Về thực chất của bước chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

08:43 CH @ Thứ Năm - 21 Tháng Sáu, 2007

Thực tiễn vận động của nền kinh tế thế giới những năm gần đây cho thấy, mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay, là mô hình hợp lý hơn cả.

Ở nước ta, việc thực hiện mô hình này, trong thực tế, chẳng những là nội dung của công cuộc đổi mới, mà hơn thế, còn là công cụ, là phương thức để đi tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

Nền kinh tế nước ta hiện đang ở giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính - bao cấp sang nền kinh tếthị trường. Do vậy, thực chất của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta, đương nhiên là một vấn đề đặc biệt có ý nghĩa, rất cần phải được nghiên cứu, xem xét: Nhận thức được thực chất của bước chuyển này, chi phối được nó, chúng ta sẽ tính được những sai lầm chủ quan, nóng vội duy ý chí hoặc khuynh hướng cực đoan, máy móc, sao chép, "nhập ngoại" các mô hình kinh tế thị trường ngoại lai một cách máy móc.

Đúng như ý kiến của một số nhà nghiên cứu lý luận, thực chất của bước chuyểnđótrước hết là ởsự đổimới các quanhệ sở hữu. Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiều sở hữu tương đối thuần nhất với hai hình thức tập thể và Nhà nước, thì hiện nay, cùng với hình thức sở hữu chủ đạo là sở hữu Nhà nước, nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác. Những hình thức sở hữu đó, trong thực tiễn vận hành của nền kinh tế, không hẳn đã đồng bộ với nhau. Song về tổng thể, chúng là những bộ phận khách quan của nền kinh tế, có khả năng đáp ứng những đòi hỏi đa dạng và năng động của kinh tế thị trường.

Điều có ý nghĩa đối với việc xác định đặc điểm của nền kinh tế quá độ ở nước ta hiện nay có lẽ vẫn là sự thừa nhận xu hướng chủ yếu trong sự vận động của nó: tiếp tục đổi mới và hoạt động có hiệu quả kinh tế Nhà nước để kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, làm đòn bẩy thúc đẩy và điều chỉnh các hoạt động của toàn bộ nền kinh tế đề trên cơ sở đó, giải quyết các vấn đề xã hội ngay ở tầng vĩ mô sao cho tăng trưởng kinh tế không trở nên mâu thuẫn gay gắt với trật tự bình thường của đời sống xã hội.

Đảng ta không coi cơ chế thị trường là liều thuốc vạn năng và vì vậy không khuyến khích phát triển nó về mọi phương diện. Bởilẽ, việc tuyệt đối hoá vai trò của kinh tế thị trường sẽ rơi vào một sai lầm nguy hiểm từ phía khác. Kinh tế thị trường tuy có nhiều điểm mạnh nhưng bản thân nó vốn có những giới hạn, những khuyết tật mang tính tự phát hết sức bướng bỉnh. Hơn thế nứa, quan hệ thị trường còn là môi trường thuận lợi để phát sinh nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Thực tiễn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới vừa qua cho thấy, bên cạnh tác động tích cực là cơ bản, những tác động tiêu cực do mặt trái của kinh tế thị trường gây ra cũng hết sức nghiêm trọng, đặc biệt trên phương diện tư tưởng, đạo đức, lối sống. Chúng ta mới áp đụng cơ chế thị trường chưa được bao nhiêu, song bên cạnh những thành tựu, chúng ta đã phải trả giá không nhỏ cho những hiện tượng tiêu cực, như do cách làm ăn thuần tuý chạy theo lợi nhuận đã dẫn đen các hình thức lừa đảo hối lộ, trốn thuế, nợ nần khó trả, do thương mại hoá một cách tràn lan, xâm nhập cả vào các lĩnh vực dễ thương tổn như y tế, giáo dục, văn hoá... đã làm cho các giá trị đạo đức, tinh thần bị băng hoại và xuống cấp, đồng tiền đã chi phối nhiều quan hệ giữa người với người, sự phân hoá giàu nghèo và bất công xã hội có chiều hướng tăng lên, lối sống ích kỷ, thực dụng có nguy cơ ngày càng tăng... Bởivậy, Đảng ta chỉ rõ: vận dụng các hình thức và phương pháp quản lý nền kinh tế thị trường là để sử dụng mặt tích cực của nó phục vụ mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội chứ không đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội. Đó là xu thế phân hoá giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm... Đi vào kinh tế thị trường phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tôi đa nhưng khuynh hướng tiêu cực đó.

Cũng phải thừa nhận rằng, các vấn đề nói trên, dù ít dù nhiều cũng là các vấn đề của bản thân cơ chế quản lý.Trong nền kinh tế hiện nay của ta, cơ chế quản lý đang ở giai đoạn hình thành nên thường là không đồng bộ, thiếu hụt. Chúng ta chưa thực sự tạo ra môi trường an toàn và ổn định cho sản xuất và kinh doanh. Cơ sở pháp lý của các hoạt động kinh tế còn có nhiều điều bất cập. Các hoạt động tài chính, ngân hàng, phân cấp quản lý... còn nhiều điều bất hợp lý. Do vậy, trong một số vụ án kinh tế, cơ chế quản lý đôi khi vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của kinh tế thị trường. Tính chất không rõ ràng, thiếu xác định trên cả phương điện pháp lý lẫn trên phương diện kinh tế - xã hội dường như đang là một cái gì đó rất phổ biến, rất đặc trưng cho các quan hệ trong nền kinh tế nước ta.

Rõ ràng là cơ chế vận hành của nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tiến tới một cơ chế thị trường đích thực, văn minh, nhưng hiện tại vẫn còn mang dấu ấn của cơ chế kinh tế cũ. Cơ chế quản lý kinh tế mới bước đầu đã hình thành nhưng chưa đồng bộ, đang ở giai đoạn sơ khai, mang nhiều yếu tố tự phát, chưa tạo được môi trường thực sự lành mạnh và an toàn cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với vẫn còn những yếu kém cả về mặt chính sách lẫn pháp lý hướng dẫn nền kinh tế. Công tác tài chính, ngân hàng, giá cả, kế biểuhoạch hoá, quy hoạch, xây dựng, quản lý đất đai, thủ tục hành chính... đã đổi nhưng chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn. Lĩnh vực quản lý xuất nhập khẩu có những sơ hờ, tiêu cực, một số trường hợp đã gây tác động xấu đối với sản xuất. Chế độ phân phối thu nhập còn bất hợp lý. Vẫn còn hiện tượng bội chi ngân sách và nhập siêu.

Cần thiết phải lưu ý rằng, khác với cơ chế hành chính - bao cấp, cơ chế thị trường với các quy luật khách quan của nó, thường biểu hiện ra như là một cơ chế tự phát hơn, tự nhiên hơn và nằm xa sự chi phối của con người hơn. Bởi vậy, trong nền kinh tế nước ta hiện nay, việc nắm được các yếu tố tự giác và tự phát của nền kinh tế hiểu được phương thức hoặc tìm ra được phương pháp kiểm soát thích hợp là điều hết sức có ý nghĩa. Thực tế những năm đổi mới vừa qua chứng tỏ rằng, trong một số quá trình kinh tế - xã hội nhất định, chúng ta đã thực sự làm chủ được những tác động tự giác cũng như những tác động tự phát của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có quá nhiều hiện tượng và quá trình mà chúng ta còn buông lỏng sự kiểm soát hoặc chưa thực sự có khả năng kiểm soát sự vận động của chúng.

Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, việc chúng ta bước đầusử dụng thị trường như là một công cụ, một phương thức để đảm bảo tăng trưởng kinh tế, trên thực tế, đã đem lại những kết quả tích cực cả về phương diện thực tiễn lẫn phương diện nhận thức:

Thực tiễn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã cho chúng ta thấy, sản xuất hàng hoá cùng với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường không đối lập với chủ nghĩa xã hội, rằng nền kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, là cơ hội để các cộng đồng mở cửa, tiếp xúc với bên ngoài, kinh tế thị trường rõ ràng là xu thế phát triển khách quan và tất yếu đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Tuy nhiên, nhận ra sức mạnh của cơ chế thị trường bao nhiêu, chúng ta cũng hiểu rõ hơn bấy nhiêu mặt trái của nó đối với sự vận động của đời sống xã hội. Sự tăng trưởng kinh tế đương nhiên là một mục tiêu của phát triển xã hội, nó có khả năng tạo ra điều kiện để giải quyết các vấn đề xã hội. Nhưng tăng trưởng kinh tế không nhất thiết đi liền với tiến bộ xã hội. Do vậy, trong quan niệm của Đảng ta, để thực hiện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chú, văn minh, thì kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, cơ chế thị trường ở nước ta tuy đã hình thành, nhưng còn ở giai đoạn sơ khai, còn mang nhiều yếu tố tự phát. Cơ chế, chính sách kinh tế chậm đổi mới, cải cách hành chính còn chậm chạp đang là trở ngại cho đổi mới và phát triển kinh tế. Tạihội thảo khoa học về kinh tế thị trường, Hội đồng lý luận Trung ương nhận định rằng: "Chúng ta đã chuyển một bước quan trọng sang kinh tế thị trường, nhưng chưa kết thúc bước chuyển đó. Do vậy, còn đan xen nhưng yếu tố của nền kinh tế chuyển đổi. Những yếu tố của nền kinh tế thị trường văn minh còn ít hơn là những yếu tố sơ khai".

Thành tựu của 15 năm đổi mới vừa qua đều có tác dụng làm cho chúng ta quen dần với các quan hệ hàng hoá. Hàm lượng kinh tế trong các hoạt động xã hội ngày càng được chú ý. Tuy nhiên, mặc dù đã trải qua một số năm cải cách, đổi mới song nền kinh tế nước ta vẫn đang trong quá trình chuyền từ cơ chế quản lý hành chính – bao cấp sang cơ chế thị trường. Đó là quá trình mà cơ chế cũ ít nhiều vẫn còn là thói quen chưa dễ xoá bỏ.Do vậy, cơ chế cũ và cơ chế kinh tế mới đang đan xen vào nhau, có chuyển hoá lẫn nhau, cái cũ dần dần nhường chỗ cho cái mới ra đời và phát triển, nhưng cũng có sự chi phối, khống chế lẫn nhau. Rõ ràng là cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta vẫn còn đang ở những bước sơ khai, đòi hỏi phải được hoàn thiện theo xu hướng thị trường văn minh. Mặc dù đã có những yếu tố của thí trường hiện đại xuất hiện trong nền kinh tế nước ta (chúng ta đã tham gia buôn bán với nhiều nền kinh tế phát triển, đã là thành viên chính thức của khối ASEAN, đã gia nhập khu vực mậu địch tự do AFTA và sẽ tham gia nhiều liên minh kinh tế khác nữa với chủ nghĩa tư bản hiện đại), nhưng tính chất quá độ của nền kinh tế đang tiến tới cơ chế thị trường vẫn còn khá rõ. Về thực chất của bước chuyển này, chúng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng: "ở Việt Nam, dù nền kinh tế thị trường chỉ mới vừa được hình thành, còn đang trong những bước chập chững ban đầu và được điều tiết một cách có ý thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa, song cũng đã tác động khá rõ nét đến mọi mặt đời sống xã hội và để lại ở đó những dấu ấn của mình về mặt văn hoá... Tác động đáng quan tâm nhất của cơ chế thị trường là nó tạo ra ở Việt Nam những quan hệ mà ở đó vừa có mầu sắc thỉ trường, lại vừa chưa phải là quan hệ thị trường. Sự đan xen, chi phối mãnh hệt trong bối cảnh của một xã hội vừa ra khỏi cơ chế hành chính - bao cấp đã làm cho cơ chế thị trường bị "khúc xạ" theo nhiều chiều hướng khác nhau.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định nền kinh tế thị trường mà chúng ta cần xây dựng là nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinh tế đó là:"Phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hưu, quản lý và phân phối".

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục

    08/11/2010Nguyễn Đình TườngGiáo dục đạo đức trong gia đình. Đây là công việc hết sức quan trọng nhằm tạo tiền đề xuất phát cho giáo dục đạo đức trong nhà trường và ngoài xã hội, bởi gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng trong việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi người công dân ngay từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.
  • Đạo đức gia đình trong nền kinh tế thị trường

    22/05/2007Nguyễn Thị KhoaĐạo đức gia đình là toàn bộ những quan niệm về giá trị và quy phạm về hành vi của con người trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của mỗi người về hôn nhân và gia đình vừa thể hiện bản chất đạo đức cá nhân, vừa cho biết bản chất đạo đức của mối quan hệ trong gia đình. Sự hình thành đạo đức gia đình không chỉ dựa trên những quy định của pháp luật, của phong tục tập quán và truyền thống dân tộc, mà còn dựa trên niềm tin và dư luận xã hội.
  • Về quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay

    14/05/2007Đoàn Quang ThọQuan hệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, cũng như quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề luôn thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu lý luận, song ở đây, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau.
  • Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

    04/05/2007Lê Thị Tuyết BaTừ khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh rất nhiều cái được, đã xuất hiện những cách sống và lối sống xa lạ, trái với các chuẩn mực của xã hội, bất chấp những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Một bộ phận trong các tầng lớp, các thành phần xã hội khi mưu cầu lợi ích cá nhân đã chà đạp lên nhưng khuôn mẫu, những giá trị đạo đức đích thực.
  • Giáo dục đại học và cơ chế thị trường

    22/03/2007Giáo sư Phạm PhụCụm từ "Giáo dục đại học và cơ chế thị trường" đang được tranh luận sôi nổi trên mọi diễn đàn về GD trong hơn một năm qua. "GDĐH có là một loại hàng hóa công?", "Trường học không phải là chợ", "Có hay không có thị trường GD?"... Thanh Niên xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết của GS Phạm Phụ - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM về vấn đề khá nóng bỏng và cũng khá nhạy cảm này.
  • Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường

    04/03/2007Nhà văn Trần Thị TrườngTích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
  • Nhìn lại thị trường chứng khoán: Đâu là thực, đâu là hư?

    06/02/2007Lê HàĐang được đánh giá là những “phiên chợ chiều” kể từ ngày thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, vậy mà năm 2006, TTCK bất ngờ tăng tốc với sự kiện hàng loạt các “đại gia” lên sàn, đẩy giao dịch bước vào thời kỳ nóng, với giá trị cổ phiếu giao dịch đạt ngưỡng theo dự kiến đến năm 2010 mới có được. Sự phát triển nóng này có đúng thực chất hay chỉ là những giao dịch “ảo” làm lợi cho một nhóm người nào đó, đang là vấn đề được nhiều chuyên gia kinh tế quan tâm?
  • Mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và đạo đức xã hội trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

    28/11/2006Phạm Văn ĐứcNhu cầu là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người hành động. Sự thoả mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thê hành động, là lợi ích. Vì vậy, lợi ích là cái đáp ứng nhu cầu và nó chỉ có nghĩa là lợi ích khi được đặt trong quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích không còn là lợi ích nữa...
  • Cải cách hành chính và quy luật kinh tế thị trường

    20/10/2006Nguyễn Ninh ThựcGiống như quy luật tiến hoá của xã hội loài người và thế giới tự nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng tuân theo những quy luật khách quan, tất yếu có ra đời phát triển và kết thúc, có tính kế thừa, cái sau tiến bộ hơn cái trước...
  • Cái nhìn mới về thị trường lao động

    15/05/2006Văn KhoaDù muốn dù không, chúng ta vẫn không thể ngăn cản việc nhìn nhận sức lao động là một loại hàng hóa bị chi phốt theo quy luật thị trường. Người làm giỏi được lương cao, người làm dở chịu lương thấp. Sự cạnh tranh trong việc chào bán sức lao động là một yếu tố thúc đẩy từng cá nhân và toàn xã hội nỗ lực làm việc tự đào tạo nâng cao chất lượng lao động của mình. Chúng tôi xin mổ xẻ sau đây một số cách nhìn mà theo chúng tôi là không còn phù hợp về giá trị lao động trong nền kinh tế thị trường...
  • Tản mạn chuyện thị trường

    10/01/2006Nguyễn Khắc NhoCâu chuyện thị trường hàng ngày vừa rất thiết thực tới đời sống, vừa bức xúc, vừa mới lạ, vừa đại chúng ai cũng phải quan tâm, vừa nhỏ nhặt chuyện rau cỏ tương cà mắm muối, lại vừa rất chiến lược quan hệ tới sự hưng thịnh, suy vong của một quốc gia...
  • Người trí thức trong nền kinh tế thị trường

    16/12/2005PGS.TS Vũ Duy ThôngTrí tuệ một khi đã trở thành hàng hóa thì cũng sẽ bị điều tiết theo qui luật cung-cầu. Nhiều trí thức trẻ hiện nay đặt mục tiêu hàng đầu là tìm những nơi trả lương cao để làm việc...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Có hay không có thị trường giáo dục?

    09/07/2005Giáo sư Trần Phương“Chống thương mại hóa giáo dục”?Ai đó đã có lần đưa vào văn bản chính thức một cụm từ gây nhiều tranh cãi. Đó là cụm từ “chống thương mại giáo dục”. Theo cụm từ này thì thương mại hóa giáo dục vớinội hàm tiêu cực. Vậy mà chưa có một cuốn từ điển nào trên thế giới định nghĩa thương mại như thế cả. Các Mác từng định nghĩa “thương mại là sự trao đổi giữa các vật ngang giá”.
  • Đưa sản phẩm mới ra thị trường: Dễ hay khó?

    02/07/2005Làm cho mọi người biết đến - hơn nữa, biết đến với nhiều thiện cảm - một sản phẩm mới, đó là công việc khá tốn kém và đòi hỏi nhiều sáng tạo. Nếu lý thuyết về quảng cáo tiếp thị chỉ nêu ra một số nguyên tắc chung thì trong thực tế sự vận dụng lại rất phong phú, đa dạng.
  • xem toàn bộ