh táo biết mình là ai để không thu mình lại nhưng cũng không bắt chước, rập khuôn vội vã...

Chưa bao giờ ở VN những cuộc thảo luận về giáo dục lại sôi nổi và rộng khắp như hiện nay. Đó không phải là do ý muốn của Bộ GD-ĐT, mà do chính yêu cầu của cuộc sống. VN đã gia nhập WTO, nền kinh tế VN đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường. Vấn đề này không còn phải bàn cãi nữa. Nhưng giáo dục trong xã hội chuyển sang kinh tế thị trường, rộng hơn là trong bối cảnh toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều vấn đề tranh cãi gay gắt…

Toàn cầu hóa đã mang vào VN bức tranh hấp dẫn của các nền giáo dục tiên tiến. Bức tranh ấy lôi cuốn các nhà quản lý giáo dục, làm cho họ thấy cần phải thay đổi giáo dục VN cho thật nhanh, thay đổi cùng một lúc tất cả. Tuy nhiên, nguyện vọng tốt đẹp nhưng duy ý chí ấy đã đẻ ra phương châm “đi tắt đón đầu”. Nhiều chủ trương ồ ạt về giáo dục hiện nay như: hai vạn tiến sĩ, xếp loại ĐH, đào tạo theo tín chỉ, tăng học phí ở giáo dục phổ thông phản ánh tâm lý muốn “nhảy vọt”, muốn bắt chước các nước tiên tiến, muốn nhanh chóng thực thi quan niệm xem giáo dục như một hoạt động dịch vụ, có tính chất thị trường mà quên rằng giáo dục ĐH ở các nước ấy đã phát triển trước chúng ta hàng trăm năm; rằng cơ sở vật chất của trường học ở ta còn vô cùng nghèo nàn; rằng đồng lương của thầy giáo còn không đủ ăn...

Nếu chúng ta muốn xây dựng những trường ĐH lớn, tầm cỡ quốc tế thì phải bắt đầu từ việc xây dựng từng bộ môn, từng khoa, làm dần dần chứ không phải là vội vã nhập các trường ĐH hoàn chỉnh thành một vài ĐH quốc gia để rồi một thời gian sau lại cho các trường tách ra... Gần đây việc nâng cấp hàng loạt trường CĐ lên thành ĐH, thậm chí một số khoa trung cấp lên thành khoa của trường ĐH đã bộc lộ cái nhìn thiển cận về giáo dục ĐH, thể hiện cách làm duy ý chí, nóng vội, cẩu thả mà chắc chắn chúng ta sẽ phải trả giá trong một thời gian dài.

Văn hóa và giáo dục là những thứ hình thành dần dần, không phải muốn là có ngay một lúc. Toàn cầu hóa mang lại những bức tranh đẹp về nền giáo dục tiên tiến của các nước, như một làn sóng tràn vào làm xáo động giáo dục VN. Tuy nhiên, học tập, bắt chước như thế nào nhất định phải dựa trên những điều kiện thực tế của VN… Thế giới có thể phẳng về kinh tế và công nghệ nhưng không thể phẳng về văn hóa, giáo dục. Bởi vì văn hóa và giáo dục là vấn đề con người, vấn đề đời sống tinh thần và nhân cách của cá nhân, mà mỗi cá nhân là một số phận, một vũ trụ riêng tư không lặp lại, gắn với môi trường, với cộng đồng bằng trăm ngàn sợi dây liên hệ khác nhau.

Chúng ta vẫn hay nói về bản sắc của văn hóa. Nhưng văn hóa không thể hình thành nếu thiếu giáo dục. Bởi vậy muốn giữ gìn bản sắc của văn hóa nhất định phải gìn giữ bản sắc của giáo dục, gìn giữ cái riêng trong việc đào tạo con người. Cái riêng ấy chủ yếu không nằm trong việc truyền bá tri thức mà nằm trong quá trình bồi dưỡng ý thức về các giá trị, quá trình làm cho cá nhân không chỉ thông minh và mạnh mẽ hơn mà còn nhân hậu hơn, có đời sống tâm hồn phong phú hơn. Để tồn tại trong thời đại toàn cầu hóa, mỗi dân tộc cần phải có cái riêng của mình. Sự đa dạng về văn hóa và giáo dục không chỉ có lợi cho việc bảo vệ bản sắc của mỗi dân tộc mà còn quan trọng với toàn nhân loại. Thế giới sẽ trở nên nhạt nhẽo biết chừng nào nếu tất cả chỉ có một màu, mọi thứ đều giống nhau?

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu và cũng là cơ hội để VN hội nhập, để giáo dục VN làm bạn với giáo dục các nước trên thế giới. Trên sân chơi quốc tế, chúng ta vừa phải nhập cuộc vừa phải tỉnh táo biết mình là ai để không thu mình lại nhưng cũng không bắt chước, rập khuôn vội vã. Làm thế nào để tiếp nhận và lớn lên qua làn sóng toàn cầu hóa? Đó là thách thức đối với giáo dục VN, trước hết là với những người có trách nhiệm lãnh đạo, với các nhà quản lý giáo dục hiện nay.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thêm một số suy nghĩ về cải cách giáo dục

    18/09/2013Nguyễn Trần BạtCải cách giáo dục hướng đến sự phát triển con người, chính vì thế những người đi dạy, đi hướng dẫn con người cho tương lai phải có nhận thức, phải có những nguyên lý mang chất lượng dự báo và định hướng. Phải khẳng định, người đi dạy quan trọng nhất là nhà nước...
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững trong thời đại toàn cầu hóa

    28/09/2007Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó, con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội...
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Giáo dục trong sự song hành giữa Nhà nước và thị trường

    05/07/2007Nhật VũToàn cầu hoáđặt quyền lực kinhtế đáng kể vào các tậpđoàn lớn, song lại nảy sinhđòi hỏi Nhà nước phải chi phối mạnh mẽ hơn về chínhtrị giáo dục và công nghệ. Giáo dục cho phép tăng cường liên kết xã hội nhằmgiữ gìn bản sắc dân tộc trước áp lựctoàn cầu hóa...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

    01/08/2006TS. Phạm Văn ĐứcToàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển...
  • Châu Á với vấn đề toàn cầu hoá giáo dục

    10/02/2003Trên thế giới, cải cách giáo dục hiện nay được xem là rất cần thiết cho thành quả kinh tế. Sự phồn thịnh kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia đó. Mặc dù nhu cầu giáo dục sáng tạo chỉ mới chớm nở ở châu Á nhưng các chính phủ cũng đã quan tâm và chuẩn bị nhập cuộc toàn cầu hóa giáo dục. Từng quốc gia đã ráo riết cải cách chế độ giáo dục theo hướng toàn cầu hóa để tránh bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ