Doanh nhân, trí thức cần làm gì?

08:40 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Tư, 2010

Doanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn. Hơn một thế kỷ trước, nhà tư tưởng - cải cách xã hội Nhật Bản Yukichi Fukuzawa đã kêu gọi giới trí thức cần thoát khỏi những cản trở, ràng buộc từ xã hội để làm kinh tế, kiếm tiền chính đáng.

“Ý kiến của ta là học giả thời nay không chỉ nên chuyên chú vào việc đọc sách. Chỉ chuyên chú đọc sách cũng có tội như việc lao đầu vào rượu chè và trai gái. Chỉ có người tài ba mới có thể vừa làm kinh doanh trong khi đọc sách và đọc sách trong khi làm kinh doanh. Học và kiếm tiền, kiếm tiền và học, như vậy con mới có được cả hai vị trí của một học giả và một người giàu có. Và như vậy, lần đầu tiên, con mới có thể thay đổi suy nghĩ của người Nhật”.

Đó là điều mà Yukichi Fukuzawa (1835-1901) - nhà khai sáng và là người thầy vĩ đại của nước Nhật - đã chia sẻ trong bức thư gửi cho người cháu trai mà ông yêu thương.

Ông đã khởi xướng tư tưởng “thoát Á”, đề xuất việc Nhật Bản sử dụng lịch theo người phương Tây thay cho hệ thống âm lịch, khuyến khích mọi giới, đặc biệt là giới học giả, trí thức thử nghiệm kinh doanh, làm giàu, khuyến khích người Nhật học tập khoa học - kỹ thuật, cách thức tổ chức hệ thống ngân hàng, vận hành nền kinh tế theo các nước phương Tây hiện đại.

Những tư tưởng của Fukuzawa bắt nguồn từ phương Tây nhưng đối với nước Nhật trong giai đoạn lạc hậu thì đó là “vượt thời đại”.

Mặc dù Fukuzawa viết những điều nói trên cho người cháu (hay cho cả thế hệ trẻ Nhật?) vào giữa thế kỷ 19 nhưng đặt vào bối cảnh Việt Nam hiện nay cũng rất hợp thời. Chúng ta có những học giả, trí thức lớn nhưng cuộc sống bấp bênh, thiếu thốn. Những gì họ viết ra hay phát biểu là đúng nhưng ít ai theo vì đối với dân nghèo hay giới trẻ, hình ảnh của họ là thiếu thuyết phục vì lẽ thường, khi anh không thể mang lại cuộc sống giàu sang cho bản thân và gia đình thì không thể đảm bảo anh sẽ mang lại những điều tốt đẹp ấy cho người khác.

Lại nữa, không ít trong số họ, vì cuộc sống phải lo làm thêm, xao lãng việc cập nhật kiến thức, nói và làm không chuẩn mực nên hình ảnh của họ không đủ để làm gương cho người khác. Mặt khác, chúng ta cũng có những doanh nhân giàu có nhưng sống xa hoa và thiếu tinh thần dân tộc. Liệu doanh nhân chúng ta có thể nuôi tham vọng như doanh nhân Nhật Bản: sản xuất những chiếc xe mang nhãn hiệu riêng để phục vụ người dân Nhật và xuất khẩu ra thế giới.

Doanh nhân và trí thức luôn là những người đi đầu để người khác noi theo. Nhưng thực trạng hiện nay của xã hội ta thật khó có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia phát triển như mong muốn. Trước sau như một, Fukuzawa cổ vũ giới học giả, trí thức khi có cơ hội và trong khả năng, hiểu biết của mình nên thoát khỏi những cản trở, ràng buộc từ xã hội để làm kinh tế, kiếm tiền chính đáng. Với Fukuzawa, người dân Nhật không còn thấy sức mạnh của họ ở thanh kiếm võ sĩ đạo mà ở việc phát triển tiềm lực kinh tế của chính mình.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhìn doanh nhân dưới góc độ văn hoá

    10/10/2018Vương Trí NhànNhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn chia sẻ những cảm nghĩ của mình, sau gần một tháng nghiền ngẫm bài báo của SGTT: “Đâu là những việc cần làm nếu muốn nhìn giới kinh doanh dưới góc độ văn hoá”...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Luận đàm về doanh nhân

    13/10/2016Mặc SanThế nào là doanh nhân? Doanh nhân khác nhà quản lý ra sao? Câu hỏi không mới, nhưng dường như mỗi đáp án đưa ra có thể mang một sắc thái mới...
  • Nỗi buồn lớn của doanh nhân nhỏ

    08/04/2016Nguyễn Mạnh Hùng“Có một thứ tài sản duy nhất trên thế gian này ta cho đi không hề bị mất đi mà lại được thêm. Đó là tri thức”. Câu nói này của tôi luôn vang lên tại bất cứ buổi nói chuyện, hội thảo hay toạ đàm nào về sách và văn hoá đọc trên khắp mọi miền đất nước.
  • Doanh nhân – một góc nhìn

    13/10/2014Vũ Quốc TuấnDoanh nhân nước ta đã được công nhận là “lính xung kích thời bình” và từ năm 2004, ngày 13 tháng 10 hàng năm được lấy làm “Ngày Doanh Nhân”. Ngày 13/10 năm nay, xin góp thêm một góc nhìn về doanh nhân với kinh tế thị trường...
  • Ba yếu tố làm nên thành công của doanh nhân

    29/07/2005Nguyễn Trần Bạt“Tôi nhận ra rất sớm là kiểu gì cũng phải có học vấn và kiên quyết bắt đầu từ việc trang bị kiến thức cho mình”. Cũng thật thẳng thắn khi anh Bạt nói rằng: “Tôi thông minh và hiểu biết hơn nhiều người. Chuyên ngành học chính của tôi là cầu đường - trường đại học xây dựng nhưng 20 tuổi, tôi đã nghiên cứu rất sâu chủ nghĩa Marx và hiểu biết thật sự trong nhiều lĩnh vực kinh tế, triết học, âm nhạc rồi tốt nghiệp cả đại học ngữ văn tại chức…”.
  • Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ?

    17/08/2010Bá TúTrải qua nhiều giai đoạn của lịch sử, bằng nhiều thuật ngữ khác nhau (người buôn bán, thương nhân, tầng lớp tư sản, giới công thương), đến nay thuật ngữ doanh nhân VN mới chính thức trả về nguyên ngữ
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Doanh nhân góp phần làm nên những "Điện Biên Phủ" lớn, nhỏ trong sự nghiệp đổi mới

    11/10/2009Dù tuổi đã ngoài cửu tuần, nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn dõi theo bước phát triển của doanh nghiệp nước nhà. Ông coi doanh nhân là đội quân xung kích sẽ làm nên những "Điện Biên Phủ" trong sự nghiệp đổi mới...
  • Doanh nhân - người lãnh đạo doanh nghiệp

    10/10/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong nền kinh tế tri thức, Doanh nhân được xem là tầng lớp tri thức cao của xã hội. Nhờ họ, những tài nguyên, các nguồn lực, trí tuệ của những con người riêng lẻ được tổ chức lại và tạo nên những giá trị gia tăng nằm trong sản phẩm dịch vụ bởi doanh nghiệp mà họ kiến tạo và quản lý. Chất lượng phát triển của các quốc gia về mọi phương diện phụ thuộc mạnh mẽ vào chất lượng phát triển của các doanh nghiệp...
  • Kinh doanh là gì và doanh nhân là ai?

    09/10/2009Huỳnh Bửu SơnGiản Tư Trung và những cộng sự của anh ở PACE đã tự đặt lên vai mình một trọng trách “góp phần thu hẹp khoảng cách doanh trí giữa Việt Nam và thế giới”.
  • Doanh nhân cộng đồng, họ là ai?

    13/06/2007Hoàng Cửu LongCác nhà tỉ phú trên thế giới ngày càng hướng vào các hoạtđộng từ thiện.Họ là doanh nhân nhưng khôngbó gọn trong sản xuất, kinh doanh mà hướng tớilợi íchcộng đồng. Người tagọi họ là "Doanh nhâncộng đồng”...
  • Doanh nhân văn hóa luận

    04/11/2006Phùng Bá SoạnTiêu chí để nhận biết ra một quốc gia có nềnvăn minh, văn hóa cao hay thấp là ở hai vấn đề: một là cơ cấu và định giá thành phần xã hội, hai là nội dung giáo dục. Tự cổ chí kim từ đông sang tây có thể chế và quốc gia nào mà xã hội không tạo nên bởi bốn thành phần: Sĩ, nông, công, thương?
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Nghĩ về doanh nhân và cách mạng

    10/10/2006Dương Trung QuốcGiờ đây, vị thế của tầng lớp doanh nhân đang ngày càng được khẳng định, không chỉ trong các văn bản, nghị quyết mà quan trọng hơn là từ thực tiễn của đời sống kinh tế của đất nước. Do vậy xem xét mối quan hệ giữa doanh nhân và cách mạng, giữa một tầng lớp xã hội và một hiện tượng xã hội mang tính chất lịch sử là một điều cần thiết...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • xem toàn bộ