Một số thách thức của quá trình toàn cầu hóa đối với Việt Nam hiện nay

06:02 CH @ Thứ Ba - 01 Tháng Tám, 2006

Toàn cầuhoá hiện đang là xu thế tất yếu, khách quan, tác động mạnh mẽ tới tất cả các quốcgia, dân tộc, đến đời sống xã hội của cả cộngđồng nhân loại, cũng như cuộc sống của mỗicon người. Toàn cầu hoá không chỉ tạora cho các nước những cơhội, mà cả những thách thức to lớn. Trong cácthách thức đóthì thách thức về văn hoá, về việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị truyền thống được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nước đang phát triển.

Đối với Việt Nam, thách thức đó khôngphải là ngoại lệ. Vân đề đặt ra với chúng ta là làm thế nào để vừa giữ được bản sắc dân tộc, vừa loại bỏ được những truyền thống đã trở nên lỗi thời, lạc hậu và tiếp thu được những tinh hoa văn hoá nhân loạinhằm phát huy bản sắc dân tộc trong xu thế toàn cầnhoá hiện nay. Đó là chủ đề của Seminar "Giá trị truyền thống và những thách thức của toàn cầu hoá" do Viện Triết học và Hội đồng Nghiêncứu triết học và giá trị của Mỹ phối hợp tổ chức tạiViệt Nam trong 2 ngày14 và 15/5/2001.

Seminar thu hút hơn40 học giả đều từ Việt Nam, Mỹ, Callada, Đài Loan, Thái Lan, TrungQuốc, Philipin.

Toàn cầu hóa không phải là hiện tượng mới mẻ, mà trái lại, nó đãxuất hiện ở thế kỷ XVI và diễn ramạnh mẽ hơn ở cuối thế kỷ XIX. Nhưng trong thời đại hiện nay, toàn cầu hóa mang một nội đung với những nét đặc thù mới. Một số học giả gọi toàn cầu hóa hiện nay là toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa. Bởi lẽ, quá trình đó đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của các nước tư bản, đặc biệt là các nước tư bản lớn.

Toàn cầu hóa hiện nay đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia, dân tộc,đến đời sống xã hội của cả cộng đồng nhân loại, cũng như đến cuộc sống của từng con người. Song những gì mà toàn cầu hóa mang lại cho con người trong những thập kỷ qua đã làm cho không ít các quốc gia băn khoăn, lo lắng. Báo cáo phát triển người của UNDP năm 1999 đã phác họa một bức tranh khá không bình đẳng giữa các nước, cũng như giữa những tầng lớp người khác nhau. Theo báo cáo đó, vào cuối những năm 90, một phần năm dân số thế giới sống trong những nước có thu nhập cao nhất chiếm tới: 86% GDP của thế giới, 82% các thị trường xuất khẩu thế giới, 68% đầu tư nước ngoài trực tiếp, 74% số máy điện thoại thế giới; trong khi đó, một phần năm dân số sống trong những nước có thu nhập thấp nhất chỉ chiếm 1% các chỉ số nói trên. Cũng theo báo cáo này, trong một thập niên vừa qua sự tập trung ngày càng mạnh mẽ về thu nhập, về các nguồn lực và của cải đang diễn ra. Chẳng hạn, các nước OECD với 19% dân số toàn cầu chiếm tới 71% thương mại toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ, 58% đầu tư nước ngoài và 91% tổng số người sử dụng Internet, 200 người giàu nhất thế giới đã tăng gấp đôi tài sản ròng của họ trong 4 năm, đến năm 1998 lên tới hơn 1000 tỷ USD. Tài sản của 3 tỷ phú hàng đầu nhiều hơn tổng GNP của tất cả các nước kém phát triển với 600 triệu dân của họ...

Trong những năm gần đây, nhiều học giả trong và ngoài nước đã tập trung phân tích nội dung và thực chất của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới. Không ai có thể phủ nhận được rằng toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và đang tạo ra những cơ hội cho các nước có nền kinh tế đang phát triển hội nhập vào nền kinh tế thế giới để trên cơ sở đó, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ. Thực tế trong mấy thập kỷ qua đã khẳng định rằng, nhờ tranh thủ được cơ hội toàn cầu hóa, nhiều nước ở Châu Á vốn có nền kinh tế kém phát triển tạo ra được tốc độ tăng trưởng kỷ lục về kinh tế và trở thành những "con rồng" Châu Á.

Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là ở chỗ, cơ hội mà toàn cầu hóa đem lại cho các nước khác nhau, các dân tộc khác nhau không phải lúc nào cũng như nhau. Xét một cách đại thể, các nước phát triển hơn về kinh tế, giàu có hơn sẽ được chia sẻ cơ hội nhiều hơn các nước nghèo. Điều đó cũng có nghĩa là, toàn cầu hóa sẽ đem lại cho các nước nghèo, đang phát triển nhiều thách thức hơn so với cơ hội. Theo bảng xếp hạng của UNDP năm 1999 về chỉ số phát triển người, Việt Nam được xếp thứ 110/144 nước, thuộc nhóm nước đang phát triển. Vì vậy, những thách thức trong quá trình toàn cầu hóa đối với nước ta là hết sức lớn.

Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế .Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung.

Việt Nam bắt đầu tiến hành mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới từ năm 1986. Theo tính toán của các nhà kinh tế, từ năm 1998 đến năm 1997, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 9% một năm. Đó là một thành tựu rất đáng phấn khởi. Tuy nhiên, từ năm 1997 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nền kinh tế nước ta bắt đầu gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng giảm xuống.

Ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguycơ tụt hậu xa hơn về kinh tê.Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện xuất phát thấp về kinh tế, về cơ sở hạ tầng và trình độ quản lí của con người. Do vậy, những khó khăn của việc thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa là không nhỏ. Chẳng hạn, xét về mặt cơ cấu tủa nền kinh tế, nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Thêm vào đó, nền công nghiệp lại phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở 2 đầu của đất nước. Người lao động có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn. Do đó, sự phát triển công nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Mặt khác, do sự thay đổi của cơ chế quản lý, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo đài. Các sản phẩm sản xuất ra không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Những thách thức về kinh tế sẽ tăng lên gấp bội, nếu như trong vài năm tới nước ta từng bước hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Do đó, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế là nguy cơ thực tế. Bản thân nguy cơ này có bị loại trừ hay không, điều đó phụ thuộc vào sự thành công của công cuộc đổi mới và sự chuẩn bị các nguồn lực cho quá trình hội nhập.

Cùng với thách thức về kinh tế, toàn cầu hóa đang đặt ra cho nước ta những thách thức lớn về mặt xã hội.

Trước hết là nạn thất nghiệp và thiếu việc làm.Kể từ khi nước ta bắt đầu hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn. Các thành phần kinh tế có cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhưng sự cạnh tranh giữa chúng có phần quyết liệt hơn. Chính sự cạnh tranh đó đã làmcho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều cơ sở sản xuất phải tiến hành tinh giản biên chế. Tình trạng đó làmtăng thêm đội ngũ những người không có việc làmhoặc có việc làmkhông đầy đủ. Theo số liệu thống kê từ đầu những năm 90, nước ta có khoảng 3 triệu người không có việc làm và một bộ phận không nhỏ có việc làmkhông đầy đủ. Thêm vào đó, trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một năm có khoảng 1 tỷ ngày công lao động đã thừa trong thời điểm nông nhàn, nếu qui đổi sẽ tương đương với 5 triệu lao động/năm. Trong lĩnh vực sản xuất địch vụ phi nông nghiệp, số người thiếu việc làm tương đương khoảng 1 triệu lao động. Đó là chưa kể tới số bộ đội xuất ngũ, học sinh, sinh viên ra trường chưa có việc làm. Như vậy, ước tính hàng năm nước ta có khoảng 9 triệu lao động, kể cả qui đổi chưa có việc làm. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làmở nước ta mới chỉ đạt được 1 triệu lao động/ năm. Số việc làm được tạo ra hàng năm chỉ đủ giải quyết số lao động bổ sung do tốc độ gia tăng dân số.

Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, quá trình hội nhập sẽ đòi hỏi đội ngũ lao động có trình độ cao hơn. Nếu như đội ngũ người lao động Việt Nam không được đào tạo và chuẩn bị về mặt công nghệ, quản lý thì tình trạng thất nghiệp không những không giảm mà còn có nguy cơ tăng cao.

Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phân hoá giàu nghèo - cái trục của sự phân tầng xã hội. Thực ra, sự phân hóa giàu nghèo là kết quả tất yếu của cơ chế thị trường. Qua kết quả điều tra xã hội học ở nhiều tỉnh trong cả nước, chúng ta thấy rằng, đại bộ phận người được hỏi cho rằng phân hóa giàu nghèo là hiện tượng bình thường. Một số học giả cho rằng phân hoá giàu nghèo hiện nay ở Việt Nam là hệ quả của việc công bằng xã hội được lập lại. Theo chúng tôi , ý kiến này chỉ đúng khi nói đến sự phân hoá giàu nghèo được thực hiện một cách bình đẳng. Điều đó có nghĩa là, trong nền kinh tế thị trường, người nào lao động giỏi , biết tính 'toán, nhạy bén thì giàu lên một cách chính đáng; trái lại, người nào lười lao động, không có vốn, không biết làm ăn thì nghèo đi.

Nhưng ở Việt Nam, trong những năm qua ngoài số người giàu có một cách hợp pháp, còn có không ít những kẻ giàu lên nhờ những hành vi tham nhũng, buôn gian bán lậu, làm ăn theo kiểu chụp giật trong giai đoạn "tranh tối, tranh sáng" của cơ chế thị trường. Điều đáng lo ngại là, số người giàu lên theo kiểu này không ít. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà tham nhũng đã được xem như là "quốc nạn" ở Việt Nam. Nếu như cách làmgiàu hợp pháp là rất đáng khuyến khích thì cách làm giàu bất hợp pháp cần phải nhanh chóng được loại bỏ. Bởi lẽ, hành vi đó không những bòn rút tiền của, làm suy yếu nền kinh tế, mà còn làm đảo lộn các giá trị xã hội.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Việt Nam trong những năm qua tăng không đáng kể. Tuy nhiên, nếu như nạn tham nhũng không được đẩy lùi và Nhà nước không có những biện pháp hữu hiệu hỗ trợ cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động thì trong thập kỷ tới, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo có thể sẽ tăng một cách đáng kể.

Tình trạng thiếu việc làm, sự phân hóa giàu nghèo lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Bên cạnh tình trạng thất nghiệp và sự phân hoá giàu nghèo có nguy cơ ngày càng tăng, tệ nạn xã hội và tội phạm cũnglà một thách thức không nhỏđối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, có thể rút ra nhận định một cách khái quát rằng, kể từ năm 1986 đến nay, tệ nạn xã hội ở Việt Nam phát triển mạnh về quy mô và số lượng, tính chất hoạt đồng của các tệ nạn xã hội này ngày càng tinh vi. Tình hình tội phạm hình sự có nhiều biểu hiện phức tạp. Tổng số vụ phạm pháp hình sự tuy không gia tăng đột biến, nhưng số vụ trọng án tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao.

Điều đáng lưu ý là, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế quốc tế, các hoạt động tội phạm có yếu tố nước ngoài cũng phát triển mạnh mẽ.Đó là hiện tượng người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam và người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài. Một số loại tội phạm nguy hiểm trước đây chưa từng thấy ở Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện như: tội buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới Trung Quốc và Campuchia, tội vận chuyển và buôn bán chất ma tuý từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước khác, tội cướp biển, cướp máy bay, tội rửa tiền, tội khủng bố, bắt cóc con tin... Do mở rộng giao lưu, việc xuất nhập cảnh vào Việt Nam thuận lợi hơn trước nên nhiều tên tội phạm gây án ở nước ngoài rồi tìm cách chạy vào Việt Nam để ẩn náu, thậm chí nhiều tên còn tiếp tục gây án tại Việt Nam. Trái lại, một số tên tội phạm đã gây ra những vụ án nghiêm trọng ở Việt Nam rồi tìm cách chạy trốn ra nước ngoài hòng lẩn tránh sự trừng trị của pháp luật Việt Nam. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã phát hiện được hàng trăm vụ phạm tội do người nước ngoài từ hơn 20 quốc tịch khác nhau gây ra ở Việt Nam và hàng chục người Việt Nam gây án ở nước ngoài được xử lý và dẫn độ về Việt Nam.

Cùng với quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế, tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự là một thách thức không nhỏ với Việt Nam.

Ngoài thách thức về kinh tế và' xã hội, Việt Namcòn phảiđối mặt với thách thức không nhỏ về văn hóa.Thực ra, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa hiện nay, sự lo ngại về khả năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo chung của các nước đang phát triển. Một số học giả cho rằng, những luồng văn hóa ngày nay đang bị mất cân bằng, thiên mạnh theo hướng từ những nước giàu tới chuyển sang và gây áp lực đối với những nước nghèo. Người ta cũng nói nhiều đến thứ "hàng hoá không trọng lượng" với hàm lượng tri thức cao, chứ không phải là hàm lượng vật chất. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, ngành công nghiệp xuất khẩu lớn nhất hiện nay của Mỹ không phải là máy bay hay ôtô, mà là ngành vui chơi giải trí - phim của Hollywood. Ngành này có tổng thu nhập lên tới 30 tỉ USD năm 1997. Nhờ các mạng lưới thông tin đại chúng trên toàn cầu và công nghệ truyền thông qua vệ tinh, những phương tiện thông tin đại chúng có sức bành trướng khắp toàn cầu. Những mạng lưới này đã đưa Hollywood tới tận những làng quê hẻo lánh. "Sự hiện diện khắp nơi của những nhãn hiệu Nike, Sony đang thiết lập nên những chuẩn mực xã hội mới từ Đêli đến Vacsava, tới Riađơ Janeira. Những cuộc tấn công dữ dội đó của văn hóa nước ngoài có thể đe doạ tính đa dạng văn hóa, và khiến cho dân chúng lo sợ đánh mất bản sắc văn hóa của mình".

Rõ ràng là sự lo sợ đánh mất bản sắc là có cơ sở. Ngay ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nhiều nhà lãnh đạo cũng như nhiều học giả đã rất quan tâm tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi lẽ, Việt Nam là nước có truyền thống văn hóa lâu đời Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, truyền thống văn hóa đó đã trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Trong suốt quá trình lịch sử, nền văn hóa Việt Nam không những không bị mất bản sắc mà còn tiếp thu hoàn thiện thêm bởi các nền văn hóa nước ngoài như văn hóa Trung Quốc, văn hóa Pháp, văn hóa Nga và cả văn hóa Mỹ. Mặc dù vậy, không ai và không có gì có thể đảm bảo được rằng con người Việt Nam sẽ không đánh mất bản sắc của mình trước xu thế toàn cầu hóa, nếu như mỗi người Việt Nam cũng như mỗicơ quan, tổ chức không có những hành động cần thiết. Bởi lẽ, văn hóa bao giờ cũng mang tính lịch sử - cụ thể một mặt, là sản phẩm của sự phát triển kinh tế - xã hội, và mặt khác, luôn chịu sự tác động của chính bản thân văn hóa.

Trên đây là một số thách thức mà Việt Nam đã và đang gặp trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, nói tới những thách thức điều đó không có nghĩa là chúng ta hãy đóng cửa lại để từ bỏ con đường hội nhập với thế giới. Như trên chúng tôi đã trình bày, toàn cầu hóa hoá là xu hướng tất yếu. Do vậy, đóng cửa sẽ không phải là giải pháp tất. Phải khẳng định trong thời đại ngày nay, nếu nước nào đóng cửa thì tất yếu sẽ bị cô lập và bị bật ra khỏi qũy đạo phát triển của thế giới. Những sai lầmcủa Trung Quốc trong thời Khang Hy và những năm tiến hành cách mạng văn hóa, cũng như thực tiễn những năm xây đựng đất nước trước đổi mới ở Việt Nam là những bài học vô cùng bổ ích đối với chúng ta.

Từ xu thế của thế giới và thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể khẳng định rằng chủ động hội nhậplà con đường tốt nhất để tranh thủcơ hội và vượt qua những thách thức của quá trình toàncầu hóa.Đúng như Mahatma Gandhi đã khẳng định một cách hùng hồn rằng: "Tôi không muốn ngôi nhà của tôi bị bao quanh bốn phía và các cửa sổ bị đóng kín. Tôi muốn làn gió văn hóa của tất cả các xứ sở thổi quanh nhà tôi một cách tự do đến mức có thể. Song tôi không cho phép bất kỳ điều gì làm nghiêng ngả đôi chân của mình". Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để vẫn hội nhập vào xu thế phát triển của thế giới, nhưng vẫn giữ được cái riêng của dân tộc mình, không tự đánh mất mình.

Lúc sinh thời, C.Mác đã từng khẳng định rằng xã hội chẳng qua chỉ là những con người theo đuổi mục đích của bản thân mình, con người vừa là đạo diễn, vừa là diễn viên của vở kịch về chính bản thân mình. Điều đó có nghĩa là, bất kỳ sự biến đổi và phát triển nào trong xã hội, suy cho đến cùng, cũng đó con người quyết định. Vì vậy, đế tranh thủđược cơ hội, vượt qua những thách thức của toàncầu hóa, việc chuẩnbị vàbồi dưỡng con người về mọi mặt trong quá trình hội nhậplà hếtsức quan trọng.

Khi nói đến quá trình nuôi dưỡng và chuẩn bị nguồn nhân lực, người ta thường nói tới vai trò của giáo dục và đào tạo. Bởi vì, nói đến nguồn lực con người đóng vaitrò quyết định thì không phải là nói đến số lượng của nguồn lực đó, mà điều quan trọng hơn là chất lượng của nó, tức là nói đến những con người đã qua giáo dục, đào tạo.

Thực tế, ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới không nói đến vai trò của giáo đục và đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc phát triển giáo dục, đào tạo theo hướng nào lại tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh lịch sử -cụ thể của từng nước.

Trong những năm gần đây, ở nước ta người ta nói nhiều đến lợi ích của giáo đục, đào tạo trong việc nâng cao dân trí, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Trong nội dung của giáo dục và đào tạo, cái được nhấn mạnh hơn cả là ưu tiên giáo dục khoa học, kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra khả năng thích ứng và tiếp nhận công nghệ. Sự nhấn mạnh như vậy là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn, nhất là đối với một nước mà đại bộ phận lực lượng lao động vẫn còn là lao động phổ thông như nước ta.

Tuy nhiên, một trong những nội dung giáo dục và đào tạo cần quan tâm đó chính là vấnđề giáo dục và phát huy truyền thông của dântộc, giáodục ý thức, trách nhiệm công dân, trách nhiệm vớiTổ quốc.Trong suất lịch sử dân tộc, đặc biệt là trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, chúng ta đã phát huy tốt các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của mỗi công dân. Song trong những năm qua, dường như việc giáo dục truyền thống và ý thức công dân chưa được chú ý đúng mức.

Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tạo được những con người vừa có khả năng nắm bắt công nghệ hiện đại, vừa có trách nhiệm cao với Tổ quốc, với đất nước. Chỉ có như vậy, đất nước ta mớitránh được các nguy cơ tụt hậu và sánh vai được với các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong mỏi.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • WTO được & mất

    08/07/2006Cao TrangChúng ta đã nỗ lực rất lớn để đi đến một thỏa thuận trong đối tượng công bằng đáp ứng lợi ích lâu dài cho cả Việt Nam và Mỹ. TrungQuốc đã mất 14 năm đàm phán mới chính thức trở thành hội viên của WTO, Việt Nam cũng mất gần một... con giáp để được ghi tên vào danh sách "vàng". Liệu đây có phải là một bài toán quá khó cho nền kinh tếViệt Nam?
  • Lại bàn về WTO

    14/06/2006Vũ Khoan, Phó thủ tướng Chính phủGần đây, dư luận nước ta lại nóng lên xung quanh việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều đó cũng dễ hiểu vì với việc kết thúc đàm phán song phương và tuần trước vừa ký thỏa thuận về việc này với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong số 28 đối tác yêu cầu đàm phán - khả năng Việt Nam gia nhập WTO không còn xa và nền kinh tế nước ta sắp hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới...
  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Những khó khăn khi gia nhập WTO

    22/07/2005Đặng Hồng QuangViệt Nam cần khẳng định quyết tâm tham gia một sân chơi bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các quốc gia khác, đặc biệt là với các đối tác có tiềm năng xung đột cạnh tranh nhưng đồng thời phải thuyết phục để họ hiểu thực trạng kinh tế Việt Nam và có những nhân nhượng thỏa đáng...
  • xem toàn bộ