Nói với người đổ lỗi cho Kinh Tế Thị Trường

05:33 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Mười Hai, 2019

Hiện nay hàng ngày như người dân phải chịu khổ hơn cả những gì truyền thông đưa tin về hệ thống y tế, giáo dục, môi trường, giao thông, thực phẩm, hàng hóa, dịch vụ…. Vô vàn nhiều sự gian, giả, bẩn, ẩu, hại… ảnh hưởng xấu đến từng gia đình, tác động đến từng người dù đó bất kể là ai đều có thể bị chúng bao vây hoặc xâm nhập ở mọi mức độ.

Đáng thương những ai vẫn mê cố với những bài toán ‘kinh dịch’ nhỏ nhoi hòng ‘phong thủy’ tội nghiệp cho ngôi nhà của họ nhưng không thể mưu cầu được sự an lành, an lạc, an phúc cho được khi sống trong một bối cảnh như vậy.

.

Chúng ta bị nghe khá nhiều ( phần lớn từ người có trách nhiệm chính và lớn trong xã hội ), kêu lên như vô can rằng : ‘lỗi tại cơ chế thị trường’… rằng tiền chi phối tất cả, rằng lợi ích làm lóa mắt, rằng chạy theo vật chất….. Thật thảm hại bởi sự lừa dối nhân tâm như thế.Chính nhiều người trong số họ, ngày xưa tích cực tạo ra và bảo vệ cho ‘cơ chế kế hoạch hóa bao cấp’ …. Rồi đến một ngày không chịu nổi với những hệ quả của việc sai quy luật phát triển xã hội , quay ra nhìn ngó một góc thế giới, rón rén áp dụng một phần cơ chế thị trường…. chẳng đến đầu đến đũa vì thiếu triệt để, không đầy đủ… nên các hoạt động kinh tế - xã hội bị méo mó hết cả, nên mọi sự trở nên bất thường, bât lường bất trắc …. Họ quay ra đổi lỗi cho cơ chế thị trường.

.

Hễ ai có trách nhiệm mà đổ lỗi trước những thất bại của lĩnh vực mình làm, họ đã là yếu kém. Kẻ được ủy nhận những chức vụ cao với quyền lực và nguồn lực to lớn của nhân dân, của quốc gia mà đổ lỗi thì đại tồi tàn. Chúng cũng khôn lỏi đến mức biết đổ lỗi cho cái khái niệm có vẻ vô hình vô ảnh, vô địa chỉ, vô nhân xưng là ‘cơ chế thị trường’ !

.

Chúng ta hình dung về điều căn bản : nếu là cơ chế thị trường đúng đủ về quy luật giá trị thì trình độ nào đáng mức lương đó , tiền nào tìm của đó, chất lượng nào định mức đó, việc nào chi phí đó, kết quả nào tiền đo đó…. Nhưng rất rất nhiều sự vi phạm do : không dám thừa nhận, không dám áp dụng, không dám minh bạch…. Mà ‘sự không dám’ này không nằm ở nhân dân, không nằm ở thị trường, mà nằm ở não trạng cũ kĩ , ở tri thức nửa vời, ở thiếu sòng phẳng, ở thái độ lưỡng cư, ở tính biển lận…. của các vị quản lý nhà nước !

Ví dụ về những méo mó do những điều trên gây ra nhiều vô kể, ai ai cũng ngồi nói cả ngày không hết : nào là người tốt khó sống chính trực, người giỏi thì rời bỏ đi… nào là hàng hóa treo đầu dê bán thịt chó…nào là tha hóa đạo đức công vụ mà tham nhũng đủ kiểu….. nào là giá đất ở trên trời….. nào là phong bị phong bao trong các giao dịch…. Nào là cò mồi và các kiểu chạy chọt…..

.

Trong tính phi thị trường, yếu tố căn bản làm méo mó toàn bộ cơ chế thị trường chính là chính sách lương… Tôi đồ rằng nhiều ông Bộ trưởng là thích cái này với tâm lý : mình chức to thế mà lương chỉ thế…nên trách nhiệm đến thế, và vì thế dễ được thông cảm với tiêu cực. Gia cả lao động mà không đúng quy luật giá trị thì hòng mong gì có giá trị ???!!! Nhiều người người bình thường hưởng lương không theo quy luật giá trị của thị trường cũng nảy sinh rất nhiều tâm thái biến tướng…. Hậu quả cuối cùng là nền kinh tế bị rơi vào ‘bẫy thu nhập thấp’ , các doanh nghiệp tạo ra giá trị phải trầy trật đối phó, biến báo, giằng giật….

.

Tôi đã từng viết chính kiến của mình : MAFIA = CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG BỊ MÉO MÓ + SỰ THẤT BẠI CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

.

Ai mới đủ sức làm cơ chế thị trường bị méo mó? Trách nhiệm sửa chữa sự méo mó đó thuộc về ai? Ai sẽ hưởng lợi từ nền kinh tế - xã hội dị dạng đó ? Rõ ràng không phải là nhân dân rồi ! Nhưng nhân dân bị chịu tất cả những hệ quả xấu xa của nó, trong cảm giác không rõ là do ai… bịt bùng mắc tóc…

.

Chúng ta với tính liêm chính, với những quan sát xã hội đoan chắcrằng : mọi người lao động luôn nỗ lực với mong muốn được tính đúng đủ, được sòng phẳng, được minh bạch giá trị trong ‘cơ chế thị trường’ đúng nghĩa ! Thật ghê gớm, thiếu liêm xỉ cho hạng người đầu đội chức vụ nhà nước, tay cầm quyền lực nhà nước, ngực đeo sứ mệnh nhà nước lại rất sành lỏi đổ lỗi cho cơ chế thị trường. Thật rất có tội khi ai quyền cao chức trọng mà chỉ cốt vinh thân phì gia, rào kín cổng cao ‘kinh dịch phong thủy’ cho cái khuôn viên nhà mình, mà bất chấp đời sống xã hội xuống cấp, khiến nhân dân khắp nơi lầm khổ!

.

Chúng ta biết rõ không có công cụ nào tuyệt đỉnh, không cơ chế nào là hoàn hảo, nhưng biết rõ Đạo Lý: quan chức đàng hoàng không nên đổ lỗi, quản lý nhà nước có chức năng kiến tạo và khắc phục các sai lỗi, thuận theo quy luật thì dễ hanh thông, dân giàu nước mới mạnh… Trong đó ‘cơ chế thị trường’ ngày càng được các chính phủ hoàn thiện hơn trở thành phương thức như thế giới văn minh đang vận hành. Nó năng động hơn, văn minh hơn là nhờ chúng ta vận được đúng cốt lõi quy luật giá trị của nó!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội

    26/07/2019Nguyễn Trọng ChuẩnÝ thức về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại giúp cho người ta thấy rằng, thị trường thế giới rộng lớn, đầy tiềm năng trên phạm vi toàn cầu là môi trường vô cùng thuận lợi để tìm kiếm lợi nhuận không chỉ cho riêng mình, mà còn cho cả quê hương, đất nước và cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của xã hội.
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Chút ít lương tri trong thời kỳ kinh tế thị trường

    24/02/2014Cao Xuân HạoThời kinh tế thị trường là một giai đoạn tất yếu mà nước ta phải trải qua để tiến xa hơn nữa, hướng tới một trật tự cao hơn nữa, một xã hội công bằng và văn minh hơn. Trong thời kỳ này, người dân, trong đó có giới trí thức nói chung và giới văn nghệ nói riêng, sống trong một không khí rất khác với giai đoạn trước đây, khi toàn dân còn phải tiến hành hai cuộc kháng chiến ác liệt, cái thời kỳ mà về sau người ta quen gọi là thời “bao cấp”.
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Toàn cầu hoá, kinh tế thị trường và sự nghèo đói

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên toàn thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói và hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đây có một điểm cần làm rõ, đó là phải phân biệt sự nghèo đói với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói và chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng...
  • Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    21/06/2007Nguyễn Hữu VượngNền kinh tế nước ta hiện đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, rất cần phải được nghiên cứu, xem xét...
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường

    21/05/2007Đỗ Lan HiềnKinh tế thị trường đi liền với cuộc sống hối hả chạy đua, người giàu mải miết làmăn, tiền bạc có thể dư thừa nhưng thời gian dành cho gia đình, con cái lại khan hiếm, sự giáo dục gia đình bị suy giảm, phó thác cho giáo dục nhà trường và xã hội, người nghèo mải vật lộn kiếm sống, ít nghĩ đến nhân phẩm, đạo đức.
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • xem toàn bộ