Có ai biết nội dung bản Hiến chương các nhà giáo không?

10:18 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Mười Một, 2019

Năm nay, những ngày này, trong một tâm trạng khác lạ, tôi bất chợt nhận ra rằng, mãi đến bây giờ tôi vẫn không biết nội dung của hiến chương này!

Ngay từ những năm tháng mới cắp sách đến trường, ấn tượng của lũ trẻ chúng tôi đối với ngày 20/11 vô cùng sâu đậm.

Mỗi lần gặp lại, thăm lại các thầy, dường như người ta có dịp kiểm tra lại bản thân, sau những năm, tháng rời xa trường xưa, bến cũ.

Rồi mặc dù ngay cả mới ngày hôm qua vừa học thầy ở trường, nhưng hôm sau 20/11, gặp lại thầy thì cảm giác đã như rất mới, rất thiêng liêng.

Quả thật chúng tôi vui, bởi những ngày đó, được tụ tập cùng nhau đến nhà thầy, được thầy tiếp như khách quý, như thể bù đắp cho những tháng ngày nghiêm trang nơi lớp học.

Trò nhìn thầy với ánh mắt ân hận và thầm hứa vì đã có lần mắc lỗi, còn cái nhìn của thầy thì đầy khoan dung, tha thứ!

Ấy là những ngày một đi không trở lại, cách đây đã nửa thế kỷ.

Cái ngày mà thuở ấy thầy trò chúng tôi đón nhận hàng năm gọi là ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” - 20/11.

Mặc dù cũng không ai được nhìn thấy cái bản hiến chương đó.


Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo - 20/11 là ngày vui của cả thầy và trò. (Ảnh: Báo Lao động)

Năm nay, những ngày này, trong một tâm trạng khác lạ, tôi bất chợt nhận ra rằng, mãi đến bây giờ tôi vẫn không biết nội dung của hiến chương này!

Tức tốc tìm kiếm, như một sự thể quá muộn mằn, và may thay tôi đã tìm thấy.

Đọc nó, tôi càng ngạc nhiên hơn, không hiểu vì sao, hình như người ta đã và đang như bỏ quên một văn kiện quan trọng nhất đối với các nhà giáo tiến bộ trên toàn thế giới.

Năm 1946, ở Paris người ta thành lập một tổ chức quốc tế các nhà giáo mang tên: “Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục” (Féderation International Syndicale des Enseignants) viết tắt là FISE.

Ba năm sau đó - năm 1949, tại Warszawa, thông qua một hội nghị quốc tế, FISE đã xây dựng một bản THE TEACHERS’ CHARTER - Hiến chương các nhà giáo, gồm 15 chương, và bạn đọc có thể tham khảo qua bản dịch như dưới đây.

.

HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO

MỞ ĐẦU

Các nhà giáo thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội, vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử, không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội.

Nghề dạy học đặt cho người thày những trách nhiệm, và những trách nhiệm này đòi hỏi những quyền tương ứng.

Các nhà giáo cần có quyền thực hiện một cách tự do toàn bộ những quyền dân sự và nghề nghiệp.

Thừa nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, nhà giáo phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập.

Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu củanhàgiáo là phải tôn trọng tính cáthểcủa trẻ, khám phá và phát triển khả năng, chăm lo quá trình giáo dục và đào tạo, luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị giữa con người với nhau.

Điều 2.Quyền củanhàgiáo không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin vàđịnh kiến cá nhân, miễn là họkhông áp đặt niềm tin vàđịnh kiến ​​của mình cho trẻ.

Nhà giáo không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.

Điều 3.Nhà giáo có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳcôngviệc và nghề nghiệp của họ.

Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được thực thiđể chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, tập sự, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luậtbãi nhiệm.

Điều 4.Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn củanhàgiáo phải được tôn trọng, các sáng kiến ​​cần được khuyến khích, đặc biệttrong việclựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa, cũng nhưtrong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn, thông qua đại diệnnhàgiáo.

Điều 5.Nhà giáo phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và cáctổ chứcấyphải có quyềnđại diện chonhàgiáo trong mọi hoàn cảnh.

Điều 6. Tất cả cácnhàgiáo phải có quyền đượcđào tạovề mặt học thuật và chuyên môn theo các tiêu chuẩn cao nhất có thể,bao gồmcảnhữngyêu cầu về giáo dụcđể có thểtheo học ở bậc đại học.

Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viêntheo học để trở thànhnhàgiáo.

Điều 7.Nhà giáo cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn.

Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc tạo điều kiện đặc biệt đểhọcó thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài, nhằm giúp họ có kiến ​​thức thực tếvềcuộc sốngcủa chính họ ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Điều 8.Nhà giáo được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục mà họ đảm nhận, để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.

Đối với những nhà giáo có trình độ và thâm niên công tác ngang nhau, cần áp dụng nguyên tắc trả lương công bằng, công việc như nhau thì lương cũng như nhau, không phân biệt.

Điều 9.Nhà giáo được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ, trẻ em và người phụ thuộc.

Điều 10.Nhà giáo có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.

Điều 11.Trang thiết bị trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh cũng như thể loại trường mà chỉ phụ thuộc vào mục đích haynhu cầu giáo dục.

Các trường cần được cung cấp nơi ăn ở phù hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên đủ trình độ, có thể đảm đương các dịch vụ chuyên biệt được giao như chăm sóc y tế và nha khoa, cung cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất.

Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.

Điều 12.Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo, phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh vànhàgiáo, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.

Điều 13.Trẻ em lệch lạc về hành vi cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.

Trẻ khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với đặc điểm và tình trạng khuyết tật của các em.

Điều 14.Cần hỗ trợ các nghiên cứu giáo dục tại các cơ sở giáo dục, nơi mà các thực nghiệm về phương pháp có thể được tiến hành trong điều kiện thích hợp, nhằm có thể đẩy mạnh tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục.

Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.

Điều 15.Thông qua đại diện do mình bầu,nhàgiáo cần có cơ hội để xây dựng các chính sáchnhằmcải thiện hoạt động quản lý các trường học vàthực thinghề nghiệp của mình.

.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953.

Còn Hiến chương các nhà giáo được thông qua vào những ngày 9-11/8 năm 1954, tại hội nghị lần thứ XIX của Liên hiệp quốc tế các công đoàn nhà giáo tại Moscow.

Rồi sau đó, từ ngày 26-30/8/1957, tại Warszawa, hội nghị FISE gồm 57 nước tham dự, trong đó bao gồm Công đoàn Giáo dục Việt Nam, đã quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Hiến chương các nhà giáo, hiển hiện như một trong những văn bản tinh hoa, được soạn thảo bởi những cá nhân ưu việt, thấm nhuần những tư tưởng giáo dục tiến bộ, những giá trị vĩnh hằng, được sản sinh ra từ các nền giáo dục văn minh và từng trải.

Nó không phụ thuộc vào thể chế chính trị, hay tôn giáo, sắc tộc nào cả. Chắc chắn nó như một ngọn hải đăng, soi sáng, hướng đạo cho mọi nền giáo dục, nhất là những nền giáo dục còn đang trưởng thành.

Không biết các nhà giáo và giáo dục Việt Nam đã làm những gì để đáp ứng một trong những tiêu chí được đề ra trong bản hiến chương:

Thừa nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, nhà giáo phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập.

Hay không biết Điều 8 đến bao giờ mới trở thành hiện thực!?

Và còn một loạt điều khác nữa, hy vọng tiến trình giáo dục nước nhà là một lộ trình luôn tương thích với mọi tiêu chí của bản hiến chương mang tính phổ quát này!

Đã qua 2/3 thế kỷ - ngày ra đời của bản hiến chương, cũng như những năm dài đằng đẵng đất nước oằn mình trăn trở với giáo dục, có lẽ nên chăng tất cả hãy bình tâm suy ngẫm về mọi khía cạnh của bản hiến chương này!

Và vì nội dung của nó như đã nói thay ước vọng của biết bao thế hệ học trò cũng như các nhà giáo trên toàn thế giới, nên người viết xét thấy không cần phải bình luận gì thêm.

Cuối cùng tác giả bài viết mong muốn bản hiến chương này, cần phải được coi là một trong những văn bản quan trọng nhất, và cần được phổ biến sâu rộng ở mọi cơ sở giáo dục.

Bài viết thể hiện nhận thức, quan điểm, góc nhìn và cách hành văn của riêng tác giả, một nhà giáo đang sống và làm việc tại Hà Nội.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Lẽ thường" và "lẽ biến" trong đời nhà giáo

    26/06/2019Phạm ToànMột cuộc cải cách giáo dục tử tế sẽ phải giúp cho nhà giáo sống có chất lượng nhất toàn bộ những ngày lao động bình thường của đời mình...
  • Hoàng Đạo Thúy - nhà giáo cả đời gắn bó với hướng đạo cho thế hệ sau

    20/11/2019Tô HoàiNhà văn hóa lớn Hoàng Đạo Thúy cả đời là một con người của tư tưởng và hành động. Hành động và tư tưởng Hoàng Đạo Thúy gắn bó làm một và mỗi giai đoạn lại thể hiện thành những trước tác. Thật đầy đủ và toàn diện lý lịch của một tài năng...
  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Đi tìm ‘nhà giáo’

    19/11/2018TS. Giáp Văn DươngNhững ngày này của 18 năm về trước, tôi có một niềm vui háo hức: Trở thành một nhà giáo. Điều thú vị là lúc đó, tôi không hề đặt ra cho mình câu hỏi nhà giáo là ai trước khi bước vào nghề....
  • Nhà giáo dục

    20/11/2016Nhà văn Thiếu SơnCùng là nhà trí thức mà mỗi người đều có công việc riêng. Ngoài công việc riêng, kẻ nào còn muốn đem những sự học biết của mình mà truyền bá cho xã hội, đó là cái nhiệt tâm và tấm lòng tận tụy đáng khen, không ai có quyền bắt buộc họ. Duy có một hạng trí thức chỉ chuyên lo dạy người, nhất danh là những nhà giáo dục...
  • Cuộc cải cách giáo dục phải xuất phát từ cái đầu của nhà giáo dục

    27/10/2014Trước kia việc gì cũng “từ trên dội xuống”. Từ nay việc gì cũng phải “từ dưới nhoi lên” (XYZ, Sửa đổi lề lối làm việc)
  • Lương Văn Can - Nhà ái quốc và nhà giáo dục lớn của nước ta đầu thế kỷ XX

    13/04/2014Trần Thanh ĐạmNgày13/06/2002 vừa qua là dịp kỷ niệm lần thứ 75 ngày mất của một trong những nhà yêu nước và cách mạng tiền bối, một nhà giáo dục lớn của nước ta đầu thế kỷ XX: chí sĩ Lương Văn Can (1854-1927)...
  • Nguyễn Mạnh Tường - Nhà giáo mẫu mực và tài năng

    01/08/2009Bùi Văn Vượng"Điều hết sức quan trọng và quyết định đỉnh cao là tự học, ra thư viện, đọc rất nhiều, phát huy óc xét đoán, phê phán. Xác định mục tiêu, quyết tâm vượt mọi gian khổ, làm đều, làm đều là bí quyết của thành công. "
  • Mảnh đất tự do của những nhà giáo dục

    20/11/2008Lương Khải SiêuNhững vị ngồi đây hôm nay có đến quá nửa đang là những nhà giáo dục hoặc trong tương lai sẽ là những người tiến thân bằng con đường giáo dục. Tôi muốn nói với các bạn một chút về những ưu điểm mặc biệt của ngành giáo dục và những cách để làm sao cho mình được thông dụng...
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Nhà giáo không được tụt hậu

    24/11/2003TS Đỗ Huy ThịnhTại Hội thảo quốc tế về giảng dạy tiếng Anh tổ chức ở Trung tâm Ngôn ngữ khu vực (Singapore) mới đây, trong số hơn 500 người tham dự chỉ có một đại biểu Việt Nam. Nếu không có kinh phí của trường, có lẽ đại biểu này cũng không thể tham dự...
  • Nghĩ về Toà nhà Giáo dục Quốc gia

    11/02/2003Nguyễn Chí ThànhNăm sắp hết, Tết gần kề. Thiên thì rối lên, chộn rộn. Trong lòng vẫn cứ dửng dưng. Thong thả rẽ vào Việt nam Miếu, tìm lấy chút thanh thản. Ngoài kia nhộn nhạo quay cuồng. Trong này là một cõi khác biệt...
  • Phát triển giáo dục dưới góc nhìn của nhà giáo

    08/02/2003Giáo dục đang là mối quan tâm sâu sắc của toàn dân ta. Điều đáng nói là mối lo lắng đó ngày càng bộc lộ những cách nhìn khác biệt, những cách đánh giá trái ngược hẳn nhau về thực trạng giáo dục. Người thì cho rằng giáo dục đang trên đà phát triển tốt, tuy trước mắt còn không ít khó khăn. Trái lại, người ta cho rằng giáo dục đang xuống cấp trầm trọng. Vậy đâu là sự thật?
  • xem toàn bộ