Óc cao đẳng và óc sơ đẳng

08:44 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Mười Một, 2010

Một vị thanh niên đã phàn nàn than thở vì đồng bào đầu óc sơ đẳng không hiểu biết được mình.

Nếu ông cũng đầu óc sơ đẳng thì chắc hẳn ông sẽ không phải phiền trách gì ai. Ngặt vì óc ông lại là óc cao đẳng, cái óc đã vượt lên trên bực thường vì chứa được cả đông, tây, kim, cổ.

Ông tức giận mà ông nói, lời nói tuy nặng nhưng là lời nói thật và có lẽ đã đạt được cái tâm lý chung của số nhiều thanh niên, trí thức, họ nghĩ mà không nỡ hoặc không dám nói ra.

Nhiều người chê ông làm phách, nhưng ít ai thấy rõ cái khổ tâm của ông mà chịu rằng ông đã nói ra một sự thật đau đớn mà ta cần phải thấu đáo rạch ròi.

Người ta là một con vật có thể tiến hóa được nhưng nếu hết thảy nhân loại cùng tiến hóa như nhau thì không có sự hơn kém về trí thức, đã không có sự cách dị ở tinh thần.

Đằng này có người có cơ hội được tiến hóa mà lại ở chung với những người chậm tiến, nên thành ra có sự mâu thuẫn giữa hai hạng người đầu óc khác nhau: óc cao đẳng và óc sơ đẳng.

Một đằng thì học rộng biết nhiều, đi tới một cái trình độ cao thâm rồi ở luôn đó mà không xuống bậc được.

Một đằng trí thức thiển cận, tinh thần đơn giản, chỉ hiểu được cái tầm thường bình dị mà không hiểu được những cái phiền phức khó khăn.

Hai đằng khác nhau như thế thì chỉ có không chơi với nhau là không có chuyện. Ông giỏi giang tiến hóa hơn chúng tôi thì ông cứ đi kiếm những người giỏi giang tiến hóa như ông mà chơi, còn chúng tôi ngu muội dốt nát thì chúng tôi chơi riêng với chúng tôi, thế là êm.

Ngặt ông lại sinh nhầm vào cái nước mà nhân tài còn ít ỏi hiếm hoi nên chúng tôi mới kỳ vọng ở ông, rồi chúng tôi muốn làm quen với ông, muốn nói chuyện với ông để cho đến nỗi câu chuyện không thích hợp cho cả hai đằng mà rồi gây nên sự bất hòa đáng tiếc.

Nhưng nghĩ lại cho kỹ thì chẳng phải ở riêng Việt Nam mới có hạng đầu óc sơ đẳng, mà khắp thế giới ở nước nào cũng có cả, chỉ khác ở cái tỉ số nhiều hay ít mà thôi.

Tuy nhiên, ở những nước văn minh tân tiến thì hai cái tinh thần cao thấp khác nhau đó lại hiểu biết lẫn nhau, dung hòa được với nhau mà giúp đỡ cho nhau nhiều lắm.


Một anh cử nhân, tiến sĩ, hay bác sĩ mỗi khi ra trường cũng chỉ là người thường không ai thèm ngó ngàng đếm xỉa. Tới khi phải lăn lộn với đời để kiếm miếng bánh mì đút miệng thì đã hiểu được ít nhiều thế thái nhân tình. Cái óc cao đẳng tuy không mất nhưng cái vẻ đài các của nó đã lần lần tiêu ma. Sống ở đời phải ráng mà hiểu đời, trong đời sống vừa có những sự khó khăn phức tạp nhưng cũng vừa có những sự đơn giản thô sơ. Cái óc cao đẳng lắm khi cũng phải bình dân hóa mới có thể hiểu đời mà sống với đời được.

Nhờ thế mà những nhà trí thức chẳng những không cách biệt gì với quần chúng mà lại còn thân thiện được với họ để giáo hóa cho họ một cách đắc lực và bổ ích hơn.

Họ viết sách, họ viết báo, họ khai trí tiến đức cho tụi đồng bào sơ đẳng bằng những sự quan sát, những cuộc điều tra ở hạng người này.

Họ tìm cách, hoặc có khi không tìm mà cũng được, để sống chung với khắp các hạng người trong xã hội để khảo sát về tính tình phong tục, để học lấy những cách ăn nói bình thường.

Rồi tới khi họ viết lên giấy, họ in ra sách thì đều là những chân lý sống.

Vì nó có sự thật trong đời và thứ nhất vì nó được diễn xuất ra một cách tự nhiên linh động.

Thế là cái óc cao đẳng đã phải xuống bậc để hiểu thấu cái óc sơ đẳng của bình dân và để lĩnh hội lấy những cái tình trạng của sự sống tầm thường, lộn xộn.

Nhưng trong khi làm việc đó, cái óc cao đẳng vẫn cứ giúp cho họ hoài. Giúp họ giải quyết những điều khó khăn, tránh khỏi những điều phi lý. Giúp họ sự phân tích có khoa học, giúp họ sự tổng hợp có phương pháp. Nghĩa là giúp họ một cái năng lực khôn ngoan sáng suốt và có bổ ích cho đời.

Tôi thấy bao nhiêu nhà trứ thuật Tây phương, hầu toàn là những bậc túc học thâm nho mà họ không hay có những sự khoa trương thô bạo.

Họ nói ra những lời thông thường giản dị mà ý tưởng vẫn là dồi dào phong phú biết bao nhiêu.

Còn những nhà trứ thuật bên mình thì lại khác. Nếu họ có cái học cao đẳng thì họ lại không hiểu được cách suy nghĩ và ăn nói của hạng người sơ đẳng.

Trái lại, nếu là những nhà trí thức nửa chừng, thì họ lại cũng tự cao tự đại, không chịu học hỏi thêm, không chịu thua kém ai, mà cũng không bao giờ chịu làm thinh trước cái không biết.

(1943)
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    04/03/2019TS Chu HảoỞ nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa?
  • Cách mạng tháng 8 và người trí thức

    02/09/2016Mai ThụcKỷ niệm 63 năm Cách mạng tháng Tám – “Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” tuổi 63, người trí thức bừng tỉnh trước nền kinh tế thị trường hội nhập toàn cầu diễn ra trên đất nước ta như một cơn lốc xoáy. Rất lâu rồi, bây giờ mới có những hội thảo, những chuyên đề về vai trò của trí thức. Mọi người đồng thanh xác định vị trí của trí thức trong các ngành...
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Vài ý nhỏ nhân đọc bài Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    21/01/2015Nguyễn Ngọc LanhKhái niệm Chân - Thiện - Mỹ ra đời chính là để xác định một cách tổng quát nhất phẩm cách của trí thức. Trí thức chỉ tôn thờ (và dám hy sinh để bảo vệ) sự thật, cái thiện và cái đẹp. Đã là trí thức, không thể nín nhịn khi sự thật bị che dấu, cái giả dối lộng hành; cái thiện bị cái ác lấn lướt, cái đẹp chìm lấp trong cái xấu.
  • Sự trung thực của trí thức

    30/08/2014Lê ĐạtTheo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Còn học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Bàn thêm về bài "Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức của Việt Nam" của GS - TS Chu Hảo

    26/06/2010Thu San Nguyễn Thế HùngGS Chu Hảo có bài tham luận “Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam” tại 53 Nguyễn Du Hà nội vào ngày 11/6/2010. Đây là một bài có ý nghĩa rất quan trọng. Tất cả những gì Ông viết đều làm cho chúng ta suy ngẫm. Đặc biệt khi Ông bàn về phẩm tính của người trí thức Việt.
  • Doanh nhân, trí thức cần làm gì?

    20/04/2010Lê Hiếu DânDoanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn...
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Nói về trí thức, tại sao cứ phải thêm “đích thực”?

    28/08/2009Nguyễn Ngọc LanhThói háo danh đang phát triển tới mức kệch cỡm trong trí thức. Mà đây là lớp trí thức mới, vì nước ta đã nước XHCN từ nhiều thập kỷ nay. Dẫu vậy, trong bài tác giả vẫn dẫn ra những sự kiện xảy ra từ thời phong kiến. Điều này có lý, vì từ lâu trí thức ta đã bị nhận xét là có dáng dấp một ông quan văn – nghĩa là háo danh và “phò chính thống”. Vậy môi trường nào đã tạo ra và nuôi dưỡng cái dáng dấp quan văn này của của giới trí thức mới?
  • Suy nghĩ về khái niệm trí thức

    14/04/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhCó nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất.
  • Nghĩ về người tri thức

    12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Trí thức là ai?

    30/01/2007Tiến sĩ Nguyễn Quang ATrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (với cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của Internet, với sự bành trướng sức mạnh của thông tin, của biểu tượng, với sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức) thì vai trò và trách nhiệm của trí thức là rất lớn lao. Trên Vietnamnet đang có cuộc tranh luận về trí thức Việt Nam mạnh hay yếu. Bài này mong góp vài ý kiến về chủ đề này....
  • "Trí thức không được phép thiếu tri thức"

    05/06/2006Trịnh TúKhi còn là Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, có một dịp được trò chuyện với ông, tôi thực sự ngạc nhiên khi nghe ông tâm sự: "Vốn liếng tri thức của mình chẳng được là bao, ngày càng thấy mình nhiều lỗ hổng quá!". Khi đó ông đang được đánh giá như một người tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ VN. Bây giờ nghe nói ông làm Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà XB Tri Thức, tôi lại tìm đến ông để được nghe ông nói tiếp câu chuyện này.
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • xem toàn bộ