Thanh Liêm

Những tấm gương xưa
01:43 CH @ Thứ Sáu - 25 Tháng Chín, 2009

Tham là một bệnh lớn nhất trong thiên hạ và dễ mắc hơn tất cả các bệnh, cho nên Thanh Liêm là một đức quí nhất và cũng khó rèn luyện nhất trong các Đức.

Tuy vậy, người vẫn còn để lại nhiều gương sáng cho đời soi. Như Công Nghi Hựu thời Chiến Quốc là một.

Công Nghi Hựu làm tướng nước Lỗ, tính rất thích ăn cá. Nhưng, một hôm, có người đem cá đến biếu. Ông lại không nhận. Người em ngạc nhiên hỏi, ông đáp:

- Người ta đem cá cho chắc có ý muốn cầu ta việc gì. Nếu ta nhận thì ta phải giúp việc cho người. Giúp việc cho người, lỡ trái phép nước thì đến mất quan. Mà mất quan, thì chẳng những không có cá biếu, đến cả cá mua cũng không có nữa. Không nhận cá chính ta muốn có cá ăn hoài vậy.

Như thế là Thanh Liêm. Nhưng bằng theo lời nói trên đây xét thì lòng Thanh Liêm của Công Nghi Hựu không tuyệt đối, vì còn sự cân nhắc lợi hại, thiệt hơn. Chưa bằng Dương Chấn đời Hậu Hán.

Dương Chấn tiến cử Vương Mật ra làm quan. Sau đó Dương Công được bổ đi làm Thái Thú Đông Lai, đi ngang qua đất Xương ấp là nơi Vương Mật cai trị. Nhớ ơn đề bạt ngày xưa, Vương Mật xin đến yết kiến rồi đêm khuya đem vàng đến dâng Dương công. Công từ chối và bảo:

- Trước kia biết ông là người khá, tôi mới tiến cử ông. Thế mà ông vẫn chưa rõ bụng, còn đem vàng cho tôi?

Vương Mật cố này ép, thưa:

- Xin Ngài nhận cho. Đêm khuya không ai biết.

Công Liễm Dung đáp:

- Trời triết, đất biết, ông biết, tôi biết. Sao gọi rằng không ai biết?

Vương Mật nghe nói xấu hổ bưng vàng lui ra.

Tấm lòng của Dương Chấn thật sáng tỏ như mặt trời ban trưa. Nhưng chưa bằng lòng Tư Hãn đời Xuân Thu.

Tư Hãn làm quan giữ thành nước Tống. Có người được viên ngọc đem biếu, Tư Hãn không nhận. Người biếu ngọc thưa:

- Ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem. Quả là thứ ngọc báu mới đám đem dâng Ngài. Xin Ngài nhận cho tôi được vui lòng.

Tư Hãn đáp:

- Nhà ngươi cho ngọc là của báu, ta cho tánh không tham là của báu. Ngươi đem ngọc cho ta, nếu ta nhận, thì hai bên điều mất của báu. Âu là ngươi cứ đem về. Của báu ai nấy giữ. Như thế cả hai đều còn của báu, thì chẳng hơn sao?

Người biếu ngọc cúi đầu thưa:

- Chúng tôi là thường dân mà giữ ngọc báu thì e không tránh khỏi trộm cướp, mà có khi còn bị hại đến thân.

Tư Hãn bèn lưu người biếu ngọc ở lại. Đoạn tìm thợ đến dũa ngọc rồi đem bán lấy tiền trao cho người chủ ngọc mang về.

Tấm lòng của Tư Hãn vừa liêm khuyết vừa nhân hậu và cách xử sự kia cao đẹp không chi bằng!

Làm quan mà được như Công Nghi Hựu, như Dương Chấn, trên đời kể không được nhiều lắm. Đến như Tư Hãn thì xưa nay e chưa có người thứ hai.

Mà xưa nay nhiều người lầm tưởng rằng đức Liêm chỉ cần cho người có quyền có thế. Cho nên chỉ nghe nói đến quan Thanh Liêm chứ không nghe nói đến dân Thanh Liêm. Thật ra Thanh Liêm là thu liễm lòng tham lại để cho phẩm hạnh được trong sạch, thì riêng gì người làm quan, người có quyền có thế mới có đức Liêm. Và người Liêm chẳng những không tham lợi, mà đến danh cũng không tham. Gặp phú quí mà không phải đạo thì người Liêm nhất định không nhận. Như người bán thịt dê ở nước Sở thời Xuân Thu.

Người bán thịt dê ấy tên là Duyệt. Vua nước Sở là Chiêu Vương bị giặc đánh phải bỏ nước chạy, người bán thịt dê cũng chạy theo. Sau vua Chiêu Vương lấy lại được nước, bèn thưởng cho những kẻ tòng vong. Người bán thịt dê cũng ở trong đám được thưởng. Ai nấy đều nhận, chỉ có người bán thịt dê từ chối, nói rằng: Trước nhà vua mất nước, tôi mất nghề bán thịt dê. Nay nhà vua lấy lại được nước, tôi được trở lại nghề bán thịt dê. Thế là tôi giữ được nghiệp cũ, đủ ăn rồi, còn đâu dám mong thưởng nữa.

Nhà vua cố ép. Người bán thịt dê thưa:

- Nhà Vua mất nước không phải tà tội tôi, nên tôi không đám liều chết. Nhà Vua lấy lại nước không phải là công tôi, nên tôi không dám lãnh thưởng.

Nhà Vua bảo:

- Để rồi ta đến nhà của người chơi vậy.

Người bán thịt dê đáp:

- Theo phép nước Sở, người nào có công to, được trọng thưởng thì Vua mới đến nhà. Nay tôi xét bản thân tôi, mưu trí không đủ giữ được nước, dũng cảm không đủ giết được giặc. Quân giặc vào nước, tôi lánh nạn, phải theo nhà Vua, chớ có phải cốt theo giúp nhà Vua đâu. Nay nhà Vua bỏ phép nước, đến chơi nhà tôi, e thiên hạ nghe thấy chê cười vậy.

Vua Chiêu Vương nghe nói quay lại bảo quan Tư Mã Tử Kỳ rằng:

- Người hàng thịt dê này tuy làm nghề vi tiện mà giãi bày nghĩa lý rất cao xa. Nhà ngươi làm thế nào mời ra nhận chức Tam Công cho ta.

Người hàng thịt dê nói:

- Tôi biết chắc Tam Công quí hơn nghề bán thịt dê, bổng lộc nghìn vạn, giàu hơn tiền lãi bán thịt dê. Nhưng tôi dâu đám ham tước tộc mà để Vua mang tiếng là gia ơn không phải nghĩa. Tôi thực không dám nhận. Xin cho tôi về giữ lấy nghề bán thịt dê của tôi.

Nói đoạn lui ra ngay.

Người bán thịt dê không nhận thưởng vì biết mình không có công cán gì, không nhận chức vì biết mình không có tài cán hơn người. Như thế thật là Liêm. Và đó là một tấm gương “dân liêm” vậy.

Lòng liêm khiết của các nhân vật nói trên là không tham danh, không tham lợi do người khác đem đến. Cũng đã thật cao, nhưng chưa tuyệt cao. Lòng liêm của Duyên Lăng Quí Tử đời Xuân Thu mới thật là tuyệt.

Duyên Lăng Quí Tử ở nước Ngô sang sứ nước Tấn, ghé qua chơi với Vua nước Từ. Vua nước Từ thấy Quí Tử mang thanh bảo kiếm, có ý muốn xin mà không muốn nói ra. Quí Tử đoán biết, định bụng sẽ dâng kiếm cho nhà vua sau khi lo xong sứ mệnh. Nhưng khi về qua nước Từ thì Vua Từ đã mất. Quí Tử toan trao cho tự quân. Kẻ tùy tùng ngăn lại, nói:

- Thanh kiếm này là vật báu của nước Ngô, không phải thứ để tặng.

Quí Tử đáp:

- Không phải là ta tặng. Độ trước ta ghé lại đây, Vua Từ xem kiếm ta, tuy ý muốn, nhưng không nói rõ. Vì ta còn phải đi sứ thượng quốc nên chưa dâng được. Tuy vậy bụng đã định cho. Nay Vua Từ mất mà ta không hiến thanh kiếm, thì ta tự dối lòng ta. Tiếc kiếm mà dối tâm, người Liêm không chịu làm.

Nói đoạn tháo kiếm trao cho tự quân. Tự quân nói:

- Tiên quân không dặn việc ấy nên tôi không dám nhận kiếm.

Quí Tử bèn đem kiếm treo nơi mộ Vua Từ rồi đi.

Chao ôi! Liêm đến mức ấy thì thật quá đỗi cao, người đời không thể nào với tới. Chúng ta có thể theo kịp chăng, họa may theo kịp Công Nghi Hựu, Dương Chấn là hết sức... Đã biết rằng không phải ai ai cũng có thể thành hiền, thành thánh, nhưng ai nấy đều có thể lấy hiền thánh mà tự kỳ.

Tây triết có câu “Vouloir c'est pouvoir" nghĩa là "muốn thì được". Chúng ta thử rủ nhau "muốn Liêm” xem sao.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng

    22/12/2017Nguyễn Trần BạtMột trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ra là hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển...
  • Trung Quốc: 6 biến đổi tâm lý của quan tham

    02/09/2016Anh Quyên (theo Mạng Nhân Dân Trung Hoa)Nguyên nhân của tham nhũng hóa ra lại chính là sự biến đổi về tâm lý của những quan chức khi đạt được "quyền cao chức trọng". Có tới 6 biến đổi tâm lý tạo ra chướng ngại lớn trên con đường phòng và chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc.
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Tham nhũng cũng có sứ mệnh

    24/07/2010Nguyễn Sơn (tp. HCM)Từ cổ chí kim đều khẳng định: Ai không có chức, quyền chỉ được "ham" chứ không thể "tham" được. Tham nhũng là đặc quyền của giới quan chức. (Quan chức Nhà nước, quan chức xã hội)...
  • Nguyễn Tư Giản: Bui một tấm lòng trung với nước

    30/12/2008Hàn Thụy VũNguyễn Tư Giản (1823 - 1890) vốn tên là Nguyễn Văn Phú, quê làng Du Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh, nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng nhiều đời, Nguyễn Tư Giản thi đỗ Hoàng giáp (tiến sỹ) khoa Giáp Thìn nằm Triệu Trị thứ tư (1844), năm ông mới 21 tuổi.
  • Chống tham nhũng phải từ dân

    06/09/2006Trần Sĩ ChươngQuy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Phòng chống tham nhũng

    14/04/2006Nguyễn Đức LamLuật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • Từ điển bỏ túi về tham nhũng

    16/09/2005Ăn hối lộ: ăn tiền rồi hối hận không kịp khi bị lộ
    Bắn: Dùng tiền tiêu diệt mọi sự liêm chính
    Bao che, bưng bít: Bảo vệ đoàn kết nội bộ
    Bóc lịch: Việc làm ưa thích của quan tham sau khi tham nhũng bị phát hiện...
  • xem toàn bộ